Nhà Mạc xây dựng kinh thành ở đầu

 

Nhà Mạc xây dựng kinh thành ở đầu
Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc ở Kiến Thụy – Hải Phòng


 
Tồn tại ngắn ngủi  Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh (Hải Dương) là những danh nho đời Trần. Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển vào quân túc vệ chuyên bảo vệ hoàng cung. Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.  Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính.  Trong hai người con của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh và Mạc Chính Trung thì con cả là Đăng Doanh ngay dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong tước Dục Mỹ hầu, sớm được tham gia triều chính. Thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi và trị vì được coi là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc. Trong số các người con của Mạc Đăng Doanh đáng chú ý là người con thứ hai Mạc Phúc Tư và thứ ba là Mạc Kính Điển. Hai người đã phò giúp vua anh là Mạc Phúc Hải và vua cháu Mạc Phúc Nguyên sau này. Năm 1546, vua Mạc Phúc Hải mất, chức phụ chính đại thần vào tay Mạc Kính Điển phò tá thái tử Mạc Phúc Nguyên. 

Đầu năm 1593, quân Lê -Trịnh sau khi lấy lại Thăng Long, Dương Kinh, Tuyên Quang liền tấn công xứ Hải Đông. Mạc Phúc Tư cùng hai thân vương đưa quân chống cự không nổi đã tự vẫn tại đây. Con trai Mạc Phúc Tư là Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc Huệ Khánh cố thủ thành Dền được 5 tháng phải phá vây vì hết lương thảo. Mạc Thuần Trực chết trận còn Mạc Huệ Khánh thoát khỏi tay quân Lê - Trịnh trốn về Giáp Sơn (nay thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) đổi tên họ đi khẩn hoang, lập ấp.


 

Nhà Mạc xây dựng kinh thành ở đầu
Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn

Thành tựu và tranh cãi Nếu so sánh với bối cảnh nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau: “Các vua quỷ Uy Mục đế, vua lợn Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền” (trích đại Nam thập lục), các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân đói kém nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó.  Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay thế nhà Trần. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, sai lầm lớn nhất của nhà Mạc là ở đó. Việc thiếu vắng một minh quân với vai trò lãnh đạo, tập hợp lực lượng để đủ sức đối phó với biến loạn trong ngoài. Nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn, đã tổ chức 21 khoa thi hội, tuyển chọn được 460 tiến sĩ và 10 trạng nguyên là những hiền tài, nguyên khí của quốc gia. Thời kỳ đóng đô ở Cao Bằng, nhà Mạc vẫn tổ chức thi cử và đặc biệt đã đào tạo, tuyển chọn được một nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta trong thời kỳ phong kiến, đó là tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Rõ ràng thời kỳ vương triều Mạc đã sản sinh ra và trọng dụng nhiều người hiền tài, nhiều trí thức lớn của mọi thời đại; trong đó tiêu biểu, sáng chói nhất là trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trí rộng, đức dầy, kiến thức uyên thâm, danh nhân văn hóa. Ngẫm câu ông cha ta đã tổng kết "Thời thế tạo anh hùng" thì về mặt này nhà Mạc quả là có những đóng góp to lớn cho đất nước.  Về kinh tế, nhà Mạc có nhiều cải cách, ưu tiên cấp ruộng đất cho nông dân, binh lính; chú trọng khai khẩn ruộng đất, lập làng, đắp đê, làm đường giao thông, cầu cống, có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm, khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, mở mang giao thương trong nước và với nước ngoài. Do sự chi phối quan điểm của nhà Lê và nhà nguyễn, Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều", các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây thực sự là một vương triều tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng có có vai trò tích cực nhất định trong lịch sử Việt Nam. 

Thời gian các vị vua nhà Mạc trị vì:

+ Thái Tổ Mạc Đăng Dung trị vì từ 1527 – 1529. + Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh trị vì từ 1530 – 1540 + Mạc Hiến Tông - Mạc Phú Hải trị vì từ 1540 – 1546 + Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên trị vì từ 1546 – 1561 + Thuần Phúc Đế - Mạc Mậu Hợp trị vì từ 1562 – 1592 + Vũ An vương - Mạc Toàn trị vì từ 1592 - 1593

Theo Đời sống & Pháp luật

Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 7, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19).

Nhà Mạc xây dựng kinh thành ở đầu

Cổng thành phía Tây

Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang. Tên gọi Thành Tuyên Quang được ghi chép trong ” Đại Nam thực lục”, “Đại Nam nhất thống chí” (thời Nguyễn) về việc xây dựng Thành Tuyên Quang vào năm Thiệu Trị thứ 4 (1844).
Thành Tuyên Quang từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là biểu tượng của quyền lực phong kiến nhà Nguyễn, cùng với sự suy vong của nhà Nguyễn thành Tuyên Quang cũng là nơi chứng kiến và diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan đánh thực dân Pháp năm 1884, đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát – xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang còn hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.

Thành Tuyên Quang còn có tên gọi khác là thành nhà Mạc nhưng cho đến nay chưa thấy có tài liệu cổ sử nào nhắc đến sự ra đời của thành Tuyên Quang vào thời Mạc – thế kỷ XVI, mà chỉ dựa trên cơ sở những hiện vật tại thành như: Gạch vồ (gạch đặc trưng của thời Mạc – thế kỷ XVI), súng thần công, đồ gốm v.v… và ghi chép những đợt tu sửa thành vào thời Nguyễn. Thành Tuyên Quang được xây dựng với mục đích vừa là chỉ huy sở, vừa là đài quan sát. Xung quanh thành có hệ thống đồn ngoại vi. Đến thời Nguyễn, thành mới được xây dựng lại cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính, được triều Nguyễn coi trọng là tòa thành trấn giữ mạn Bắc, che chở cho kinh thành Thăng Long: “An biên viễn sứ Ưu Kim Ngọc Tuyên Quang vạn thuở trấn Thăng Long” (An Biên là nơi xa xôi có nhiều vàng ngọc quý Thành Tuyên từ trước đến giờ trấn giữ kinh thành Thăng Long). Suốt thời Nguyễn, thành Tuyên Quang được sử dụng làm cơ sở cho bộ máy quan lại phong kiến đương triều. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã cho tu sửa lại nhiều phần cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính. Đồng thời với việc đổi tên xứ Tuyên Quang thành tỉnh Tuyên Quang, tòa thành nhà Mạc xưa cũng được mang tên là thành Tuyên Quang (còn gọi là thành Tuyên). Yêu cầu tu bổ, gia cố thành Tuyên Quang được bắt nguồn từ thực tế của vùng đất Tuyên Quang với vị trí là nơi biên viễn có ý nghĩa quốc phòng, đồng thời cũng nhằm trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Thành tuy được xây dựng lại vào thời Nguyễn nhưng vẫn kế thừa rất nhiều đặc điểm của thành thời Mạc: Hình dáng, vị trí, cấu tạo. Cổng thành thời Nguyễn còn sử dụng rất nhiều gạch vồ của thời Mạc (thế kỷ XVI). Thành Tuyên Quang thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, là một trong những di tích thành luỹ giai đoạn nửa cuối thế kỷ thứ XVI. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh chống quân triều đình nhà Nguyễn của các cuộc khởi nghĩa nông dân; các trận đánh Pháp của liên quân Việt – Trung; đánh phát xít Nhật giành chính quyền cách mạng, mít tinh chào mừng ngày giải phóng thị xã tháng 8 năm 1945; nơi đặt Tổng trạm tù binh Pháp trao trả cho Chính phủ Pháp sau chiến thắng Điện Biên Phủ; nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân Tuyên Quang khi Người về thăm Tuyên Quang sau 6 năm xa cách kể từ khi rời căn cứ địa về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Đây là một trong số ít toà thành còn lại trong cả nước. Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng thành Tuyên Quang còn giữ lại được những phần cơ bản của một toà thành quân sự, hành chính của chế độ phong kiến Việt Nam, đó là dấu tích vô cùng có ý nghĩa đối với vùng đất được gọi là “Phên dậu của kinh thành Thăng Long”, là “bức thành thép của quốc gia” như rất nhiều sử gia đã nhận xét.

Cho đến nay, Thành Tuyên Quang là một biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên Quang, là một trong số ít tòa thành còn lại trong cả nước. Sau khi được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia, di tích đã được Chính phủ phê duyệt phục hồi, bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy tác dụng giáo dục, nghiên cứu. Tại khu di tích đang được triển khai phục dựng, tu bổ một số hạng mục như hai cổng thành, 140m tường thành còn lại.