Làm thế nào để nhập hàng từ nước ngoài về năm 2024

Lĩnh vực xuất nhập khẩu là lĩnh vực đặc thù. Vì vậy, thủ tục trong lĩnh vực này cũng khá phức tạp. Hy vọng một số lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện quá trình nhập khẩu hàng hóa dễ dàng hơn.

Xin giấy nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

Khi nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, bạn nên cẩn thận với việc xin giấy phép trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Làm thế nào để nhập hàng từ nước ngoài về năm 2024

_Lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa_

Bạn không cần xin giấy phép xuất khẩu đối với mọi mặt hàng. Và đối với giấy phép nhập khẩu cũng như vậy. Chỉ những mặt hàng nằm trong diện quản lý đặc biệt, hàng hạn chế hoặc hàng nhập khẩu có điều kiện mới cần xin giấy phép. Nhưng các loại hàng hóa nhập khẩu đều có đặc điểm chung, chính là kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo chất lượng tiêu thụ trên thị trường.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa và giao/ nhận hàng nhập khẩu

Một trong những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa chính là khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa khi giao nhận hàng.

Việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa vừa để đảm bảo uy tín cho đơn vị xuất khẩu, vừa để bảo vệ quyền lợi cho chính bạn. Vì vậy, trước khi nhập khẩu, hãy chú ý đến chất lượng, số lượng hàng hóa nhé.

Thuê phương tiện vận tải

Lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu, cả đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu đều cần có phương án để lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp.

Làm thế nào để nhập hàng từ nước ngoài về năm 2024

_Tìm đơn vị vận chuyển uy tín là lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa vô cùng quan trọng_

Đối với đơn vị xuất khẩu

– Lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa bạn nên trao đổi, đàm phán với các đơn vị vận chuyển về thời gian vận chuyển, giá cước.

– Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, có chuyến vận chuyển phù hợp với lịch trình. Ngoài dịch vụ vận chuyển, có thể tham khảo thêm dịch vụ phát sinh khác như bốc xếp.

– Kiểm tra hàng trước và trong khi giao cho bên vận chuyển, ký biên bản giao hàng đầy đủ.

– Nếu có thông tin phát sinh, cần bổ sung cho bên vận chuyển nắm được tình hình.

– Việc thanh toán cước phí sẽ do hai bên thỏa thuận.

Đối với đơn vị nhập khẩu

Quá trình thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu cũng giống như khi xuất khẩu. Bên cạnh đó, đơn vị nhập khẩu cần trao đổi với đơn vị xuất khẩu để nắm rõ lịch trình của chuyến vận tải như: thời gian khởi hành, thời gian dự kiến đến,…

Mua bảo hiểm hàng hóa nếu cần

Mặc dù khi nhập khẩu, việc mua bảo hiểm hàng hóa không phải là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, để tránh tổn thất khi có sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển thì bạn cũng nên xem xét đến việc mua bảo hiểm.

Làm thủ tục hải quan

Trước khi nhận hàng hóa, đơn vị nhập khẩu cần làm thủ tục khai báo hải quan. Một số vấn đề cần lưu ý trong khâu này là: áp đúng mã số hàng hóa, xác định đúng mức thuế.

Làm thế nào để nhập hàng từ nước ngoài về năm 2024

_Nguyên Đức sẽ hỗ trợ bạn trong mọi giai đoạn xuất, nhập khẩu_

Xác nhận thanh toán

Một lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa khá quan trọng, chính là khâu thanh toán. Những vướng mắc trong thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho cả hai bên. Chính vì lẽ đó, bạn nên kiểm tra các điều khoản có trong hợp đồng thật cẩn thận, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để tránh rủi ro xảy ra.

Giải quyết tranh chấp nếu có

Việc tranh chấp trong quá trình giao dịch là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều vấn đề phát sinh giữa các bên như: hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng. Để tránh những hệ quả không đáng có cho đối tác cũng như cho doanh nghiệp của bạn, bạn nên rà soát hợp đồng thật cẩn thận, nên quy định thêm điều khoản về việc giải quyết tranh chấp (nếu có).

Trên đây là một số lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa mà bạn cần biết khi muốn nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Và để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Nguyên Đức triển khai dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, giá rẻ.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài cần có hồ sơ chứng từ, giấy phép, phương thức thanh toán đến việc khai báo hải quan… Bài viết sau đây sẽ mô phỏng chi tiết hơn về thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cho quý khách tham khảo.

Trước đây, “hàng xách tay” trở thành hiện tượng siêu hot vì thế nhiều cá nhân kinh doanh chọn phương pháp xách tay để mang hàng về buôn bán. Tuy nhiên việc này cũng gây không ít rắc rối cho người nhập hàng. Thứ nhất là không thể xuất hoá đơn đảm bảo nguồn gốc, thứ hai chỉ có thể mang hàng về với số lượng rất ít, hơn thế nếu không may bị cơ quan nhà nước phát hiện bạn có khả năng cao sẽ bị gán mác vận chuyển “hàng buôn lậu”. Vì đó mà các hộ kinh doanh cá thể ý thức hơn, từ từ dần tiến tới thành lập doanh nghiệp để có thể hợp phức hóa việc nhập khẩu hàng nước ngoài về kinh doanh.

Làm thế nào để nhập hàng từ nước ngoài về năm 2024

Thủ tục chính trong nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước

Loại hình nhập kinh doanh là loại hình phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa được nhập từ nước ngoài về để phục vụ công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Lượng hàng này được các doanh nghiệp bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất,..

Một số loại hàng hoá phổ biến được nhập khẩu từ loại hình nhập kinh doanh:

+ Nhập hàng mỹ phẩm từ Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc như sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da,..

+ Nhập hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, các thiết bị điện tử chủ yếu từ Trung Quốc,..

+ Nhập khẩu gỗ từ Lào để làm nguyên liệu sản xuất nội thất, đồ dùng chất liệu gỗ,..

+ Nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ nước ngoài tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng,..

Không phải bất cứ hàng nào cũng có thể nhập khẩu vào trong nước mà mặt hàng phải được công bố hợp quy theo quy định của Pháp luật. Vì vậy trước khi tiến hành khâu nhập hàng bạn phải tìm hiểu kỹ hàng hóa của bạn có nằm trong danh sách hàng cấm hay không để nhanh chóng xin giấy phép nhập khẩu.

Làm thế nào để nhập hàng từ nước ngoài về năm 2024

Lưu ý một số loại hàng hoá bị cấm vận

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam

Trước khi tiến hành nhập khẩu hàng từ đối tác nước ngoài vào nước bạn phải chắc chắn đối tác của mình là đơn vị kinh doanh uy tín, kinh nghiệm nhiều năm. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro, phiền phức trong quá trình nhập hàng và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình. Và sau đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam:

Ký hợp đồng ngoại thương

Bước đầu tiên là tiến hành đàm phán để ký hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Sau đó hai bên có thể thỏa thuận cùng nhau để thống nhất những điều kiện liên quan, trong hợp đồng sẽ có một số mục điều khoản chính như sau:

– Tên hàng/ mã hàng

– Quy cách hàng hoá

– Số lượng/ trọng lượng hàng hoá

– Giá cả

– Cách đóng gói

– Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW,..)

– Thời gian giao hàng

– Chứng từ hàng hoá từ đối tác kinh doanh

Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu

Nếu là đơn hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB, CIF, CNF thì nhà nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Còn đối với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì đối tác bán hàng sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng đến kho của bạn. Người nhập khẩu phải cung cấp giấy tờ chứng từ cần thiết để kê khai hải quan. Sau khi được kiểm tra chính xác thông tin của lô hàng thì người khai báo sẽ nhận được kết quả phân luồng kiểm tra từ hệ thống hải quan điện tử:

+ Luồng xanh : Cho phép hàng hóa được thông quan mà không cần chứng từ.

+ Luồng vàng : Người nhập khẩu cần mang chứng từ gốc đến cho cơ quan hải quan kiểm tra.

+ Luồng đỏ : Là hiệu lệnh của cơ quan hải quan bắt buộc phải kiểm hàng hóa trong kho ngoại quan.

Sau khi nộp thuế thông quan và trình ký hải quan cổng, bãi thành công thì bước này xem như hoàn tất. Quá trình làm thủ tục hải quan cũng khá phức tạp về mặt giấy tờ và trình ký vì vậy bạn có thể tìm đến các đơn vị dịch vụ thông quan có kinh nghiệm làm thay.

Chuyển hàng về kho

Ở bước này chủ doanh nghiệp sẽ chuẩn bị phương tiện vận tải để tiếp hàng về kho. Thông thường chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải để vận chuyển hàng hoá.

Đơn vị dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa uy tín nhất Việt Nam

Mison Trans – đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa uy tín nhất TPHCM

Mison Trans là đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa uy tín giữa trong nước và thế giới, được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Thấu hiểu được nguyện vọng của mình, chúng tôi không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả công việc, tạo nên uy tín của thương hiệu trong lòng mỗi khách hàng.

Hàng hóa nhập khẩu cần những giấy tờ gì?

Giấy tờ bắt buộc.

Hợp đồng thương mại (Sales Contract) ... .

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ... .

Phiếu chi tiết hàng hóa (Packing List) ... .

Vận đơn (Bill of Lading).

Tờ khai hải quan (Customs Declaration) ... .

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) ... .

Thư tín dụng (Letter of Credit) ... .

Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate).

Nhập khẩu hàng hóa là gì?

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Xuất khẩu ra nước ngoài là gì?

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.