Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế năm 2024

Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, tùy vào từng trường hợp, các doanh nghiệp sẽ cần đến các mẫu công văn đề nghị. Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ tất cả loại mẫu công văn đề nghị và gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo.

Vậy mẫu công văn đề nghị gồm những loại nào? Hãy cùng Replus tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế năm 2024

Công văn là một loại văn bản hành chính thường được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, công văn còn được xem là công cụ giao tiếp chính thức giữa các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cấp, bộ phận trong công ty.

Mẫu công văn đề nghị là loại văn bản hành chính, được cá nhân hoặc tổ chức sử dụng nhằm thể hiện nguyện vọng, mong muốn về các yêu cầu cần thực hiện được trình bày một cách cẩn thận, rõ ràng và gửi lên các cơ quan, bộ phận cấp dưới, cấp trên hoặc bộ phận ngang cấp để đề nghị, yêu cầu cung cấp các thông tin hay giải quyết công văn có liên quan đến quyền hạn và lợi ích cá nhân.

Hiện nay, mẫu công văn đề nghị được thực hiện ngày càng nhiều trong các tổ chức, công ty và các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Với vai trò tham gia điều phối hoạt động giao dịch kinh doanh, giúp doanh nghiệp hoặc các tổ chức có thể thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình tốt hơn.

Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp 2024

Một số đặc điểm của mẫu công văn đề nghị

Để sử dụng mẫu công văn đề nghị đúng yêu cầu, đúng mục đích của công văn trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp/ tổ chức cần chú ý một số đặc điểm sau:

– Mẫu công văn đề nghị không được xem là văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy, trình tự, thủ tục thực hiện công văn được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi trong trường hợp giải quyết công việc khẩn cấp.

– Mẫu công văn đề nghị có nhiều loại, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong nhiều lĩnh vực.

– Công văn chỉ áp dụng đối với cá nhân/tổ chức nhận được mẫu công văn đề nghị từ đơn vị cấp trên gửi đến.

– Mẫu công văn đề nghị chỉ nên chứa một nội dung chính, người làm đơn không nên chèn quá nhiều thông tin, hạn chế lan man, nội dung không đúng trọng tâm.

– Mẫu công văn đề nghị cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc và chọn lọc từ ngữ phù hợp với văn phông Việt Nam, mang tính chất thuyết phục.

Tổng hợp một số mẫu công văn đề nghị phổ biến hiện nay

Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế năm 2024

Mẫu công văn đề nghị có đa dạng các loại với từng mục đích khác nhau được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ hết tất cả loại công văn đề nghị. Sau đây, Replus sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp một số mẫu công văn đề nghị được sử dụng phổ biến hiện nay.

Mẫu công văn đề nghị thanh toán và yêu cầu thanh toán nợ

Đề nghị thanh toán là dạng yêu cầu thanh toán các khoản chi trả dựa trên thỏa thuận tại thời điểm thống nhất các điều kiện theo quy định pháp luật. Mẫu công văn đề nghị thanh toán là bản công văn hành chính được lập ra với mục đích ghi chép về việc đề nghị thanh toán các khoản tiền theo hợp đồng dựa trên sự thống nhất của hai bên tham gia.

Ngoài ra, giấy đề nghị thanh toán còn dùng để yêu cầu thanh toán các khoản tiền đến hạn, hoặc khoản tiền chưa được tạm ứng hoặc thanh toán. Mẫu giấy đề nghị thanh toán được xem là công cụ mang tính truyền đạt thông tin giữa bên thanh toán và bên cần thanh toán.

Bên cạnh đó, mẫu công văn đề nghị thanh toán cần được thực hiện rõ ràng, các thông tin thanh toán được trình bày minh bạch theo thỏa thuận để các bên chủ thể tham gia có thể nắm được.

Thông qua mẫu công văn đề nghị thanh toán được gửi đến, bộ phận kế toán giữa các bên có nhiệm vụ sẽ làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để nhận bàn giao tiền một cách công khai, minh bạch. Điều này, nhằm tránh những rủi ro bất cập có thể xảy đến giữa hai bên chủ thể tham gia.

Mẫu tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN DOANH NGHIỆP:

Số: ……

……, ngày … tháng … năm 2024

ĐƠN YÊU CẦU THANH TOÁN CÔNG NỢ

Kính gửi: [Tên và Địa chỉ của Doanh nghiệp bị đề nghị thanh toán]

Căn cứ vào Hợp đồng số … ngày … tháng … năm …, được ký kết giữa Công ty ……… và Công ty ……… về việc ………………………………………………………………………………………..;

Dựa trên Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị …………………………………………….;

Theo quy định của ……………………………..……………………………………………………….;

Theo ………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi đã thực hiện Hợp đồng số … ngày … tháng … năm …, bằng cách bàn giao đầy đủ hàng hoá và tài liệu theo quy định tại Điều … của hợp đồng. Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị đã được ký vào ngày … tháng … năm ….

Theo Điều khoản [Thanh toán hợp đồng] (Điều …), bên Mua cam kết thanh toán …% giá trị hợp đồng trong vòng … ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa.

Theo Điều khoản [Thanh lý và nghiệm thu] (Điều …), Quý Công ty đã thanh toán chậm … ngày (từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …) so với tiến độ quy định tại Hợp đồng này.

Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị Quý Công ty thanh toán …% giá trị hợp đồng, tương đương với số tiền:

Bằng số: ……………… VNĐ

Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………

Tên tài khoản: ……………………………………………………………………………………….

Số tài khoản: …………………. – Ngân hàng ………………… – Chi nhánh ………………….

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Công ty.

Trân trọng!

[Chức vụ và Tên người ký]

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu công văn đề nghị hợp tác, phối hợp

Việc hợp tác với các đối tác kinh doanh tiềm năng là nhu cầu quan trọng, cần thiết đối với mọi cá nhân/ tổ chức. Hợp tác là việc mà các bên cùng nhau hợp sức, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc hướng đến một mục tiêu chung. Mục đích của việc này giúp các doanh nghiệp nâng cao cơ hội mở rộng mối quan hệ với các đối tác lớn.

Mẫu công văn đề nghị hợp tác, phối hợp là văn bản hành chính được sử dụng trong trường hợp đại diện cơ quan/tổ chức đưa ra yêu cầu và đề nghị hợp tác, cùng nhau phối hợp để tiến hành thực hiện một số hoạt động nhằm đạt những mục tiêu chung được thống nhất và đề ra.

Nội dung của mẫu công văn đề nghị hợp tác, phối hợp cần đưa ra nội dung công việc rõ ràng và lời đề nghị hợp tác cụ thể để giải quyết công việc được đề ra trong phạm vi công văn yêu cầu.

Mẫu tham khảo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG TY [Tên Công Ty]

Số: ……/CV – ……

(V.v: Đề nghị phối hợp thực hiện)

[Địa chỉ của công ty],

[Ngày ….. tháng ….. năm …..]

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ PHỐI HỢP

Kính gửi: – Công ty [Tên công ty]……….

Phòng/Ban [Tên phòng/ban]……….

Ông/Bà [Họ và tên], Trưởng Phòng/Ban [Chức vụ]……….

Ngày …. tháng …. năm……, Phòng/ban………. [Tên phòng ban được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công việc] đã nhận được văn bản số ……/… của Công ty [Tên công ty] đề nghị thực hiện công việc ……………… [Tên công việc được yêu cầu thực hiện].

Sau một thời gian thực hiện, chúng tôi nhận thấy giữa …………….. và ………….. không có sự phối hợp trong quá trình thực hiện công việc dẫn tới kết quả đạt được không như mong đợi.

Do vậy, chúng tôi kính đề nghị Công ty [Tên công ty, đơn vị yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công việc] xem xét và có biện pháp phối hợp với hoạt động ……………………. của Phòng/Ban chúng tôi, cụ thể như sau:

Điều 1. Mục đích

Đề nghị Công ty [Tên công ty, đơn vị, phòng ban được yêu cầu phối hợp] phối hợp với Phòng/Ban [Tên phòng ban] chúng tôi trong quá trình chuẩn bị, thực hiện công việc ………………[Tên công việc thực hiện] theo văn bản/chỉ đạo/……………………….

Điều 2. Lý do đưa ra đề nghị

[Nêu các lý do đưa ra đề nghị phối hợp] ……………………………………

…………………………………………………………………………………………

**Điều 3. Quá trình phối hợp thực hiện công việc/trách nhiệm/………

Phối hợp trong quá trình chuẩn bị [Nêu chi tiết các công việc cần thực hiện] ……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Phối hợp trong quá trình thực hiện [Nêu chi tiết các công việc cần thực hiện] ……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Kết quả đặt ra [Nêu yêu cầu kết quả cần đạt được] ……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Phòng/ban chúng tôi kính gửi Công ty [Tên cơ quan, đơn vị, phòng ban được yêu cầu phối hợp] xem xét đề nghị trên. Kính mong Công ty chấp nhận Công văn đề nghị phối hợp này của chúng tôi và có các hành động phối hợp thực tế để việc thực hiện công việc/nhiệm vụ……….. được phân công của Phòng/Ban chúng tôi hoàn thành tốt đẹp và thành công.

Trân trọng ./.

Nơi nhận:

Như trên;

Lưu: VT; ….

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ / PHÒNG / BAN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng

Mẫu công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng được hiểu là văn bản thể hiện ý muốn đề nghị dừng hợp đồng đang thực hiện của một bên chủ thể gửi đến bên còn lại trong mối quan hệ tham gia ký kết hợp đồng.

Việc chấm dứt hợp đồng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do các quyền và nghĩa vụ không còn được đảm bảo, bên bị thiệt hại được phép yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi không muốn tiếp tục thực hiện các điều khoản trên hợp đồng.

Mẫu công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng sẽ được gửi đến chủ thể còn lại, nếu có thiệt hại về tài sản, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên còn lại bồi thường bằng với giá trị bị tổn thất. Sau khi công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng được ký kết, mối quan hệ hợp đồng của hai bên sẽ kết thúc, hai chủ thể sẽ không còn quyền và nghĩa vụ với nhau.

Mẫu đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng

Mẫu tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG TY [Tên Công Ty]

Số: …/CV-…

V/v Đề nghị chấm dứt hợp đồng

[Địa chỉ của công ty],

…., ngày …tháng …năm…

Kính gửi: [Tên công ty]

Tên công ty: ………..

Địa chỉ: ………

Mã số thuế: ………

Điện thoại: ……….. Fax: ………

Đại diện: ………… Chức vụ :………

Mã khách hàng: ……….

Căn cứ…….;

Căn cứ hợp đồng ……..;

Căn cứ điều kiện thực tế thực hiện hợp đồng;

Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên;

Hiện tại chúng tôi đang giao kết hợp đồng thực hiện ……….. của Quý Trung tâm. Nay công ty ……. xin thông báo đến quý công ty ……… về việc đề nghị chấm dứt hợp đồng số ……… vì các lý do sau:

1……

2.…

3.……

Nay chúng tôi kính mong ngừng sử dụng/ngừng thực hiện hợp đồng giao kết thực hiện …..…. kể từ ngày …./…../…….

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

Như trên;

Lưu: VT;

Trưởng phòng hành chính

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ

Hỗ trợ là hành động giúp đỡ giữa cá nhân/tổ chức với nhau nhằm giảm bớt những khó khăn trong vấn đề công việc mà cá nhân, tổ chức đang gặp phải. Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ là mẫu công văn hành chính được các phòng ban thực hiện và gửi lên cơ quan cấp trên để đưa ra những yêu cầu hỗ trợ các khoản khó khăn như kinh phí, nội thất, trang thiết bị, lực lượng nhân sự,…

Mục đích của việc lập mẫu công văn đề nghị hỗ trợ nhằm giúp các phòng ban có thể giảm bớt gánh nặng về kinh phí và tập trung hoàn thành tốt công việc được giao. Trên mẫu công văn đề nghị hỗ trợ, các đơn vị cần ghi cụ thể các yêu cầu cần hỗ trợ, số lượng nhân viên cũng như số tiền cần được giúp đỡ để cấp trên có thể nắm bắt nhu cầu và đáp ứng phù hợp cho từng phòng ban.

Mẫu tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

Số: ……/CV – ……

(V.v: Đề nghị hỗ trợ …………..)

[Địa chỉ của cơ quan],

……………………, ngày ….. tháng ….. năm …..

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Về việc: ………………………………)

Kính gửi: [Cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp] ……………………………..

Căn cứ Quyết định/Công văn số ……/…… của ………………..[Tên cơ quan ban hành Công văn/quyết định] về việc …………. [Tên công việc, nhiệm vụ cần thực hiện]

Căn cứ Biên bản họp thống nhất về việc thực hiện …………………………… ngày …../…../…… của….. [Tên đơn vị, phòng ban đảm nhiệm thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao]

Căn cứ …………………………………………………………………….

Nay, ……………………… [Tên đơn vị, phòng ban đảm nhiệm thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao] làm Công văn này đề nghị ……………………. [Tên cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp] hỗ trợ ………………….. [kinh phí, nhân sự….] để ……………….. thực hiện………….. [nhiệm vụ, công việc được giao] được thành công tốt đẹp.

Yêu cầu hỗ trợ cụ thể như sau: [Nêu chi tiết về yêu cầu cần hỗ trợ]

Thời gian cần hỗ trợ: ……………………..

Số lượng nhân sự (số tiền, trang thiết bị cần hỗ trợ): …………………….

Rất mong nhận được sự xem xét và hỗ trợ từ …………….[Cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp].

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

Như trên;

Lưu: VT; ….

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

(Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu công văn đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội

Sau khi người lao động dừng việc đóng bảo hiểm, hoạt động chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện bởi đơn vị quản lý bảo hiểm xã hội. Mẫu công văn đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội là văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu tham gia đóng các khoản phí bảo hiểm gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đến khi người lao động kết thúc việc thực hiện đóng bảo hiểm.

Quá trình thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội bao gồm thu thập các thông tin liên quan đến tiền đóng bảo hiểm, thời gian tham gia bảo hiểm và các lợi ích khác từ bảo hiểm xã hội. Điều này, nhằm bảo vệ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm cho người lao động và đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc đóng bảo hiểm xã hội.

Mẫu tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn vị: [Tên đơn vị] Số:………………….

……………., ngày …. tháng … năm ……..

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội………………………………………………

Tên đơn vị: …………………………………………………………

Mã số quản lý: ………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Nội dung:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Lý do:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết theo quy định.

Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ thông tin về tổng hợp mẫu công văn đề nghị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà Replus cung cấp đến cho các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm được một số mẫu công văn quan trọng để sử dụng đúng mục đích trong hoạt động kinh doanh khi có nhu cầu.

Chấm dứt hợp đồng kinh tế là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế có thể hiểu là trường hợp một bên tham gia trong quan hệ hợp đồng muốn chấm dứt việc thực hiện hợp đồng mà không cần phải thoả thuận, không cần được sự đồng ý của bên còn lại trong quan hệ hợp đồng mà theo pháp luật dân sự, luật thương mại và các văn bản liên quan đến hợp đồng kinh ...

Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế phải báo trước bao nhiêu ngày?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động thì người sử dụng lao động phải thông báo trước ít nhất 45 ngày.

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?

Theo luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn luật sư TP. HCM), thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là việc thỏa thuận chấm dứt các điều khoản trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên (người sử dụng lao động và người lao động) trong quan hệ lao động được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động.

Có các loại hợp đồng gì?

2.1 Hợp đồng mua bán tài sản. ... .

2.2 Hợp đồng bảo hiểm. ... .

2.3 Hợp đồng vận chuyển tài sản (hàng hóa) ... .

2.4 Hợp đồng vận chuyển hành khách. ... .

2.5 Hợp đồng đại lý ... .

2.6 Hợp đồng vay vốn. ... .

2.7 Hợp đồng thuê khoán. ... .

2.8 Hợp đồng dịch vụ.