Vi phạm trật tự xây dựng là gì

  • Thư viện pháp luật
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Xây dựng - Đô thị

Pháp luật hiện hành quy định có những hình thức nào để xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị?

Nội dung này được Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật tư vấn như sau:

  • Đào ao sâu, có phải bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề không?
  • /
  • Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là gì?
  • /
  • Phân loại công trình xây dựng

Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để.

Điều 4 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

- Ngừng thi công xây dựng công trình;

- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm;

- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm;

- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;

- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .


Vi phạm trật tự xây dựng là gì

Căn cứ pháp lý:

Người trả lời:

Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật

  • Vi phạm trật tự xây dựng là gì
  • Click để xem thông tin

Vi phạm trật tự xây dựng là gì

Vi phạm trật tự xây dựng là gì

Vi phạm trật tự xây dựng là gì

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Hỏi đáp pháp luật được tốt hơn!

  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

Cho tôi hỏi trong việc quản lý trật tự xây dựng thì Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền như thế nào? Việc quản lý trật tự xây dựng được bắt đầu thực hiện từ khi nào? Với các nội dung gì? - Câu hỏi từ anh Hiếu đến từ Bình Chánh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý trật tự xây dựng?

Vi phạm trật tự xây dựng là gì

Quản lý trật tự xây dựng (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 4 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý trật tự xây dựng như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn (trừ công trình bí mật nhà nước).

- Ban hành các quy định về:

+ Quản lý trật tự xây dựng;

+ hân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn.

+ Phân cấp, ủy quyền tiếp nhận thông báo khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng, trường hợp công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020) cần bổ sung thêm các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý trật tự xây dựng?

Tại khoản 5 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trong việc quản lý rật tự xây dựng Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sẽ:

- Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý trật tự xây dựng được bắt đầu thực hiện từ khi nào với nội dung ra sao?

Theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có nêu như sau:

Quản lý trật tự xây dựng
1. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đua vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.
2. Nội dung về quản lý trật tự xây dựng:
a) Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
3. Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng phải yêu cầu dừng thi công, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.

Theo đó thì việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đua vào sử dụng. Và sẽ thực hiện với các nội dung được nêu tại quy định trên.