Thanh lý ô tô xử lý như thế nào

Trường hợp đúng quy định thì thủ tục để hủy bỏ là gì? Trường hợp không đúng quy định thì phải xử lý như thế nào (vì ô tô quá mục nát, không có đơn vị nào chấp nhận mua lại).

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2018) thì tài sản công được thanh lý theo một trong các hình thức: Phá dỡ, hủy bỏ hoặc bán thanh lý.

Trong đó, việc thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ thường được áp dụng đối với nhà, công trình, vật kiến trúc và các tài sản khác không sử dụng được theo công năng ban đầu hoặc theo quy định không đủ điều kiện để sử dụng theo công năng ban đầu (ví dụ: xe ô tô tải, xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở lên đã hết niên hạn sử dụng).

Việc quyết định hình thức thanh lý do cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hình thức thanh lý theo phương thức phá dỡ, hủy bỏ, trình tự thủ tục tổ chức thực hiện phá dỡ, hủy bỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

Vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được xử lý theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

Chinhphu.vn


Cho hỏi điều kiện thanh lý xe ô tô công hiện nay? Việc thanh lý xe ô tô công được thực hiện theo các hình thức nào? Câu hỏi của anh Giang đến từ Bến Lức, Long An.

Điều kiện thanh lý xe ô tô công theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, quy định như sau:

Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và thay thế xe ô tô phục vụ công tác
...
4. Xe ô tô không thuộc quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Đã quá thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định;
b) Đã sử dụng trên 200.000 km đối với xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đã sử dụng trên 250.000 km đối với xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn còn lại.
c) Chưa đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá).

Như vậy, các loại xe ô tô công không thuộc trường hợp phục vụ cho các chức danh quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 04/2019/NĐ-CP sẽ được thanh lý nếu đáp ứng 03 điều kiện nêu trên.

Thanh lý ô tô xử lý như thế nào

Điều kiện thanh lý xe ô tô công hiện nay? Việc thanh lý xe ô tô công được thực hiện theo các hình thức nào? (Hình từ internet)

Có các hình thức thanh lý xe ô tô công nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, thanh lý ô tô công thực hiện theo quy định như sau:

Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
...
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

Như vậy, thanh lý xe ô tô công được thực hiện theo các hình thức: (i) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán; (ii) Bán.

Thanh lý ô tô công theo hình thức bán được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
...
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

Tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về bán tài sản công của nhà nước như sau:

Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:

Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán
1. Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
3. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
4. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này; việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
5. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
6. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

Như vậy, việc thanh lý xe ô tô công theo hình thức bán được thực hiện theo các quy định trên.

Thẩm quyền thanh lý xe ô tô công thuộc về ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Như vậy, chỉ có các cơ quan nêu trên mới được phép quyết định thanh lý xe ô tô công.