Giáo án luyện tập tóm tắt văn bản tự sự năm 2024

HS ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt VB tự sự - Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự. B. Chuẩn bị - Sgk, sgv, bài soạn, xem lại bài “ Tóm tắt VB tự sự ” ở lớp 8 - Bảng phụ C . Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra : ở sự phát triển nghĩa của từ vựng? Làm Bài tập 4 2. Giới thiệu bài : Ở lớp 8 các em đã học tóm tắt VB tự sự. Vậy thế nào là tóm tắt VB tự sự : dùng lời văn của...

Chủ đề:

  • ôn tập văn học
  • hướng dẫn làm tập làm văn
  • giáo án ngữ văn
  • tài liệu văn học
  • ngữ văn trung học

Giáo án luyện tập tóm tắt văn bản tự sự năm 2024

Nội dung Text: Tiết 20 :LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

  1. Tiết 20 : LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. Mục tiêu cần đạt - HS ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt VB tự sự - Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự. B. Chuẩn bị - Sgk, sgv, bài soạn, xem lại bài “ Tóm tắt VB tự sự ” ở lớp 8 - Bảng phụ C . Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra : ở sự phát triển nghĩa của từ vựng? Làm Bài tập 4 2. Giới thiệu bài : Ở lớp 8 các em đã học tóm tắt VB tự sự. Vậy thế nào là tóm tắt VB tự sự : dùng lời văn của mình để trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và n/v quan trọng ) của VB Các bước tóm tắt - Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề VB - Xác định nội dung chính cần tóm tắt - Sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý - Viết thành văn bản tóm tắt 3. Bài mới
  2. Hoạt động của giáo viên - học Nội dung cần đạt sinh Hoạt động 1 I.Sự cần thiết của việc tóm tắt VB tự HS đọc 3 tình huống a. b. c 1. Tình huống HS thảo luận nhóm 4 người : 2/ a. Tóm tắt phim Câu hỏi 2 a,b b. Tóm tắt VB c. Tóm tắt Tác phẩm Trình bày nhận xét 2. Nhận xét a. Cần tóm tắt VB tự sự - Giúp người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện - Làm nổi bật sự việc, n/v chính → ngắn gọn, dễ nhớ b. Các tình huống cần tóm tắt HS nêu 1 số tình huống cần phải - Lớp trưởng báo cáo một vụ vi phạm nội quy. tóm tắt VB tự sự. - Chú bộ đội kể chuyện bắt tên trộm xe - Công tố viên tóm tắt bản án trong phiên toà. → Việc tóm tắt rất gần gũi và cần thiết trong cuộc sống II. Thực hành tóm tắt một VB tự sự Bài 1 Hoạt động 2. HS đọc bài 1. * Ưu điểm: bám sát vào nhân vật chính, nêu tương đối đầy HS thảo luận nhóm đôi đủ các sự việc chính, trình bày bằng lời của mình.
  3. HS trả lời. * Nhược điểm: a) Các sự việc chính chưa đầy đủ - Thiếu sự việc : hai cha con ngồi với nhau, TS hiểu ra nỗi oan của vợ. => Đó là sự việc quan trọng vì nó chứng tỏ TS hiểu ra nỗi oan từ lúc đó chứ không phải đến khi Phan Lang trở về. b) Sự việc 7 chưa hợp lý Cần sửa lại : TS nghe Phan Lang kể bèn lập đàn giải oan. Bài 2. Tóm tắt VB “Chuyện người con gái Nam Xương” HS đọc bài2:1 HS làm bài miệng, Bài 3. Rút gọn VB tóm tắt. các HS khác viết “Chuyện người con gái Nam Xương” HS đọc bài 3 => Mục đích tóm tắt : giúp người đọc nắm được nội dung 1 HS làm miệng bài 3, các HS chính của VB khác viết vào vở BT Yêu cầu : ngắn gọn nhưng đầy đủ n/v sự việc chính ? Từ các BT trên, trình bày mục * Ghi nhớ Tóm tắt một VB tự sự là cách làm giúp người đích yêu cầu của việc tóm tắt VB đọc, người nghe nắm được nội dung chính của VB đó. tự sự ? VB tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ HS trả lời các sự việc và NV chính, phù hợp với VB được tóm tắt. HS đọc ghi nhớ III. Luyện tập
  4. HS làm việc cá nhân Trình bày miệng Bài 2. Tóm tắt một chuyện được chứng kiến D.Củng cố – dặn dò - Mục đích yêu cầu tóm tắt - BT1 ( Tr 59 sgk )

Trong quá trình học tập của các em học sinh ở hiện tại và sắp tới trong tương lai khi các em làm những công việc mơ ước của mình thì việc viết nội dung, tạo văn bản là công việc cơ bản thiết yếu mà ai ai cũng cần phải làm. Tùy vào tính chất bài học và công việc mà có sự phân loại về nội dung và cách thức. Các em cần phải trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng khác nhau để làm được những công việc này. Trong số đó phải kể đến kỹ năng tóm tắt văn bản, tóm tắt nội dung. Và ở bài viết này, HOCMAI sẽ giúp các em học sinh đang học chương trình ngữ văn lớp 8 chuẩn bị bài Soạn bài tóm tắt văn bản tự sự trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1 trang 60 và 61.

I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Câu 1: Trong cuộc sống hàng ngày đời thường, có những văn bản tự sự mặc dù chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi chép lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo, truyền đạt cho người khác thì ta cần phải tóm tắt văn bản tự sự đó.

Câu 2: Từ gợi ý trên, theo em, như thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ? Các em hãy suy nghĩ và đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu sau:

  1. Ghi lại đầy đủ và chi tiết mọi ý của văn bản tự sự.
  1. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
  1. Kể lại một cách sáng tạo, hoặc có thêm sự đổi mới về nội dung của văn bản tự sự.
  1. Phân tích nội dung, giá trị và ý nghĩa của văn bản tự sự.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: Mục đích của việc tóm tắt văn bản là: ghi lại nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo và truyền đạt cho người khác.

Câu 2: Đáp án đúng ở đây là (b) ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Đọc văn bản tóm tắt dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn lựa chọn một chàng rể xứng đáng. Thủy Tinh và Sơn Tinh cùng một lúc đến cầu hôn với nàng. Cả hai đều rất có tài, vua Hùng không biết gả con gái mình cho ai, bèn ra điều kiện thách đố với hai chàng rể để lựa chọn. Sơn Tinh đã thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa nàng về núi. Thuỷ Tinh tức giận dáng nước đánh Sơn Tinh nhưng đề thua cuộc. Từ đó năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều gặp kết cục thất bại.

  1. Văn bản tóm tắt ở trên kể lại nội dung của văn bản/tác phẩm nào? Dựa vào yếu tố nào mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được đầy đủ nội dung chính của văn bản/tác phẩm ấy hay không?
  1. Văn bản tóm tắt trên có những điểm gì khác so với văn bản gốc/tác phẩm(về độ dài, về số lượng nhân vật, về lời văn, sự việc,…)?
  1. Từ việc tìm hiểu trên, các em hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Trả lời:

  1. Văn bản trên tóm tắt lại văn bản “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, dựa vào nội dung cốt truyện của văn bản mà ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó. Văn bản trên đã tóm tắt được một cách đầy đủ và chính xác nội dung chính, mạch câu chuyện của văn bản.
  1. Đoạn văn khác với văn bản gốc ở chỗ :

– Số lượng từ: ít hơn.

– Số lượng nhân vật và sự việc: ít hơn vì chỉ nhắc đến các nhân vật chính và những sự kiện quan trọng.

– Lời văn: không phải trích nguyên văn từ tác phẩm gốc mà là lời văn của người viết tóm tắt.

  1. Yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:

Một văn bản tóm tắt phải giữ được nội dung chính (nhân vật quan trọng, sự kiện tiêu biểu); lời văn phải ngắn gọn, súc tích và là lời thuật lại của người tóm tắt.

2. Các bước tóm tắt văn bản

Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em thì ta phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Đọc kĩ văn bản gốc để hiểu rõ về nội dung.
  • Xác định nội dung chính cần tóm tắt (nhân vật quan trọng, sự kiện tiêu biểu) và những tiểu tiết có thể bỏ qua.
  • Sắp xếp sự việc chính theo trình tự hợp lí.
  • Viết tóm tắt lại bằng lời văn của mình.

III. Ghi nhớ

– Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.

– Văn bản tóm tắt cần phản ánh đúng và trung thành với nội dung của văn bản được tóm tắt.

– Muốn tóm tắt một văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

B. LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

Em hãy tóm tắt một số văn bản sau đây: Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Thánh Gióng.

Hướng dẫn giải bài:

  • Tức nước vỡ bờ:

Gia đình chị Dậu thuộc tầng lớp “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu hộ chồng. Anh Dậu bị ốm nặng nhưng bọn lính vẫn đánh trói anh, lôi anh ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi của mình bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Buổi đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về nhà. Bà con hàng xóm đến tới cứu giúp, có bà lão đem cho một bát gạo đến cho chị Dậu nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang ra cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến để đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin hết lời để khất sưu, nhưng vẫn không được. Chúng định đánh đập anh Dậu, chị Dậu đã vùng lên đáp trả lại chúng.

  • Cuộc chia tay của những con búp bê:

Hai anh em Thành và Thủy hết mực thương yêu lẫn nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không được tiếp tục sống cùng với nhau nữa. Trước ngày chia tay nhau, mẹ ra lệnh cho cả hai người phải chia đồ chơi. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em mình gồm: bộ tú lơ khơ, những con ốc biển, bàn cá ngựa, bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Tới ngày hôm sau, Thành đưa Thủy đến trường để em chia tay bạn bè và thầy cô. Cô giáo tặng cho Thủy một chiếc bút mực và một quyển sổ nhưng Thủy không dám nhận vì em không còn được đi học nữa. Khi hai anh em từ trường về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ ngay trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà để lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó canh gác khi anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại để cả con Em Nhỏ ở lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải rời xa nhau nữa.

  • Thánh Gióng:

Vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng làm ăn chăm chỉ và rất có tiếng là phúc đức nhưng mãi mà vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, người vợ đi ra đồng trông thấy một dấu chân rất to liền đặt bàn chân mình lên để ướm thử, không ngờ khi về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà hạ sinh được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân kéo đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài tham gia đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả đi đến làng Gióng thì thật kì lạ thay, cậu bé ta bỗng cất lên tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua rằng sắm cho cậu một con ngựa bằng sắt, một cái roi bằng sắt và một tấm áo giáp bằng sắt để đánh giặc. Kể từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng lại chật. Giặc kéo đến, vừa đúng lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt tới, cậu bé tức khắc vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc ngoại xâm. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà làng Gióng.

Bài viết các em có thể tham khảo thêm:

  • Soạn bài từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản
  • Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Vậy là bài viết Soạn bài tóm tắt văn bản tự sự đã được HOCMAI hoàn thành rồi. Các em học sinh đã đọc kỹ bài viết chưa nào? Có bất kỳ đoạn nào mà các em chưa hiểu rõ không? Các em cần phải có sự linh động và sự kiên trì, chăm chỉ. Khi gặp những kiến thức nâng cao và khó hiểu, thì các em cần nhờ sự trợ giúp từ bạn bè và thầy cô của mình, và kiên trì thực hành kiến thức bằng nhiều bài tập khác nhau. Nơi để tìm được những bài tập và kiến thức ấy không ở đâu khác ngoài website