10 chi tiết máy có công dụng riêng

Chi tiết máy là gì? Chi tiết máy có công dụng riêng là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm: Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 8.

Nội dung chính Show

  • Trắc nghiệm: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
  • Kiếm thức tham khảo về chi tiết máy
  • 1. Chi tiết máy là gì?
  • 2. Chi tiết máy gồm những loại nào?
  • 3. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
  • 4. Những vấn đề cơ bản về thiết kế chi tiết máy
  • Tóm tắt lý thuyết
  • 2. Phân loại chi tiết máy
  • II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
  • Bài 2:
  • Bài 3:
  • Bài 4:
  • Lời kết

Trắc nghiệm: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:

A. Kim khâu, bánh răng, lò xo.

B. Khung xe đạp, bulông, đai ốc.

C. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.

D. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.

Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.

Kiếm thức tham khảo về chi tiết máy

1. Chi tiết máy là gì?

Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.Các chi tiết máy thường được lắp ráp ghép với nhau cố định và tạo thành nhóm chi tiết máy. Và để thuận tiện hơn trong việc lắp ghép, cố định các bộ phận với nhau hay thay thế và sử dụng chi tiết máy thì người ta thường liên kết nhiều chi tiết máy và nhóm chi tiết máy theo những chức năng riêng để tạo thành bộ phận máy hay các cụm chi tiết máy.

Mỗi phần tử sẽ có chức năng khác nhau nhưng điểm chung là chúng sẽ cấu thành bộ phận nhất định. Khi bạn nhìn thấy phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh có thể tháo rời hoặc không thể tháo rời được (tùy vào các ghép nối của những chi tiết đó.

2. Chi tiết máy gồm những loại nào?

Chi tiết máy được chia làm 2 dạng khác nhau, dựa vào công dụng để phân loại chúng:

Chi tiết cơ khí

+ Nhóm chi tiết có cùng công dụng: Ví dụ chúng được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau (bu lông, đai ốc, lò xo, …

+ Nhóm chi tiết không cùng công dụng: Các phần tử này chỉ có thể dùng 1 loại máy nhất định (khung xe đạp, kim máy may,trục khuỷu)

Ngày nay hầu hết các chi tiết máy đều được tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo tính đồng nhất và khả năng lắp lẫn nhau, thuận lợi cho việc sử

dụng và chế tạo hàng loạt.

3. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

a. Mối ghép cố định

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

- Mối ghép cố định gồm hai loại:

+ Mối ghép không tháo được là muốn tháo rời buộc phải phá hỏng mối ghép. Ví dụ: ghép bằng đinh tán, bằng hàn

+ Mối ghép tháo được là có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn. Ví dụ: ghép bằng vít, ren, then, chốt…

b. Mối ghép động

- Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

- Ví dụ:

Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.

Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu.

Ví dụ: Khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu; khớp vít; khớp các đăng ...

Khi mở ghế ra và gập ghế lại, tại mối ghép A, B, C, D các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.

Như vậy chiết tiết máy chính là phần tử hoàn chỉnh đầu tiên để tạo thành máy, bạn có thể hình dung ra quy trình chi tiết của chúng như sau: Chi tiết máy → bộ phận → máy.

Bạn phải nắm vững được khái niệm này, cũng như các loại và cách nối ghép chi tiết lại với nhau, khi đó bạn sẽ có thể tự lắp ráp và kết hợp chúng lại cách hợp lý.

4. Những vấn đề cơ bản về thiết kế chi tiết máy


Tiêu chuẩn để thiết kế và đánh giá các chi tiết máy phải dựa vào các yếu tố sau đây:

- Hiệu suất sử dụng chi tiết máy: Thiết kế chi tiết máy phải đảm bảo được hiệu suất sử dụng cao, ít tiêu tốn năng lượng và chi phí vận hành thấp nhất có thể.

- Khả năng làm việc của các chi tiết máy tốt: Các bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, do đó phải thiết kế làm sao để vừa có thể giữ được độ bền lâu và tuổi thọ trong suốt quá trình sử dụng, lại vừa vận dụng được tối đa nhiệm vụ của chúng.

- Chi tiết máy phải đảm bảo được mức độ tin cậy cao trong suốt thời gian sử dụng. Độ tin cậy của chi tiết máy được đánh giá theo tiêu chí đó là xác suất làm việc và không bị hỏng hóc gì trong mức thời gian nhất định.

- Tính công nghệ và kinh tế

Từ hình dạng đến kết cấu vật liệu phải phù hợp, càng ít chi tiết càng dễ chế tạo. Ngoài ra kích thước nhỏ gọn, khối lượng thấp sẽ làm cho giá thành giảm đáng kể.

Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

Tóm tắt lý thuyết

  • Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy

10 chi tiết máy có công dụng riêng

Cấu tạo cụm trục trước xe đạp.

  • Dấu hiệu nhận biết:

    • Có cấu tạo hoàn chỉnh

    • Không tháo rời được ra nữa

2. Phân loại chi tiết máy

  • Nhóm có công dụng chung

    • Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung

  • Nhóm có công dụng riêng

    • Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

1. Mối ghép cố định

  • Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

    • Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt…

    • Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn

2. Mối ghép động

  • Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

  • Ví dụ:

Chi tiết máy là gì? gồm những loại nào? 

Hướng dẫn giải

  • Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

  • Gồm 2 loại :

    • Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

    • Chi tiết máy có công dụng riêng: khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

Bài 2:

Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao? 

Hướng dẫn giải

  • Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối: trong xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết. 

Bài 3:

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đăc điểm của từng loại mối ghép? 

Hướng dẫn giải

  • Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.

  • Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.

  • Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.

  • Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

  • Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng khi

    • Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

    • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.

    • Chịu lực lớn và chấn động mạnh.

  • Ứng dụng: soong, nồi, giàn cần trục,…

Bài 4:

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 

Hướng dẫn giải

  • Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công và sửa chữa.

  • Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được. 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy

  • Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định

  • Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.