Vì sao gang được sản xuất ít hơn thép

Gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng vì gang giòn hơn thép.

Đáp án cần chọn là: D

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 112

Đề bài

Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.

B. Vị gang khó sản xuất hơn thép.

C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.

D. Vì gang giòn hơn thép.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong xây dựng thường tránh những vật liệu giòn, dễ vỡ

Lời giải chi tiết

Trong xây dựng thường tránh những vật liệu giòn, dễ vỡ

=>  Đáp án D

Loigiaihay.com

Trong ngành đúc cơ khí, gang và thép là 2 trong số các vật liệu được sử dụng nhiều nhất. Gang và Thép đều có cấu tạo từ sắt và cacbon cùng 1 số nguyên tố khác. Tuy vậy nếu cùng xét về tính đúc, gang lại có ưu điểm nổi trội hơn. Vậy lý do là gì? Cùng Cơ Khí Quốc Dương tìm câu trả lời cho thắc mắc trên ở bài viết dưới đây.

Để giải thích chi tiết nhất về lý do gang có tính đúc tốt hơn thép, hãy bắt đầu tìm hiểu từ tính chất của từng loại vật liệu.

1. Khái niệm về gang và thép

Vì sao gang được sản xuất ít hơn thép
Gang xám – Môt loại gang graphit

Gang: là hợp kim của sắt và cacbon trên 2.14% cùng 1 số nguyên tố khác như Si, P, S,Cr, Ni, Mg, Cu… Gang có giá thành rẻ hơn thép với đặc điểm nóng chảy thấp, không co lại vì lạnh. Gang dễ tạo mà không cần kiểm soát lượng cacbon có trong nó. Có 2 loại gang chính là: gang trắng gang graphit. Gang graphit lại bao gồm 3 loại: gang xám, gang cầu gang dẻo.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các loại gang này ở bài viết: 4 vật liệu gang được sử dụng trong đúc gang cơ khí

Vì sao gang được sản xuất ít hơn thép
Thép cacbon

Thép: cũng được cấu tạo từ cacbon cùng 1 số nguyên tố như Si, P, S, Cr… Tuy nhiên hàm lượng cacbon trong thép khá thấp, dưới 2%. Khi thêm các nguyên tố khác vào có kiểm soát sẽ tạo ra các loại thép có tính chất khác nhau. Có 2 loại thép chính là: thép cacbonthép hợp kim.

Có thể thấy gang và thép có điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo. Giống nhau là đều được cấu thành bởi sắt, cacbon cùng 1 số nguyên tố khác. Điểm khác nhau là tỷ lệ % cacbon trong cấu tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt về tính chất của 2 loại vật liệu như dưới đây.

2. Tính chất của gang và thép

Gang Thép
  • Gang là hợp kim có tính đúc tốt
  • Độ chảy loãng cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn
  • Chịu được lực nén rất mạnh, chịu mài mòn tốt.
  • Gang cứng, không bị co lại khi gặp lạnh
  • Giòn, dễ vỡ khi chịu va đập, không thể uốn cong 
  • Nhẹ, khó đúc, có độ nhớt cao
  • Khó nóng chảy
  • Dễ uốn và tạo hình bằng tay
  • Độ giãn nở và chịu nhiệt, chịu đàn hồi tốt

Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa gang đúc và thép đúc

3. Tại sao gang có tính đúc tốt hơn thép?

Vì sao gang được sản xuất ít hơn thép

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy của gang tương đối thấp, chỉ từ 1150 đến 1200 độ C, thấp hơn gần 200 độ C so với thép. Nhiệt độ nóng chảy của gang thích hợp cho đúc phôi của bất kỳ chi tiết máy phức tạp nào. Gang có thể dùng tạo nhiều hình dạng phức tạp, chi tiết máy, bánh đai, trục, khuỷu,… bởi tính dễ gia công, chịu mài mòn.

Nguyên tố làm tăng tính đúc của gang

Cacbon (C): là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ loại gang nào. Hàm lượng cacbon quyết định đến tính chất cũng như loại gang tạo ra. Hàm lượng cacbon cao cho phép gang có độ cứng, độ chịu mòn cao. Cacbon ở dạng graphit tạo ra một hợp kim sắt mềm hơn, giảm độ co ngót nên cũng thích hợp để đúc.

Photpho (P): ảnh hưởng đến độ bền và độ giòn của gang. Tỷ lệ photpho càng cao thì độ bền của gang càng giảm, độ giòn càng tăng. Tỷ lệ photpho trong gang quá 0.1% khiến các sản phẩm đúc giòn, dễ nứt hỏng, không chịu được ngoại lực.

Mangan (Mn): gang trắng thường chưa 2 – 2.5% Mn, trong gang xám lượng Mn không quá 1.3%. Mn có vai trò thúc đẩy sự tạo thành gang trắng và ngắn graphit hóa. Mn là nguyên tố làm tăng tính chịu mài mòn, độ bền cho sản phẩm đúc.

Silic (Si): là chất xúc tác ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tinh thể của gang. Nguyên tố silic giúp tăng tính chống ăn mòn và tính chảy loãng khi đúc khuôn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến gang có tính đúc tốt hơn thép.

Trên đây là một số thông tin giải thích tại sao gang có tính đúc tốt hơn thép. Hy vọng bài viết đã gửi đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Còn rất nhiều bài viết thú vị khác đang chờ bạn tại website Cơ khí Quốc Dương.

Quý khách hàng tại Hải Phòng và trên cả nước quan tâm dịch vụ đúc kim loại, gia công cơ khí chính xác và sản xuất kết cấu thép không gỉ, hãy liên hệ ngay đến cơ khí Quốc Dương qua hotline hoặc địa chỉ Fanpage. Chúng tôi là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tại Hải Phòng, cam kết đem đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tốt nhất!

Để nhận báo giá chính xác nhất, quý khách hàng có thể điền vào form dưới đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ lại:

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ QUỐC DƯƠNG

Nhà máy: Km 88, Quốc Lộ 5 mới, KCN Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng

HOTLINE: 0383 489 589

EMAIL: 

FANPAGE: Cơ khí Quốc Dương