Có bao nhiêu đặc điểm không có ở quần thể sinh vật

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Độ đa dạng

B. Kích thước quần thể

C. Mật độ cá thể

D. Tỉ lệ đực - cái

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Độ đa dạng

Giải thích:

- Độ đa dạng không phải đặc trưng của quần thể mà là đặc trưng của quần xã. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là:cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức với phần mở rộng về bài:Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật nhé!

Kiến thức mở rộng về quần thể sinh vật

I. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

II. Nhóm tuổi

- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể

+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tùy từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức.

III.Sự phân bố của cá thể trong quần thể

- Sự phân bố cá thể của quần thể tạo thuận lợi cho các cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống trong khu vực phân bố. Có ba kiểu phân bố cá thể:

IV. Kích thước của quần thể sinh vật

- Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

- Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.

- Các cực trị của kích thước quần thể và ý nghĩa:

+ Kích thước quần thể có 2 cực trị: kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.

+Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì sự tồn tại của loài. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

+Kích thước tối đa là giới hạn cao nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật... tăng cao, dẫn tới một số cá thể chết hoặc di cư ra khỏi quần thể.

- Những nhân tố nào làm thay đổi kích thước quần thể

+ Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố:sức sinh sản, mức độ tử vong, số cá thể nhập cưvà xuất cư. Các yếu tố này thường bị thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống nhưsự biến đổi khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, số lượng kẻ thù... và mức độ khai thác của con người. Ngoài ra, mức tử vong của quần thể còn phụ thuộc nhiều vàotiềm năng sinh họccủa loài như khả năng sinh sản, sự chăm sóc con cái...

- Mức độ sinh sản của quần thể

+ Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ sinh sản phụ thuộc vào sức sinh sản của các cá thể trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái.

- Mức độ tử vong của quần thể

+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc trước hết vào tuổi thọ trung bình của sinh vật, các điều kiện sống của môi trường... và mức độ khai thác của con người.

- Phát tán của quần thể(xuất cư và nhập cư).

+ Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dài... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt.

- Quan hệgiữa 4 nhân tố

+ Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản (b), mức độ tử vong (d), mức độ xuất cư (e) và mức độ nhập cư (i) có quan hệ với nhau : số cá thể mới sinh ra cộng với số cá thể nhập cư bằng với số cá thể tử vong cộng với số cá thể xuất cư

V.Tăng trưởng của quần thể sinh vật

- Tăng trưởng của quần thể sinh vật theo tiềm năng sinh học và trong thực tế:

- Tăng trưởng của quần thể người:Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao.

Có bao nhiêu đặc điểm không có ở quần thể sinh vật

45 điểm

Trần Tiến

Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật? (1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật. (2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài. (3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau. (4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau. (5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. (6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển,... A. (2), (3) và (6). B. (1),(3) và (6). C. (1),(4) và (6).

D. (2), (3) và (5).

Tổng hợp câu trả lời (1)

A. (2), (3) và (6).

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi đó tốc độ sao chép ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do: A. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli. B. Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E.Coli. C. Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro. D. Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
  • . Khi nói về đặc điểm nhiễm sắc thể của tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong tế bào sinh dưỡng luôn có một cặp nhiễm sắc thể giới tính. B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen C. Nhiễm sắc thể giới tính có trong tế bào sinh dục và các tế bào sinh dưỡng. D. Trong tế bào sinh dưỡng chứa nhiều cặp nhiễm sắc thể thường và có thể chứa 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính.
  • Cho các phát biểu sau đây: 1. Sự biến dị di truyền giữa các cá thể trong quần thể. 2. Những cá thể mang đột biến làm sai lệch vị trí của tinh hoàn không có khả năng tạo tinh trùng. 3. Các loài thường sinh số con nhiều hơn so với số cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng. 4. Những cá thể thích nghi với môi trường thường sinh nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi. 5. Chỉ một số lượng nhỏ con cái sinh ra có thể sống sót. 6. Quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. 7. Trong quần thể, những cá thể mang gen trội bị loại bỏ nhanh chóng làm tần số alen biến đổi không theo hướng xác định. Các phát biểu nào cho thấy sự hoạt động của chọn lọc tự nhiên trong quần thể? A. 1, 3, 4, 7. B. 2, 4, 5, 6. C. 2, 5, 6, 7. D. 1, 2, 4, 5, 6.
  • Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến: 1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể. 2. Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng. 3. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp. 4. Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến. 5. Đa số đột biến là trung tính. 6. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen. 7. Phần lớn alen đột biến là alen trội. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • Quá trình dịch mã dừng lại: A. Khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã sao. B. Khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc. C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN. D. Khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc.
  • Vượn người ngày nay có thể chuyển thành người không? A. Có, nếu ở điều kiện như lúc trước. B. Có, nếu chịu tác động của các yếu tố xã hội. C. Không, vì đã thích nghi với môi trường riêng và lịch sử không bao giờ lặp lại. D. Không, vì nhân tố sinh học không còn tác động đến sự phát triển của loài vượn nữa.
  • Cho các thông tin sau đây (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các ôxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4)
  • Nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền câu không đúng là: A. Quần thể đa hình cân bằng di truyền sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi đều cao. B. Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen. C. Trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định, không một dạng nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác. D. Chọn lọc tự nhiên không phát huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền
  • Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21 ml/100 ml máu. Có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút? A. 1102,5 ml. B. 5250 ml. C. 110250 ml. D. 7500 ml.
  • Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là A. Điều hòa lượng sản phẩm của gen B. Điều hòa quá trình dịch mã C. Điều hoà hoạt động nhân đôi ADN D. Điều hòa quá trình phiên mã

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm