Vì sao công ty cpdp nanogen

Vì sao công ty cpdp nanogen

Sản phẩm vaccine COVID-19 của CTCP Công nghệ sinh học dược Nanogen (Công ty Nanogen) vừa được Bộ Y tế quyết định cho tiêm thử trên người giai đoạn 1 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng).

Đối với việc sản xuất vaccine COVID-19, ông Hồ Nhân, Tổng Giám đốc Nanogen cho biết từ tháng 1/2020, khi xuất hiện virus Corona ở Vũ Hán (Trung Quốc), Nanogen đã lưu ý theo sát và lên kế hoạch nghiên cứu. Tháng 3/2020, khi Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tìm, phân công doanh nghiệp đủ tiềm lực để nghiên cứu bào chế ra vaccine ngừa COVID-19 thì công ty chính thức khởi động. Đến tháng 5 và tháng 6/2020, Nanogen thử nghiệm vaccine COVID-19 trên chuột và khỉ.

Ông Hồ Nhân thông tin, dự án đến nay đã tiêu tốn của công ty hơn 200 tỷ đồng, với 100 nhân sự làm việc trong các phòng thí nghiệm. Sắp tới, Nanogen sẽ tiếp tục dự án đầu tư mở rộng 3 nhà máy, mua nguyên phụ liệu, dây chuyền sản xuất.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty Nanogen được thành lập tháng 9/1997. Đến cuối năm 2019, Nanogen có tổng tài sản hơn 1.369 tỷ đồng, với vốn điều lệ đạt 715 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh, trong 4 năm từ 2016-2019, doanh thu thuần của Nanogen (công ty mẹ) duy trì trong khoảng 163-190 tỷ đồng, riêng năm 2019, công ty này lỗ thuần 26,5 tỷ đồng.

Trên website, Nanogen cho biết mục tiêu dài hạn của Nanogen là trở thành một trong những nhà sản xuất dược phẩm ứng dụng công nghệ sinh học hàng đầu trên thế giới và là nhà nghiên cứu phát triển các liệu pháp sinh học mới. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty là ông Hồ Nhân (sinh năm 1966). 

Tự nhận là “linh hồn của công ty,” ông Hồ Nhân từng chia sẻ với Forbes rằng bản thân ông có 20 năm nghiên cứu công nghệ sinh học ở nước ngoài trước khi về nước, lập công ty sản xuất thuốc sinh học trị liệu.

Lớn lên ở New York, ông Hồ Nhân cho biết ông lấy bằng tiến sĩ công nghệ sinh học tại đại học Arizona và ấp ủ ước mơ lập công ty công nghệ sinh học của riêng mình. Ông đi làm thuê để dành dụm tiền, sau đó cùng người bạn học mở công ty chuyên làm về dịch vụ nghiên cứu và phân tích thuê cho các công ty dược, hóa chất.   

Năm 2008, về Việt Nam định cư lâu dài, ông Hồ Nhân mở một phòng thí nghiệm nhỏ tại quận Tân Phú, trước khi dời cơ sở về khu Công nghệ cao TP.HCM. Đi từng bước từ nghiên cứu cơ bản, đầu tư nhỏ, tạo ra sản phẩm thử nghiệm lâm sàng rồi tiến hành đầu tư sản xuất lớn, lợi nhuận được ông tiếp tục đổ vào nghiên cứu.   

Dấu ấn của vị doanh nhân sinh năm 1966 không chỉ trong lĩnh vực công nghệ sinh học mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác, theo đó vào giai đoạn tháng 4/2013 - tháng 9/2017, ông Hồ Nhân là thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán VinaSecurities. Bên cạnh đó, doanh nhân Hồ Nhân còn có khoản đầu tư đáng chú ý khác tại CTCP Dịch vụ Một Thế Giới (ONW). Cập nhật tới tháng 11/2016, ông Nhân nắm giữ 316.087 cổ phiếu, là cổ đông lớn của ONW với tỷ lệ sở hữu lên tới 15,8%.

Thành lập từ tháng 12/2008, ONW là một trong những đơn vị đầu tiên được Bộ thông tin và Truyền thông câp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện từ G1 trên mạng cho cổng game 123game.vn. Doanh nghiệp này chuyên phát hành và phát triển các game online trên nền tảng PC Android và iOS.

Theo Nhà đầu tư

Đóng cửa giao dịch ngày đầu tháng 9, thị trường chứng khoán ghi nhận một vài mã cổ phiếu dược duy trì sắc tím như cổ phiếu HDP của Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Hadiphar), cổ phiếu TW3 của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, cổ phiếu SPM của Công ty cổ phần S.P.M (S.P.M Corp).

  • Thị trường chứng khoán và hàng hóa châu Á diễn biến ổn định

  • Chứng khoán 30/8: Cổ phiếu y tế tràn ngập sắc tím

Đáng chú ý là cổ phiếu VMD của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex liên tục tăng 18 phiên; trong đó, có 16 phiên tăng trần từ ngày 6/8. Hiện cổ phiếu này có thị giá 82.400 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 233% chỉ trong gần 1 tháng.

Vì sao công ty cpdp nanogen
Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN

Mặc dù trong phiên cuối trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều mã cổ phiếu dược đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh sau một vài phiên làm mưa làm gió trên thị trường nhưng nhìn chung các doanh nghiệp dược vẫn có được sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Có thể kể đến là cổ phiếu DVN của Tổng công ty Dược Việt - CTCP (Vinapharm) giảm 7,64% xuống 29.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu TRA của Công ty CP Traphaco giảm 5,93% còn 95.100 đồng/cổ phiếu hay cổ phiếu IMP của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm giảm 2,02% còn 72.600 đồng/cổ phiếu…

Về phía khối ngoại trong những ngày qua cũng ghi nhận bán ròng, nhiều nhất là mã DMC của của Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco với 500.000 đơn vị, tiếp đến là mã DHG của Công ty CP Dược Hậu Giang với 150.000 đơn vị…

Giới phân tích đánh giá, thị giá và định giá nhóm cổ phiếu dược trên đang thể hiện phần nào thị trường dược trong bối cảnh đáng báo động của biến thể Delta hiện nay. Thời điểm này, các doanh nghiệp dược tham gia nhập khẩu vaccine đang được hưởng lợi và Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex (Vimedimex, mã chứng khoán: VMD) là một trong số này.

Trước đó, ngày 7/8, để mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn cung vaccine COVID-19 đảm bảo chất lượng, Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý đề nghị của Vimedimex trong việc hỗ trợ mua vaccine Sputnik V.

Tổng giám đốc Vimedimex Trần Mỹ Linh cho biết, Vimedimex đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của Group 42 và Công ty Royal Strategics Partners (công ty thành viên của Group 42) của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất (UAE). Công ty này đã đồng ý bán và ký hợp đồng nhập khẩu với Vimedimex 10 triệu liều vaccine COVID-19 Janssen, 5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer; 10 triệu liều vaccine COVID-19 Sputnik V.

Hiện nay, các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ Y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021, nếu được Bộ Y tế phê duyệt, cấp phép nhập khẩu kịp thời.

Các chuyên gia dự báo, với yếu tố hỗ trợ tích cực từ chính sách tiêm chủng, một số cổ phiếu dược như mã VMD có thể duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới. Nhất là khi vaccine COVID-19 nội Nanocovax do Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen nghiên cứu, phát triển hiện vẫn chưa được cấp phép và đang phải tiếp tục bổ sung, làm rõ một số nội dung.

Trong khi đó, theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, tính đến ngày 3/9, Việt Nam đã tiêm được 21.046.279 liều vaccine; trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.

Bộ Y tế đang đề nghị khẩn trương rà soát các đối tượng đã tiêm mũi 1 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 đủ thời gian. Trước thông tin cảnh báo tốc độ lây lan nhanh của biến thể Delta có thể làm giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm của một số loại vaccine COVID-19 phổ biến nếu không tiêm đủ mũi, đủ thời gian.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng xem xét, mở rộng đối tượng tiêm vaccine; trong đó, có cho trẻ em và người lớn tuổi, hướng tới thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tỏ ra thận trọng khi đưa ra các lời khuyên nâng tỷ lệ nắm giữ hay tích luỹ nhóm cổ phiếu dược. Bởi, đây có thể chỉ là đợt sóng ngắn như thời điểm tháng 6 khi Cục Quản lý dược, Bộ Y tế công bố danh sách một loạt đơn vị đủ thẩm quyền nhập khẩu, kinh doanh, bảo quản vaccine phòng COVID-19 vào ngày 2/6 kéo theo một vài phiên tăng trần rồi đảo chiều giảm ngay sau đó.

Thực tế, quan sát kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dược thời gian qua cho thấy không quá ấn tượng so với trước khi chứng kiến sức ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng COVID lần thứ tư. Đơn cử chính Vimedimex, lợi nhuận quý II/2021 của doanh nghiệp này chỉ 13,5 tỷ đồng, tăng chưa tới 20% so với cùng kỳ năm 2020 do chi phí bán hàng giảm. Hay Vinapharm cũng chỉ tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 60,3 tỷ đồng lợi nhuận trong quý II và khoản chênh lệch chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính.

Chỉ một số doanh nghiệp đầu ngành như Dược Hậu Giang, Traphaco… ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ năng lực cạnh tranh mạnh. Như Traphaco đạt lợi nhuận quý vừa qua gần 69 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng công ty mẹ lãi 63 tỷ đồng, tăng 48% nhờ tập trung bán các sản phẩm truyền thống nên có biên lợi nhuận tốt dẫn đến giảm chi phí giá vốn bán hàng.

Như vậy, kết quả này đang dần làm rõ nhận định của các chuyên gia phân tích tại Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khi cho rằng kênh thuốc điều trị (ETC) sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong dài hạn nhưng sự phục hồi phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam trong năm nay. Nếu dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh, làm suy giảm nhu cầu khám bệnh của người dân, tác động đến doanh thu kênh này.

Với quan điểm thị trường dược vẫn khó khăn do dịch bệnh nhưng dư địa phát triển còn lớn, Tổ chức Nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) cũng dự báo doanh thu thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và 16,1 tỷ USD năm 2026, trung bình tăng 10,6%/năm

Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Fitch Solution, thị trường dược phẩm của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 7,4 tỷ USD với 22.000 loại thuốc. Năm 2021, tăng trưởng ngành dược Việt Nam ước tăng 8,7% lên 8 tỷ USD.

Diệp Anh (TTXVN)

Vì sao công ty cpdp nanogen

Nhận định chứng khoán tuần từ 6-10/9: Thị trường có thể trong xu hướng tăng ngắn hạn

Tuần giao dịch qua (từ 30/8-1/9), VN-Index đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước khi nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chứng khoán,
  • doanh nghiệp dược,
  • tăng trưởng,