Chủ đề người phụ nữ trong văn học trung đại năm 2024

TẬP HỢP MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG

ĐẠI

Giới thiệu về văn học trung đại.

Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn này.

Hình ảnh người phụ nữ mang vẻ đẹp về ngoại hình, tài năng, nhân cách.

Người phụ nữ chịu nhiều bi kịch và những đắng cay của cuộc đời

Người phụ nữ ý thức về phẩm giá của mình và có khát vọng vươn lên.

Khái quát vẻ đẹp tâm hồn và cốt cách cao đẹp của những người phụ nữ.

Đánh giá về hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn học trung đại.

Tấm lòng nhân đạo của các nhà văn nhà thơ khi viết về họ.

Cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của những người phụ nữ xưa.

Phần 1. Giới thiệu về bối cảnh xã hội

Để tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại, trước tiên ta cần nắm được

bối cảnh xã hội thời bấy giờ.

Có thể thấy, thời kì văn học trung đại là phân khúc đầu tiên của ba thời kì phát triển của văn học

viết Việt Nam. Nó bắt đầu hình thành và phát triển trong khoảng mười thế kỉ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)

trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có quan hệ với nhiều nền văn học trong khu

vực. Trong thời kì này, các nhà văn, nhà thơ cũng làm rất tốt vai trò của người phản ánh hiện thực

cuộc sống, bên cạnh đó còn thể hiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với quan hệ

quốc gia dân tộc, với xã hội và với chính bản thân mình.

Để làm tròn những vai trò ấy, các tác giả đã cố gắng đặt tác phẩm của mình vào trong bối cảnh

xã hội. Đối với văn học trung đại, khi đặt vào phông nền của thế kỉ X – đến hết thế kỉ XIX, các nhà văn,

nhà thơ đã tái hiện khá chân thực về một giai đoạn mà lịch sử, xã hội có rất nhiều biến động.

Ở thế kỉ X, sự kiện Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã có ý nghĩa vô

cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam. Sự kiện đã giúp kết thúc ngàn năm đô hộ của giặc phong kiến

phương Bắc, chính thức mở ra một thời kì độc lập, tự chủ cho dân ta. Về mặt chính trị, trong giai đoạn

này chế độ phong kiến Việt Nam ra đời và phát triển và mang đặc trưng của thời kì tam giáo đồng

nguyên đã góp phần thiết lập bộ máy quản lí nhà nước có chính sách và quy củ.

Tuy nhiên, sau chiến thắng oanh liệt của vị tướng tài nhà Ngô, dân ta không chỉ dốc sức trong việc

xây dựng đất nước mà lại phải tiếp tục hành trình rất dài trên sự nghiệp phá Tống, bình Nguyên, đuổi

Minh với rất nhiều gian khó về sau.

Sang thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, nhà nước phong kiến triều Lê được ra đời và tồn tại rất thịnh trị

trong lịch sử nước nhà. Nhà Lê lấy Nho giáo làm tôn chỉ để xây dựng chế độ nhưng đến thế kỉ XVIII thì có

dấu hiệu khủng hoảng và sụp đổ không lâu sau đó. Từ thế kỉ XVII, sau sự kiện hai tập đoàn phong kiến

đàng Trong - đàng Ngoài và quân xâm lược Xiêm, Thanh bị đánh bại bởi nghĩa quân Tây Sơn, nhà Tây

Sơn lên nắm quyền nhưng sau đó lại bị lật đổ bởi nhà Nguyên. Những tưởng dân ta sẽ được bình yên

sau đó nhưng sự thật thì ở giai đoạn cuối thế kỉ XVII, những vua Nguyễn lại ăn chơi xa xỉ khiến cho đời

sống nhân dân vô cùng khổ cực, lầm than. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đã cho thấy sự suy tàn rõ rệt

của chế độ phong kiến nhưng lại chưa sụp đổ hoàn toàn. Sau đó, việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược,

1