Vai trò của lọc máu là gì

Thận khỏe mạnh có chức năng duy trì nồng độ các chất điện giải, loại bỏ các chất thải và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi chúng không còn khả năng thực hiện các nhiệm vụ này thì người bệnh cần được lọc máu để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể.

Lọc máu là gì?

Lọc máu là biện pháp đào thải nước, loại bỏ khỏi máu các phần tử có trọng lượng phân tử nhỏ. Chúng là các chất cặn của quá trình chuyển hóa hoặc các chất độc nội sinh hay ngoại sinh. Việc làm này nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi của cơ thể do suy thận gây ra.

Lọc máu chỉ có thể thay thế được nhiệm vụ bài tiết của thận. Kỹ thuật này không thể đảm nhận toàn bộ chức năng thận bình thường hay thực hiện được chức năng nội tiết của thận. Do đó, vẫn phải phối hợp lọc máu với việc điều chỉnh các rối loạn do suy giảm nội tiết của thận gây ra như: Tăng huyết áp, thiếu máu, thiếu calcitriol.

Vai trò của lọc máu là gì

Lọc máu nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi của cơ thể do suy thận gây ra

Với các bệnh nhân bị suy thận nặng, lọc máu giúp cơ thể thực hiện một số chức năng của thận như:

  • Loại bỏ các chất thải như creatinine, ure,… ra khỏi cơ thể và lọc sạch máu.
  • Duy trì vừa đủ lượng nước cần thiết và loại bỏ dịch thừa ra khỏi cơ thể.
  • Điều chỉnh, xử lý vấn đề rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan.

Khi chức năng thận giảm 85 - 90% so với bình thường, các chất thải và dịch sẽ tồn đọng lại trong cơ thể. Sự tích lũy các chất độc (như creatinine) và những chất thải chứa nitơ gây ra hội chứng tăng urê máu. Lúc này, bệnh nhân cần được lọc máu vì phương pháp điều trị nội khoa không còn đáp ứng đủ yêu cầu.

Có những phương pháp lọc máu nào?

Trên thực tế có nhiều phương pháp lọc máu khác nhau, trong đó các dạng chính là:

  • Lọc máu màng bụng: Là phương pháp lọc máu sử dụng màng bụng làm màng lọc hoạt động thông qua khuếch tán máu. Trong quá trình dịch lọc màng bụng lưu lại trong khoang bụng, quá trình hấp thu, siêu lọc, khuếch tán được diễn ra đồng thời. Lọc màng bụng cấp thường được lựa chọn khi không có thận nhân tạo, hoặc người bệnh có chống chỉ định thận nhân tạo.
  • Lọc máu bằng thận nhân tạo: Là phương pháp lọc máu ngoài bằng cách tạo một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể. Biện pháp này tiến hành dẫn máu ra bộ lọc để loại bỏ các sản phẩm cặn chuyển hóa và nước dư thừa, sau đó dẫn máu quay trở lại cơ thể. Lọc máu bằng thận nhân tạo được chỉ định các trường hợp: Suy thận cấp, đợt suy sụp cấp tính chức năng thận của suy thận mạn, suy thận giai đoạn cuối, nhiễm độc cấp một số chất như kim loại nặng, barbiturat…

Vai trò của lọc máu là gì

Lọc máu màng bụng, lọc máu bằng thận nhân tạo là 2 phương pháp phổ biến hiện nay

Mệt mỏi

Mệt mỏi, kiệt sức là cảm giác thường thấy sau mỗi lần bệnh nhân lọc máu. Điều này là do sự kết hợp của việc mất chức năng bình thường của thận và các phản ứng xảy ra khi lọc máu. Đồng thời, cả sự căng thẳng, lo âu của người bệnh và chế độ ăn kiêng khi chạy thận cũng có thể liên quan đến tình trạng mệt mỏi này.

Huyết áp thấp

Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân lọc máu. Nguyên nhân có thể là do: Bệnh lý tim mạch, dùng thuốc hạ huyết áp, biến chứng do mất nước, thay đổi tốc độ lọc thất thường, tốc độ bơm máu cao, nhiệt độ dịch lọc cao, siêu lọc quá mức do đặt mục tiêu đạt “trọng lượng khô” thấp.

Ngứa ngáy

Bệnh nhân sau khi lọc máu có thể ngứa ngáy cơ thể vì: Viêm gan do thuốc hay do nhiễm virus, dị ứng với màng lọc hay dây máu; lắng đọng trên da các tinh thể (Photpho, Mg++, Ca++ …) hay do cường phó giáp thứ phát.

Chuột rút

Chuột rút là biến chứng chiếm tỉ lệ khá cao ở bệnh nhân sau lọc máu. Nguyên nhân là do tình trạng hạ huyết áp, tăng cân nhiều, giảm thể tích máu tuần hoàn (dưới trọng lượng khô), nồng độ Na+ trong dịch lọc thấp, hàm lượng Ca++, K+, Mg ++ trong máu thấp trước khi tiến hành lọc máu.

Vai trò của lọc máu là gì

Chuột rút là biến chứng chiếm tỉ lệ cao ở người sau lọc máu

Nhiễm trùng

Nguyên nhân có thể do vệ sinh máy kém, Catheter lâu ngày, nguồn nước không đảm bảo hoặc dị ứng hóa chất tiệt trùng màng lọc. Để phòng ngừa biến chứng này cần đảm bảo vô trùng khi thao tác kỹ thuật, không để catheter lâu ngày, giữ vệ sinh nơi đặt catheter và rửa sạch màng lọc với nhiều nước.

Buồn nôn - nôn

Nguyên nhân gây biến chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh lọc máu bao gồm: Hạ huyết áp, liệt ruột ở người bệnh đái tháo đường, phản ứng với màng lọc (type A, type B) hay biểu hiện sớm của hội chứng mất quân bình.

Hội chứng mất quân bình

Biến chứng này thường xuất hiện trên người lớn tuổi, nhiễm toan chuyển hóa nặng hay có tổn thương não trước đó… Đi kèm với những triệu chứng điển hình: Nhức đầu, huyết áp cao, buồn nôn, bứt rứt, mất định hướng, động kinh, hôn mê, có thể tử vong…

Các biến chứng liên quan đến kỹ thuật

Các biến chứng thường gặp do kỹ thuật gây ra khi lọc máu gồm: Phản ứng của màng lọc, chứng thiếu máu tán huyết, thuyên tắc khí… Điều này có thể do một số nguyên nhân như: Đường dây máu ngoài cơ thể bị gấp, vặn, xoắn, áp lực âm quá mạnh trong hệ thống dây máu, người bệnh hít vào khi CVC đang mở ra không khí, bơm máu được cân chỉnh không chính xác hoặc hoạt động kém… Các kỹ thuật viên, bác sĩ, điều dưỡng sẽ trực tiếp xử lý các trường hợp này.

Vai trò của lọc máu là gì

Thuyên tắc khí là biến chứng thường gặp do kỹ thuật lọc máu gây ra

Ngoài ra, các biến chứng khác như: Nhức đầu, đau ngực, đau lưng, tạo cục máu đông… cũng rất phổ biến khi lọc thận. Tuy nhiên, cần báo với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào kể trên để có hướng xử lý và khắc phục kịp thời tránh gây các biến chứng nguy hiểm hơn.

Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo về kỹ thuật lọc máu cũng như các biến chứng thường gặp trong điều trị bệnh bằng phương pháp này. Hiểu đúng về biện pháp lọc máu sẽ giúp người bệnh giải tỏa những lo lắng trong quá trình chữa bệnh, từ đó góp phần hỗ trợ việc điều trị của bạn hiệu quả và chất lượng hơn.

Vai trò của lọc máu là gì sinh 8?

Mục đích của việc lọc máu là làm tăng đào thải chất độc còn tồn tại trong máu dưới dạng tự do, chưa phân bố vào các mô hoặc chuẩn bị chuyển hóa tại gan, phổi (oxidase), ruột... Tuy nhiên, không phải chất độc nào cũng lọc được.

Lọc máu để làm gì?

Lọc máu trong hồi sức những phương pháp được thực hiện nhằm lọc ra khỏi máu các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh, dịch, điện giải,... Lọc máu được thực hiện trong các trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng bị suy thận, suy gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, suy đa tạng,...

Thận lọc máu để làm gì?

Thận được biết đến với vai trò lọc máu, thải độc cho cơ thể nhưng thực tế vai trò của thận còn nhiều hơn thế. Vì vậy việc giữ cho “nhà máy lọc nước” được khỏe mạnh sẽ giúp phòng ngừa các nguy cơ biến chứng như: tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch.

Lọc máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Quá trình lọc máu diễn ra nhằm thay thế chức năng của thận, ngăn bệnh tiến triển nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng.