Hội nghị song phương 3 bên dùng kiểu bàn nào năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam, ngày 18/8/2023 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sẽ đến Việt Nam và cùng Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng chủ trì phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 1-2/12/2023.

Trước đó, nhân chuyến công tác tại Trung Quốc, ngày 16/8/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc hội kiến đồng chí Vương Nghị.

Tại cuộc hội gặp, hai bên bày tỏ vui mừng, đánh giá cao xu thế phát triển và những thành quả tích cực trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua, nhất là sau những tiếp xúc cấp cao gần đây, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phó Thủ tướng khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung; đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao; tích cực chuẩn bị tốt cho các hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; thúc đẩy hợp tác thương mại theo hướng bền vững hơn; tăng cường kết nối hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ.

Đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, đồng chí Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với Việt Nam; sẵn sàng phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao thời gian tới; nhất trí tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai nước, nhất là cơ chế Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Trong các lĩnh vực hợp tác thực chất, đồng chí Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế do Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế-thương mại, trong đó có kết nối hạ tầng giao thông và giao lưu địa phương. Đồng chí Vương Nghị cũng mong muốn hai bên tăng cường phối hợp và hợp tác trong các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam, ngoại giao văn hóa được coi là một lĩnh vực quan trọng trong chính sách đối ngoại, được triển khai sâu rộng ở nhiều cấp độ và địa bàn trong cả nước. Với mục tiêu góp phần xây dựng lòng tin và củng cố quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm nâng cao vị thế quốc gia, trong năm 2023 ngoại giao văn hóa đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đóng góp tích cực đối với sự phát triển của đất nước.

Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ VHTTDL để nghe những chia sẻ của bà về thành tựu của ngoại giao văn hóa trong năm qua cũng như kế hoạch trong năm tiếp theo.

- Thưa bà, năm 2023 có thể nói là một năm đặc biệt của ngoại giao Việt Nam. Đây cũng là năm ghi nhận sự bùng nổ trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa với nhiều chương trình văn hóa ấn tượng tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia. Bà có thể đánh giá tổng quát về dấu ấn của ngoại giao văn hóa chúng ta đã làm được thời gian qua?

Lĩnh vực văn hóa đối ngoại năm 2023 được đánh giá là một điểm sáng trong các hoạt động của Bộ VHTTDL nói riêng và của công tác đối ngoại nói chung.

Tại Hội nghị Ngoại giao 32 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: "Chưa bao giờ hình ảnh Việt Nam nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay". Trong kết quả chung đó có phần nỗ lực, đóng góp, cống hiến của những người làm công tác đối ngoại về văn hóa.

Có thể khẳng định, chưa bao giờ lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm đến lĩnh vực văn hóa như hiện nay. Trong các chuyến thăm và làm việc chính thức của lãnh đạo cấp cao, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã góp phần quảng bá, giới thiệu những giá trị của văn hóa Việt Nam đến các quốc gia. Ở chiều ngược lại, các hoạt động văn hóa cũng xuất hiện nổi bật khi chúng ta đón các đoàn cấp cao đến thăm Việt Nam.

Có thể nói, văn hóa đã hiện diện đầy đủ trong các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong năm qua. Tiêu biểu như chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Italia. Trong chuyến thăm này đã có một chương trình hòa nhạc được tổ chức tại Phủ Tổng thống, chúng ta đã kết hợp giới thiệu âm nhạc dân tộc với nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam như đàn Bầu, đàn Tơ Rưng trên nền nhạc cổ điển.

Gần đây, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước đến Nhật Bản, một lần nữa chúng ta được thấy sự giao lưu, hợp tác giữa các nhạc sĩ dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và nhạc sĩ của ban nhạc NHK của Nhật Bản. Đặc biệt là phần trình diễn của NSND piano Đặng Thái Sơn thể hiện bài "Trống cơm", kể câu chuyện của Việt Nam bằng ngôn ngữ âm nhạc cổ điển.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ và dự Tuần lễ Cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tại 3 thành phố của Hoa Kỳ đã có 3 chương trình nghệ thuật hết sức đặc sắc phục vụ các đối tượng khác nhau. Tiếp đó, trong chuyến thăm đến Brazil của Thủ tướng Chính phủ, chương trình nghệ thuật do chúng ta tổ chức đã góp phần thắt chặt thêm tình hữu nghị, giao lưu nhân dân giữa hai quốc gia.

Còn trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại ba nước Mỹ La tinh Cuba - Arghentina - Uruguay, một lần nữa văn hóa nghệ thuật đã trở thành nội dung quan trọng của chương trình chính trị nghệ thuật.

Nói tóm lại, một trong những kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại đó là tăng cường sự hiện diện của văn hóa Việt Nam thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoại giao văn hóa đã góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác song phương, đưa hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả thực chất, giúp tăng cường sự tin cậy giữa các quốc gia.

Trong năm 2023, Bộ VHTTDL cũng đạt "kỷ lục" với số văn kiện hợp tác đã ký kết với nước ngoài. Thông thường mỗi năm Bộ chỉ ký từ 5-6 văn kiện, nhưng năm 2023 đã đàm phán, ký kết 15 điều ước, thỏa thuận quốc tế. Đặc biệt, có nhiều văn kiện hợp tác quốc tế đã được ký kết trong chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Những văn kiện hợp tác đó đã tạo khuôn khổ pháp lý để các cơ quan hai bên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, mở rộng hợp tác, giao lưu về văn hóa trên nhiều lĩnh vực.

Điểm tiếp theo đó là, bên cạnh phục vụ các chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, năm 2023, Bộ VHTTDL đã chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch triển khai Chỉ thị 25 của Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, Bộ đã tổ chức 6 Tuần văn hóa, Ngày Văn hóa Việt Nam, Lễ hội văn hóa du lịch văn hóa Việt Nam tại nước ngoài. Trong đó, ưu tiên cho các nước là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.

Hội nghị song phương 3 bên dùng kiểu bàn nào năm 2024

Trong năm 2023, chúng ta có nhiều hoạt động kỷ niệm năm chẵn năm tròn về ngoại giao. Như Tuần Văn hóa du lịch Việt nam tại Pháp hết sức thành công, khép lại năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp; hay như chuỗi các chương trình Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Tokyo, Kanagawa (Nhật Bản) nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; Những ngày Văn hóa Việt Nam tại UAE nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-UAE

Thông qua các sự kiện này giúp tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân các nước, giúp người dân các nước hiểu thêm về một hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, đổi mới, thân thiện, là điểm đến an toàn đối với du khách và nhà đầu tư quốc tế.

Điểm tiếp theo đó là trong năm qua, có thể nói văn hóa đối ngoại đã đạt được thành tựu rất đáng ghi nhận khi chủ động hội nhập sâu rộng vào các diễn đàn đa phương về văn hóa. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh cụ thể đến những kết quả trong khuôn khổ của UNESCO.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong cơ chế hợp tác của UNESCO. Tháng 11/2023, chúng ta đã trúng cử vào thành viên Ủy ban Di sản thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã đảm nhận vị trí thành viên Ủy ban liên chính phủ ở cả 3 công ước: Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005); Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003); Công ước về bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972). Đồng thời, Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng chấp hành, Phó chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42.

Một thành tựu nữa mà tôi muốn nhấn mạnh đó là, cuối tháng 10 vừa qua, Tổng Giám đốc UNESCO đã ký quyết định chính thức công nhận Đà Lạt, Hội An là 2 thành phố sáng tạo tham gia vào mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Đây là kết quả hết sức tuyệt vời trong việc triển khai Đề án mà Chính phủ giao Bộ VHTTDL, và Cục Hợp tác quốc tế là đơn vị được giao triển khai Đề án này đến các địa phương.

Như vậy, sau khi Hà Nội được công nhận là thành phố sáng tạo đầu tiên về lĩnh vực thiết kế vào năm 2019, đến Hội An được công nhận là thành phố sáng tạo về thủ công, nghệ thuật dân gian, Đà Lạt là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạ. Đến nay Việt Nam đã có 3 thành phố sáng tạo tham gia vào mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.

Điều quan trọng hơn, với việc tham gia vào mạng lưới này, nhận thức của chính quyền cũng như nhân dân về tầm quan trọng, vai trò của văn hóa sáng tạo trong sự phát triển của kinh tế xã hội đã được nâng lên. Từ đó, văn hóa đã trở thành trung tâm của các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Qua đó, chúng ta có thể kỳ vọng tạo các sản phẩm văn hóa du lịch mới, tăng sức hút, hấp dẫn của các địa phương, mang lại hiệu quả thực chất về hưởng thụ văn hóa cho chính cộng đồng dân cư ở các thành phố này, góp phần thu hút đông đảo du khách đến với các địa phương.

Kết quả tiếp theo đó là thông qua văn hóa đối ngoại, chúng ta cũng tiếp thu được các tinh hoa, giá trị văn hóa của thế giới để làm phong phú, giàu thêm nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của Việt Nam. Trong năm 2023, Bộ VHTTDL cùng với các Trung tâm văn hóa nước ngoài của Việt Nam và các cơ quan ngoại giao…đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật của nước ngoài.

Tiêu biểu như dự án công diễn vở Opera "Công nữ Anio", đây là kết quả của dự án hợp tác giữa các nghệ sĩ Việt Nam và nhà sáng tạo Nhật Bản trong một thời gian dài. Hay như Chương trình âm nhạc "Hoàng tử bé"; Live show "Huế the light" dùng công nghệ âm thanh ánh sáng kết hợp với âm nhạc…đã lan tỏa nét đẹp của nền văn hóa các nước đến người dân Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động giao lưu văn hóa của các nước láng giềng cũng diễn ra hết sức nổi bật như Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam đã được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng; Hay Tuần văn hóa Lào tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, Ninh Bình…

Đây không chỉ là các hoạt động văn hóa có ý nghĩa chính trị, mà còn thắt chặt tình hữu nghị, tăng cường giao lưu văn hóa giữa nhân dân các nước, lại sự hưởng thụ văn hóa cao hơn cho công chúng Việt Nam ở nhiều vùng miền.

Về khía cạnh quảng bá văn hóa Việt Nam sang nước ngoài, chúng ta cũng đón, hướng dẫn các đoàn làm phim, đoàn phóng viên báo chí vào Việt Nam để thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Tiêu biểu như chương trình show truyền hình thực tế "Hành trình kỳ thú" của Netflix Việt Nam do Bộ VHTTDL bảo trợ và BHD là đơn vị thực hiện. Với sự tham gia của những nhà sáng tạo trẻ. Chương trình này cũng đã được phát hành trên Netflix, lan tỏa ra toàn thế giới và đạt giải tại liên hoan phim Busan tháng 10/2023.

Đó là một trong những cách làm mà chúng tôi thấy rất sáng tạo, thông qua công nghệ để giới thiệu một cách hiệu quả nhất những hình ảnh đẹp đẽ của đất nước, con người Việt Nam đến thế giới.

- Bà đã chia sẻ nhiều bức tranh sáng màu và ấn tượng về ngoại giao văn hóa trong năm 2023. Vậy trong thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ VHTTDL giao phó, bà có muốn chia sẻ thêm điều gì?

Một trong những nhiệm vụ mà Cục Hợp tác quốc tế được Bộ trưởng Bộ VHTTDL giao đó là thông qua hoạt động ngoại giao để thu hút thêm các nguồn lực giành cho ngành.

Trong năm 2023, Cục đã trực tiếp làm việc với Tập đoàn Samsung, kết quả là lần đầu tiên Tập đoàn này đã cấp học bổng cho các sinh viên văn hóa nghệ thuật, thể thao của các Trường Việt Bắc; Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh với 80 suất học bổng với trị giá 640 triệu đồng. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa. Kêu gọi Tập đoàn Samsung tài trợ khoảng 1 tỷ đồng cho chương trình liên kết giữa điện ảnh và du lịch tại Nha Trang.

Hội nghị song phương 3 bên dùng kiểu bàn nào năm 2024

Ngoài ra, Cục cũng tiếp tục làm việc với Quỹ Kumho Asiana của Hàn Quốc, Quỹ Toyota của Nhật Bản để cấp học bổng cho các học sinh tài năng có hoàn cảnh khó khăn. Đây là những chương trình thường kỳ và đã được Cục đàm phán kết nối giành cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật, âm nhạc trên các vùng miền.

Bên cạnh đó, Cục đã phối hợp cùng Vụ Kế hoạch tài chính, Bảo tàng lịch sử quốc gia triển khai ký kết thành công dự án ODA trong việc nâng cấp năng lực bảo tồn, tu bổ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia. Dự án này được tổ chức Jica của Nhật Bản tài trợ.

- Thông qua những chia sẻ trên của Cục trưởng, có thể thấy được một năm hết sức sôi nổi với nhiều hoạt động rất thiết thực, hiệu quả của công tác ngoại giao văn hóa không chỉ ở quốc tế và cả trong nước. Bà có thể chia sẻ đâu là nguyên nhân dẫn đến những thành công đó?

Điều đầu tiên là chúng ta đã có chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc mở rộng các quan hệ đối ngoại thông qua ngoại giao văn hóa, xem ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột. Bên cạnh đó, nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về vai trò của văn hóa nói chung và văn hóa đối ngoại nói riêng cũng ngày càng được nâng cao.

Thông qua hai Hội nghị năm 2021 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đó là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Hội nghị đối ngoại toàn quốc. Có thể nói nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội đã được nâng lên một bước. Từ nhận thức đó đã biến thành các hành động thiết thực, cụ thể.

Chúng ta cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, bộ ngành, nhất là giữa Bộ VHTTDL và Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Cùng với đó là sự phối hợp thường xuyên của Bộ VHTTDL với Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội trong việc thực hiện chương trình giới thiệu văn hóa nghệ thuật Việt Nam thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thứ hai, khi công tác văn hóa đối ngoại đã là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị, của cả xã hội thì chúng ta cũng thấy được ở đó vai trò của rất nhiều thành phần. Ở đây là từ các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, những nhà sáng tạo, người dân với vai trò là những đại sứ văn hóa để lan tỏa giá trị, hình ảnh văn hóa, con người Việt Nam ra bạn bè thế giới.

Chúng ta cũng nhìn thấy những nỗ lực của các doanh nghiệp trong năm qua đã góp phần vào hiện thực hóa mục tiêu biến Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn về văn hóa nghệ thuật của quốc tế.

- Từ tiền đề đã đạt được trong năm 2023, xin bà cho biết về một số hoạt động nổi bật trong ngoại giao văn hóa mà chúng ta hướng đến trong năm 2024?

Đúng vậy, những kết quả của năm 2023 chính là tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024. Những người làm công tác ngoại giao văn hóa luôn trăn trở để luôn đổi mới, sáng tạo trong cách làm nhưng vẫn phải bám sát các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Trong năm 2024, chúng tôi xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc triển khai Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam.

Hội nghị song phương 3 bên dùng kiểu bàn nào năm 2024

Chúng ta cũng tiếp tục có hoạt động thực hiện cam kết quốc tế. Như năm 2024, tổ chức Tuần Văn hóa việt Nam tại Lào, Campuchia. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa kế hoạch hai Bộ đã ký, đồng thời triển khai chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao về tăng cường, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị của các nước láng giềng.

Đối với Hoa Kỳ- quốc gia mà Việt Nam vừa nâng tầm quan hệ là Đối tác chiến lược toàn diện, ngành Văn hóa sẽ nỗ lực để đóng vai trò tiên phong trong công tác ngoại giao. Nếu điều kiện cho phép chúng tôi sẽ triển khai hoạt động giao lưu văn hóa thực chất giữa nhân dân hai nước.

Ngoài ra, chúng ta cũng tập trung tổ chức các Tuần văn hóa tại các quốc gia như Kazhatan, Mông Cổ với tiêu chỉ, khẳng định được vai trò, vị thế đi đầu của ngoại giao văn hóa trong ngoại giao giữa các quốc gia.