Độ đạm là gì

Độ Đạm Nước Mắm Là Gì? Cách Phân Biệt Các Loại Đạm Nước Mắm. Ngày cập nhật: 14-10-2021 13:41:31 PM

Trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng của nước mắm, thì độ đạm là một yếu tố khá quan trọng hàng đầu. Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng chưa hiểu rõ về độ đạm nước mắm cũng như cách phân biệt để chọn được loại nước mắm ngon. Vậy trong bài viết này, Thái Long sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích về độ đạm nước mắm để hiểu rõ hơn nhé!

Độ đạm của nước mắm bao gồm hàm lượng đạm tổng là lượng Nitơ, đạm amin và đạm amon có trong một chai nước mắm. Trong đó, hàm lượng đạm Nitơ là yếu tố quyết định đến đánh giá các thứ hạng nước mắm ngon chuẩn nhất.
Đồng thời, lượng đạm Amin thường nằm dưới dạng Acid Amin (g/l) sẽ quyết định giá trị dinh dưỡng của chai nước mắm. Đạm amon là đạm thối có trong nước mắm, nếu có quá nhiều thì nước mắm sẽ có chất lượng kém.

Độ đạm là gì

Để đánh giá độ đạm của nước mắm, thông thường chú ý nhiều nhất đến các hàm lượng đạm tự nhiên cao như: acid amin, peptide, polypeptide, acid nucleic...; các loại đạm vô cơ như: NH3, muối amoni, muối nitrate... là những loại đạm rất tốt cho sức khỏe, giúp nước mắm ngon, sạch. Và đặc biệt nước mắm sạch là không sử dụng chất bảo quản, hóa chất công nghiệp, chất tạo đạm như: urê, axit amin, melamine…có hại cho sức khỏe.

Phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm

Ngoài việc biết được độ đạm của nước mắm là gì, việc xác định và cách kiểm tra độ đạm của nước mắm rất quan trọng. Phần lớn chúng ta thường phân biệt nước mắm dựa vào độ đạm, thường viết tắt là N – được thể hiện trên bao bì sản phẩm.
Căn cứ vào Tiêu chuẩn Việt Nam, nước mắm được chia thành 4 loại cơ bản sau:

  • Loại đặc biệt: thường có độ đạm lớn hơn 30N.
  • Loại thượng hạng: thường có độ đạm lớn hơn 25N.
  • Loại hạng 1: có độ đạm lớn hơn 15N.
  • Loại hạng 2: có độ đạm lớn hơn 10N.

Độ đạm là gì

Mách nhỏ: Bao bì một số sản phẩm có thể không ghi độ đạm N nhưng lại thay bằng thông số của hàm lượng protein. Bạn có thể quy đổi ra độ đạm bằng cách lấy lượng protein có trong 1000 ml nước mắm chia cho 6.25.Thông thường độ đạm càng cao càng làm tăng giá trị của nước mắm, đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ cao hơn.

Độ đạm càng cao, nước mắm càng ngon?

Mặc dù dựa vào độ đạm để chọn nước mắm là yếu tố cần thiết, nhưng nếu chỉ dựa vào đó, người dùng chưa hẳn đã lựa được đúng loại nước mắm ngon. Để đánh giá nước mắm ngon còn dựa trên các yếu tố khác về màu sắc, mùi vị và độ an toàn.
Và hơn hết, bạn nên chọn các loại nước mắm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chọn được nước mắm ngon và chất lượng. Bởi vì những sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý luôn được đảm bảo về mặt chất lượng, chính vì thế bạn có thể chọn loại nước mắm được chỉ dẫn địa lý Phan Thiết hay Phú Quốc là yên tâm chọn mua nước mắm ngon cho gia đình mình.

Độ đạm là gì

Tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác về nước mắm tại đây nhé!


Thái Long là thương hiệu của Công ty Cổ phần LAVELA, tự hào hơn 10 năm sản xuất và phân phối các sản phẩm gia vị chất lượng cho bữa ăn của người Việt.

Văn phòng chính: 25A Nguyễn Duy Hiệu, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Nhà máy SX: CN CÔNG TY CỔ PHẦN LAVELA TẠI BÌNH THUẬN
Địa chỉ: Lô C9-I, Đường N4, KCN Hàm Kiệm I, Xã Hàm Mỹ, Huyện  Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận
Hotline: 1900 2323 38 (8h - 17h30 từ Thứ 2 đến Thứ 6)
Email:
Fanpage: Thái Long - Nước mắm đặc sản Phan Thiết
Youtube: Thái Long - Nước mắm đặc sản Phan Thiết
Các điểm bán sản phẩm Thái Long: tại đây

Trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nước mắm, độ đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Độ đạm cũng là một trong 7 phần bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống Việt Nam do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với các Hiệp hội nước mắm truyền thống trên cả nước lần đầu tiên công bố.

Độ đạm trong nước mắm truyền thống - Như thế nào mới là CHUẨN?
 

Độ đạm là gì?

Nước mắm là một sản phẩm do thịt cá ngâm trong muối mặn phân giải từ protein phức tạp đến đơn giản và tạo thành các axit amin dưới tác dụng của enzyme có trong thịt và hệ tiêu hóa của cá, vì vậy khiến cho cá có độ đạm và mùi vị đặc trưng có được là hoàn toàn từ quá trình lên men tự nhiên. Quá trình này được tóm tắt bởi sơ đồ như sau:

Protit => Anbumin => Pepton => Polipepit => Peptit => Axit amin.

Độ đạm của nước mắm gọi tên ở đây là tổng hàm lượng Nitơ có trong 1 lít nước mắm. Chẳng hạn, nước mắm 20 độ đạm nghĩa là trong 1 lít nước mắm có chứa 20g nitơ.
 

Độ đạm là gì

 

Đạm trong nước mắm gồm những loại nào?

Các chất đạm có trong nước mắm bao gồm:

1 -  Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm (g/l), quyết định phân hạng của nước mắm.

2 -  Đạm amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin (g/l), quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm.

3 -  Đạm amon: hay còn gọi là đạm thối, càng nhiều nước mắm càng kém chất lượng
 

Các chất đạm chiếm hàm lượng chủ yếu (số phân tử N) có trong nước mắm gồm :

-   Đạm hữu cơ: acid amin, peptide, polypeptide, acid nucleic..

-   Đạm vô cơ: NH3, muối amoni, muối nitrate

Loại đạm ghi trên nhãn chai nước mắm chúng ta sử dụng là đạm tổng số.
 

Phân loại chất lượng nước mắm dựa trên độ đạm

Độ đạm là một thông số dùng để đánh giá chất lượng nước mắm. Tuy nhiên, không phải “Độ đạm cao thì nước mắm càng ngon”. Điều này trên thực tế đúng nhưng không toàn diện, nó chỉ đúng với trường hợp của sản phẩm nước mắm truyền thống. Với các loại nước mắm có can dự kỹ thuật công nghiệp, nhà sản xuất thường thêm nhiều loại phụ gia để tăng độ đạm trong nước mắm như ure, axit amin, melamine... không phải lượng đạm tự nhiên nên không thể đánh giá chất lượng nước mắm dựa vào tiêu chí độ đạm này.
 

Dựa trên độ đạm này mà nước mắm được thành một số hạng cơ bản như sau:
 
+ Loại đặc biệt:                  Độ đạm >300N,

+ Loại thượng hạng:          Độ đạm >250N,

+ Loại hạng 1:                    Độ đạm >150N,

+ Loại hạng 2:                    Độ đạm >100N (TCVN 5107:2003).
 

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có một số loại nước mắm không ghi độ đạm mà chỉ ghi hàm lượng protein. Nếu muốn quy đổi ra đạm, bạn phải lấy lượng protein có trong 1.000ml, chia cho 6,25. Ví dụ, một loại nước mắm ghi trên nhãn chỉ có 2,5g protein trong 100ml, thì độ đạm tính là 40N, như vậy chưa bằng một nửa loại nước mắm hạng 2.
 

Độ đạm là gì

Nước mắm Ngư Quỳnh 30 độ đạm
 

Độ đạm trong nước mắm truyền thống là bao nhiêu?

Về cơ bản, đạm trong nước mắm truyền thống là đạm tự nhiên, hình thành từ quá trình phân hủy cá với muối, độ đạm này cũng cao hơn hẳn các loại nước chấm công nghiệp - Đây là ưu thế của nước mắm truyền thống trên thị trường. 

Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống là 30 No còn lại trung bình giao động từ 15 No đến 25 No. Một số loại nước mắm cao đạm có độ đạm vượt trội từ 30 – 35 độ, đôi khi có thể đạt đến 40 – 45 độ nhưng rất hiếm bởi để tăng độ đạm tự nhiên cho nước mắm cần rất nhiều kỹ thuật phức tạp, hoặc rút muối ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, những loại nước mắm này giá thành sẽ rất cao, bên cạnh đó độ đạm quá cao cũng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
 

Nước mắm nhỉ Ngư Quỳnh ướp cá và muối theo tỷ lệ 8:2 - Tỷ lệ sản xuất mắm cao đạm. Đây được coi là tỷ lệ vàng trong sản xuất mắm. Bởi ở tỷ lệ này mắm không quá mặn, cá và muối vừa đủ cân bằng để cá không bị hư khi ủ trong thời gian dài. Nhờ đó, nước mắm Ngư Quỳnh đạt độ đạm 30-40gN cho ra sản phẩm nước mắm loại mắm có giá trị vượt trội  hơn hẳn so với mắm thông thường.
 

☎️ 0961 068 006