Có bao nhiêu tôn chỉ trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh thể

Có bao nhiêu tôn chỉ trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh thể

Có bao nhiêu tôn chỉ trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh thể

Có bao nhiêu tôn chỉ trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh thể

Võ Lâm, 24/04/2022Linh mục Tuyên Úy TNTT Xứ Đoàn Thánh Tâm – Giáo Xứ Võ Lâm

Tađêô Võ Xuân Sơn

BẢN CHẤT – MỤC ĐÍCH – TÔN CHỈ

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ

I/ BẢN CHẨT

Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là một đoàn thể tông đồ giáo dân, giúp thăng tiến và thực hành sống đạo cho các em thiều nhi.

– Đoàn thể tông đồ giáo dân (# hội dòng tu): những người giáo dân được quy tụ thành một đoàn thể, làm tông đồ phù hợp với đời sống của mình. Nói cách khác, PTTNTT là một đoàn thể, dành cho giáo dân, để họ làm tông đồ.

– Giúp thăng tiến và thực hành sống đạo cho các em thiếu nhi: đây là hoạt động tông đồ chính yếu của PTTNTT.

=> PTTNTT là một môi trường giáo dục dành cho thiếu nhi: tạo bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, cởi mở để các em sống đạo cách ý thức và tích cực; đồng thời giúp các em hãnh diện giới thiệu Chúa với bạn bè.

II/ MỤC ĐÍCH

a. Mục đích 1: Đào luyện thanh thiếu nhi về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trở thành những con người kiện toàn và những Kitô hữu thánh thiện.

– Phương diện tự nhiên: giáo dục, rèn luyện, kiện toàn về thể chất, tinh thần và đạo đức với các đức tính căn bản trong gia đình, nơi trường học, trong khu xóm và xã hội. Có tinh thần tự nguyện và ý thức góp phần xây dựng xã hội.

– Phương diện siêu nhiên: giáo dục về đạo lý (luân lý), giáo lý, lương tâm ngay thẳng, sống đạo trưởng thành, hăng hái dấn thân làm tông đồ. Kitô hữu thánh thiện và làm tông đồ.

b. Mục đích 2: Đoàn ngũ hóa thiếu nhi để hướng dẫn các em truyền thông Tin mừng và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin mừng.

– Đoàn ngũ hóa: quy tụ sắp xếp các em thành một đoàn thể/đội/nhóm để huấn luyện (đạt hiệu quả cao).

– Truyền thông Tin mừng: loan báo, rao giảng, làm chứng cho Tin mừng.

– Xây dựng xã hội theo tinh thần Tin mừng: đem tinh thần Tin mừng thấm nhuần và hoàn thiện hóa cuộc sống hiện tại, môi trường xã hội.

III. TÔN CHỈ

Tôn chỉ của PTTNTT là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc: cầu nguyện – rước lễ – hy sinh – làm tông đồ.

– Sống Lời Chúa: nghe – hiểu – sống; đọc – gẫm – làm. Hy sinh và làm tông đồ.

– Kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể: cầu nguyện, rước lễ, chầu thánh thể…

– Tôn sùng và ắt chước Đức Mẹ, các thánh luôn chạy đến với Chúa, đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời.

– Gắn bó với Giáo hội, làm tông đồ với lòng yêu mến, vâng phục vị Đại diện Chúa Kitô.

I. TÔN CHỈ .

Điều 1 : Phong trào quốc tế, trước gọi là Nghĩa Binh Thánh Thể đã được giáo quyền phê chuẩn (bằng văn thư số 16/74/GMĐT/TĐGD, ngày 22-8-1974; với danh hiệu “PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM” 

Điều 5 : Tôn chỉ của Tổng Liên Đoàn TNTT-VN là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm việc tông đồ, nhất là làm tông đồ cho giới trẻ bằng mọi cách như sắc lệnh Tông đồ Giáo dân đã nói :”Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (Sắc lệnh TĐGD, số 12)

        Kể từ năm 1917, dưới danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể, Phong-trào được thành lập để đáp lại tiếng gọi của Đức Giáo Hoàng Piô X về việc cho Thiếu Nhi chịu lễ sớm và cổ động sự năng chịu lễ. Những tài liệu đầu tiên đăng trên báo Hostia năm 1917 đã làm nổi bật điểm này. Đàng khác, người ta cũng ghi nhận một cố gắng liên tục để đưa đến hiểu biết và thực hành ý nghĩa sâu xa đạo đức của việc tham dự thánh lễ và lãnh nhận Thánh Thể.

        Do đó, trọng tâm của Phong-trào hôm nay là nhờ phép Thánh thể để thánh hóa tuổi trẻ, hoặc nói theo danh từ chuyên môn của Phong-trào, là để Ki-tô hóa tuổi trẻ, nghĩa là giúp chúng biến đổi nên giống Chúa Ki-tô trong tâm tình và trong cách sống. Cụ thể như :

Thánh Kinh và Thánh Thể là nền tảng và là tôn chỉ của Phong trào. Các em được hướng dẫn để sống Lời Chúa và kết hợp với chúa Giêsu Thánh Thể trong tinh thần cầu nguyện – hy sinh – rước lễ – và làm việc Tông đồ.

Lòng tôn sùng Mẹ Maria dẫn đưa các em đến với Chúa.

Sống noi gương các thánh tiền nhân là các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.

Sống gắn bó với Giáo Hội và thực hiện việc Tông đồ bằng sự yêu mến và vâng phục Đức Thánh Cha, vị thủ lãnh của Phong trào.

        Mọi thành viên của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, từ một em đoàn sinh đến cấp lãnh đạo cần triệt để sống tôn chỉ của Phong trào để có thể trở nên công cụ hữu hiệu thông truyền Tình yêu và sự Sống của Chúa cho các em và cho mọi người xung quanh. Nhờ đó Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể tiếp tục mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu thế, đó chính là lý tưởng của các em trong Phong trào.

II. MỤC ĐÍCH.

Điều 2 : Tổng Liên Đoàn TNTT-VN nhằm hai mục đích tổng quát :

+ Đào luyện Thanh Thiếu Nhi về 2 phương diện : tự nhiên và siêu nhiên để họ trở thành những con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo.

+ Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn Thiếu nhi truyền thông Tin Mừng và góp phần xây dựng xã hội.

        Nhìn vào lịch sử Phong-trào, chúng ta thấy mục đích của Phong-trào qua mỗi giai đoạn lịch sử, có những sắc thái và trọng tâm riêng.

a. Trong giai đoạn thành lập, tạm gọi là giai đoạn một, ở Pháp hay ở Việt Nam, lúc đầu Phong-trào chủ trương đặc biệt sùng kính phép Thánh Thể ( và cầu nguyện cho hòa bình thế giới lúc đệ I thế chiến).

b. Trong giai đoạn thứ hai, khi Phong-trào ở Việt Nam bắt đầu chuyển hướng và thích nghi với hoàn cảnh ở Việt Nam qua nội qui thống nhất năm 1964 và theo tôn ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lúc đó, thì Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là một đoàn thể nhằm trước hết là việc giáo dục đạo đức cho các em Thiếu Nhi công giáo.

c. Trong giai đoạn thứ ba, qua nội qui mới năm 1970, theo chiều hướng của giáo hội hậu Công Đồng, mục tiêu của Phong-trào nhằm huấn luyện Thiếu Nhi nên tông đồ và làm tông đồ.

Ba giai đoạn với ba ý thức khác nhau về mục đích nhưng tựu trung vẫn là một và có liên hệ với nhau.

d. Trong giai đoạn thống nhất : Qua nội qui năm 1974, Phong trào đưa ra 2 mục đích rõ nét đó là :

Đào luyện Thanh Thiếu Nhi về 2 phương diện : Tự nhiên và Siêu nhiên.

1. Về phương diện tự nhiên : Các em được giáo dục để trở thành những con người kiện toàn về thể chất, tinh thần, và nhân cách với những đức tính căn bản của con người trong : gia đình, nơi trường học, trong khu xóm, ngoài xã hội. Có khả năng, tinh thần tự nguyện, ý thức góp phần xây dựng xã hội.

2. Về phương diện siêu nhiên : Các em được giáo dục để trở thành những Kitô hữu hoàn hảo với nền tảng đạo đức chắc chắn, hiểu biết giáo lý, lương tâm ngay thẳng, sống đạo trưởng thành, hăng hái dấn thân trong công việc tông đồ. Y thức sống và thực hành ơn gọi căn bản là NÊN THÁNH và LÀM VIỆC TÔNG ĐỒ

a. Đoàn ngũ hóa Thiếu Nhi

* Hướng dẫn các em truyền thông Tin Mừng, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.

*Quy tụ và sắp xếp các em theo một kiểu thức, giúp cho việc giáo dục dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

     Một Kitô Hữu hoàn hảo sẽ là người tông đồ tốt

     Một công dân tốt sẵn sàng tham gia xây dựng xã hội.

     Một người không thể làm tông đồ tốt nếu người đó không được trang bị hoàn hảo về đời sống nhân bản cũng như đời sống tâm linh.

Như vậy, 2 mục đích này hòa quyện với nhau, đòi hỏi và bổ xung cho nhau trong việc đào tạo con người của phong trào.

III. ĐƯỜNG LỐI.

Điều 8 : Lãnh trách nhiệm Kitô hoá toàn thể giới trẻ, đường lối Tổng Liên Đoàn TNTT-VN hiện nay là tạo cho Thanh Thiếu Nhi một bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, thích nghi, cởi mở, để hướng dẫn chúng trong lối sống đạo tích cực, tự nguyện, ý thức và đồng thời gây nơi họ một tinh thần dấn thân cao độ để hiên ngang mang Chúa đến với môi trường sống.

_ Bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, thích nghi :

        Là một Phong-trào đạo đức (bản chất), Phong-trào huấn luyện đoàn viên bằng một nền đạo đức hợp với tuổi tác và tạo bầu khí sinh động dựa trên Thánh Kinh, tâm tình và hoàn cảnh thực tế hiện tại, chứ không dựa trên lý thuyết suông hay quan niệm cổ điển xa xưa, 

        Đồng thời muốn việc huấn luyện đạo đức thành công, những yếu tố tự nhiên, nhân loại, (tự nhiên) cũng phải được triệt để khai thác để làm nền móng xây dựng những yếu tố siêu nhiên.

        Do đó, trong các buổi học giáo lý Phong-trào đã vượt khuôn khổ thuần tuý đạo đức của ngày xưa phối hợp với mọi sinh hoạt chuyên môn thích nghi với tuổi trẻ, nhằm tạo cho thiếu nhi những khả năng tự nhiên.

        Trong giai đoạn mới này, Phong-trào lại tiến thêm một bước xa hơn, chủ trương hướng dẫn thiếu nhi vào môi trường xã hội để làm việc tông đồ trong môi trường bằng mọi hoạt động bác ái, cởi mở và hợp tác với mọi tổ chức cũng như mọi công tác có ích lợi chung.

        Lối sống đạo tích cực, tự nguyện .

        Dựa vào nền tảng đạo đức sẵn có, Phong trào hướng các đoàn viên đi sâu vào đời sống đạo thực hành, giúp cho các đoàn viên có ý thức trách nhiệm trong đời sống đạo của chính bản thân qua cách sống sinh động, nhiệt thành và tìm đến công việc cách tự nguyện.

_ Ý thức và đồng thời gây nơi họ một tinh thần dấn thân cao độ

        Tự bản thân, mỗi đoàn viên của phong trào xác định ơn gọi dấn thân phục vụ, dựa trên nền tảng Thánh Kinh và qua môi trường huấn luyện cũng nhu các phương pháp của Phong trào, giúp cho đoàn viên ý thức được mình là ai? Và để theo chân Chúa Giêsu trong trường Tông đồ đòi hỏi mỗi đoàn viên luôn sẵn có bầu nhiệt huyết dấn thân vì Chúa, trong Chúa và cho Chúa.

        Trải qua gần một thế kỷ, tôn chỉ và mục đích của Phong trào ngày càng rõ nét thể hiện bản chất của một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, góp phần cùng Giáo Hội đào tạo những Kitô hữu tương lai và giúp họ đồng hành với đường lối chung của Giáo Hội.

[Nguồn: Sổ Tay TNTT]