Ch biếtgiọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì năm 2024

Trùng giọng là trường hợp 2 giọng trưởng hoặc 2 giọng thứ có tên gọi & hóa biểu khác nhau nhưng âm thanh vang lên giống nhau.

Trong vòng quãng 5 chúng ta dễ dàng nhận thấy:

Ch biếtgiọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì năm 2024

  • Giọng C# có 7# trùng với với giọng Db có 5b.
  • Giọng F# có 6# trùng với với giọng Gb có 6b.

Các giọng trùng nhau có tổng số dấu hóa bằng 12 dấu.

Theo quy luật trên, về lý thuyết ta có thể tính ra nhiều cặp giọng trùng nhau hơn nữa nhưng đó là điều chưa cần thiết.

Nắm chắc các hợp âm có trong 14 giọng cơ bản là bạn đã đi được 1/4 chặng đường học piano đệm hát và chơi piano cảm âm. Điều kiện cần và đủ đầu tiên để bạn bắt đầu học piano là nắm rõ các hợp âm cơ bản và vị trí của các hợp âm đó trên phím piano.

Dưới đây là các hợp âm piano cơ bản có trong 14 giọng cơ bản mà Ngọc thường xuyên sử dụng để viết hợp âm cho các bài piano cover của mình.

\>> Xem thêm bài viết: Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao

Ch biếtgiọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì năm 2024
* Hợp âm có trong 14 giọng cơ bản

Mẹo ghi tên các hợp âm trong 14 giọng cơ bản như sau:

  • Bước 1: Xác định giọng của bài hát. Bài hát giọng gì thì hợp âm bậc 1 là hợp âm trùng tên của giọng.
  • Bước 2: Ghi tên các hợp âm từ bậc 1 đến bậc 7.

Ví dụ: Nếu bài hát giọng C thì bậc 1 là hợp âm C, cứ như vậy đếm lên ta được các tên: D E F G A B

  • Bước 3: Nếu bài hát giọng trưởng, ta có thể bỏ qua không ghi hợp âm bậc 7. Nếu bài hát giọng thứ, ta có thể bỏ qua không ghi hợp âm bậc 2.
  • Bước 4: Hợp âm bậc 1-4-5 cùng loại với nhau. Ví dụ: Nếu bậc 1 là hợp âm trưởng thì 4-5 cũng là hợp âm trưởng, các hợp âm ở các bậc còn lại là ghi hợp thứ (thêm chữ “m”). Nếu bậc 1 là hợp âm thứ thì 4-5 cũng là hợp âm thứ, các hợp âm còn lại là hợp âm trưởng. Riêng hợp âm bậc 5 của giọng thứ có cả 2 trường hợp: hợp âm trưởng & hợp âm thứ.

* Lưu ý:

– Ở các giọng trưởng, hợp âm bậc VII trong giọng trưởng có tên là hợp âm “dim” – hợp âm giảm (trong bài viết này chỉ đề cập tới các hợp âm trưởng thứ thường sử dụng cho người mới bắt đầu, nên sẽ không để cập tới loại hợp âm này)

– Ở các giọng thứ, hợp âm bậc II trong giọng thứ có tên là hợp âm “dim” – hợp âm giảm (trong bài viết này chỉ đề cập tới các hợp âm trưởng thứ thường sử dụng cho người mới bắt đầu, nên sẽ không để cập tới loại hợp âm này)

– Những cặp giọng trưởng thứ song song nhau (là những cặp giọng trưởng – thứ có chung đặc điểm dấu hoá – relative key) có các hợp âm giống nhau.

  • Ví dụ giọng C & Am đều có tên các hợp âm giống nhau.

– Bậc V của giọng thứ có thể sử dụng cả hợp âm trưởng và hợp âm thứ.

  • Ví dụ hợp âm bậc 5 của giọng Am là hợp âm E và Em đều có thể sử dụng được, và chơi hợp âm E thường sử dụng nhiều hơn là Em trong giọng Am.

– Các hợp âm bậc 1-4-5 sẽ có cùng loại hợp âm với nhau.

  • Ví dụ giọng C, thì hợp âm bậc 1 là hợp âm trưởng – C, hợp âm bậc 4 là F, hợp âm bậc 5 là G (cùng là hợp âm trưởng), các hợp âm còn lại bậc 2,3,6 là hợp âm thứ (Dm, Em, Am)

Với người mới bắt đầu học piano, bạn hãy bắt đầu với cặp giọng C-Am trước, sau khi thành thạo các hợp âm trong cặp giọng này, bạn có thể bắt đầu học và tập chơi hợp âm các cặp giọng song song tiếp theo, trình tự từ dễ lên khó (số lượng dấu hoá tăng dần).

Minh hoạ cho các hợp âm có trong 9 cặp giọng song song phổ biến cho người mới học piano gồm:

1.Cặp giọng: C – Am (không có dấu #,b)

2.Cặp giọng: G – Em (có 1 dấu #)

3.Cặp giọng: D – Bm (có 2 dấu ##)

4.Cặp giọng: A – F

m (có 3 dấu ###)

5. Cặp giọng: E – C

m (có 4 dấu ####)

6. Cặp giọng: F – Dm (có 1 dấu b)

7. Cặp giọng: Bb – Gm (có 2 dấu bb)

8. Cặp giọng: Eb – Cm (có 3 dấu bbb)

9. Cặp giọng: Ab – Fm (có 4 dấu bbbb)

[1] Cặp giọng không có dấu thăng giáng: C (đô trưởng) & Am (la thứ)

Ch biếtgiọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì năm 2024

Giọng C không có nốt thăng (#), giáng (b) nên thế bấm các hợp âm có trong giọng C đều nằm trên phím trắng.

Ch biếtgiọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì năm 2024

Giọng Am không có nốt thăng (#), giáng (b) nên thế bấm các hợp âm có trong giọng Am đều nằm trên phím trắng, ngoại trừ hợp âm E.

\>>> Xem thêm: Tổng hợp 30 tone nhạc & vòng hợp âm trong các giọng phổ biến – Boi Ngoc Piano Official

Cách xác định bài hát có phải giọng Đô trưởng hay không?

Bài hát có Giọng C (Đô trưởng) khi:

  • Nốt nhạc cuối cùng kết thúc của bài hát là nốt Đô
  • Bài hát không có dấu hoá cố định (thăng / giáng)

Giọng C (Đô trưởng) không có dấu hoá cố định, điều này có nghĩa là không có dấu thăng (#) hoặc giáng (b) nào được chỉ định trong giọng.

Và 6 hợp âm cơ bản trong giọng C (Đô trưởng) là:

  1. C (Do trưởng)
  2. Dm (Re trưởng)
  3. Em (Mi trưởng)
  4. F (Fa trưởng)
  5. G (Sol trưởng)
  6. Am (La trưởng)

Đây là những hợp âm cơ bản và phổ biến nhất được sử dụng trong nhiều bài hát có giọng C (Đô trưởng). Bằng cách sử dụng những hợp âm này, bạn có thể chơi nhiều bài hát khác nhau một cách dễ dàng trên đàn Piano hoặc guitar.

Cách xác định bài hát thuộc giọng La thứ

Bài hát có Giọng Am khi:

  • Nốt cuối cùng kết thúc của bài hát là nốt La
  • Bài hát không có dấu hoá cố định (thăng / giáng)

Bài hát không có dấu hoá cố định (# hoặc b), cho thấy không có bất kỳ nốt nào bị tăng hoặc giảm một nửa cung.

Trong giọng Am, 7 hợp âm cơ bản thường được sử dụng là:

  1. C (Do)
  2. Dm (Re thứ)
  3. Em (Mi thứ)
  4. E (Mi)
  5. F (Fa)
  6. G (Sol)
  7. Am (La thứ)

Với những điều này, bạn có thể kết luận rằng bài hát được phân loại là có giọng Am (La thứ), với sự xuất hiện của các hợp âm cơ bản tương ứng. Điều này cung cấp cho người chơi và người nghe một cơ sở mạnh mẽ để hiểu và thực hiện bài hát.