Cách trị cước chân tay

Tình trạng cước tay, cước chân xảy ra rất phổ biến vào mỗi khi trời rét, đặc biệt ở những vùng nông thôn miền núi. Tuy bị cước tay chân không nguy hiểm nhưng sẽ gây sưng tấy da, gây đau ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Vậy bị cước chân bôi thuốc gì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh cước chân

Khi làn da chịu tác động của khí lạnh, các mạch máu dưới da sẽ bị co lại khiến máu lưu thông kém, gây thiếu oxy ở vùng da cần nuôi dưỡng, khiến hình thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, có mụn nước, sưng tấy, xuất huyết, trợt loét, đau nhức, khó lành. Trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác, hoại tử tế bào.

Bệnh cước được chia làm 2 thể chính:

  • Thể cấp tính: Là tình trạng cước nhẹ khi bị tổn thương do lạnh. Biểu hiện ban đầu ở chỗ da bệnh là da trắng nhợt, sau đó tấy đỏ, có cảm giác đau rát hoặc ngứa ngáy, tê bì.
  • Thể mãn tính: Là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi khi bị tổn thương do lạnh. Mức độ bệnh tùy thuộc vào nhiệt độ và thời gian chịu lạnh.

Bệnh cước tay chân thường gặp ở những người:

  • Người hay có biểu hiện xanh tím đầu chi, giảm chức năng tuyến nội tiết.
  • Người lao động ở môi trường hay tiếp xúc với nước.
  • Người hay đi chân trần, không giữ ấm cho đôi chân.

2.1. Thuốc bôi trị cước chân

Khi chân bị cước phải làm sao? Sau đây là các bài thuốc điều trị tình trạng cước chân:

  • Bài thuốc thứ 1: Chuẩn bị 60g ớt, 60g gừng tươi. Ngâm cùng 300ml rượu 95% càng lâu càng tốt. Sau nửa tháng đã có thể đem ra dùng làm thuốc bôi trị cước chân. Sử dụng bằng cách tẩm dung dịch vào bông và bôi vào vết cước 2 lần/ ngày. Hoặc bạn cũng có thể lấy 10ml rượu ớt gừng hòa vào nước để ngâm chân trong 15 - 20 phút.
  • Bài thuốc thứ 2: Chuẩn bị 60g quế chi và 1 lít nước sạch. Đổ tất cả vào nồi đất đun sôi, giảm nhỏ lửa để khoảng 10 - 15 phút rồi đổ ra chậu. Nhân lúc nước còn nóng xông lấy hơi nóng vào tay, chân bị cước. Khi nước nguội bớt thì ngâm cả tay chân bị cước vào chậu thuốc, vừa ngâm vừa xoa bóp nhẹ nhàng. Duy trì thực hiện hàng ngày vào buổi sáng và tối.
  • Bài thuốc thứ 3: Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá lốt và chút muối ăn, đun sôi. Dùng nước này ngâm chân trị cước trong 5 - 7 ngày sẽ khỏi bệnh.
  • Bài thuốc thứ 4: Chuẩn bị 1kg củ cải nấu cùng với nước. Dùng nước củ cải ngâm chân trong 15 - 20 phút. Hoặc bạn cũng có thể dùng bông/ khăn nhúng vào nước củ cải để làm thuốc bôi trị cước chân.
  • Bài thuốc thứ 5: Chuẩn bị 12g nhục quế, 6g đinh hương, 6g ngũ linh chi. Nghiền tất cả thành bột mịn rồi trộn với dầu gừng tạo thành hỗn hợp dẻo, ráo. Dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị cước ở tay chân (kể cả chỗ loét) 1 - 2 lần/ ngày.
  • Bài thuốc thứ 6: Chuẩn bị 500g anh đào, rượu, 0,5 lít cồn 40 độ. Ngâm anh đào vào rượu trong 3 - 5 ngày. Dùng rượu xoa bóp vào vùng tay chân bị cước 2 lần/ ngày. Dùng hàng ngày cho đến khi vùng tay chân hết tổn thương.

2.2. Chăm sóc cơ thể phòng ngừa cước tay chân

Ngoài các bài thuốc bôi trị cước chân ở trên, dưới đây là một số lời khuyên khác để khắc phục bệnh cước chân tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Giữ ấm cơ thể (đặc biệt là tay chân) trong mùa lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hoặc nước quá nóng vì thay đổi nhiệt độ quá nhanh có thể khiến tình trạng cước chân vào mùa đông nghiêm trọng hơn.
  • Không nên gãi, chà xát mạnh vị trí bị cước, chỉ nên xoa bóp nhẹ để tránh bong tróc, nhiễm trùng.
  • Khi vết cước dần hồi phục ,bạn có thể bôi kem dưỡng nhẹ, không có mùi để giữ ẩm cho làn da. Bạn cũng có thể giữ cho làn da sạch sẽ, cấp ẩm cho làn da bằng cách uống nhiều nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Bỏ hút thuốc vì thói quen này sẽ làm co mạch máu và làm chậm thời gian hồi phục.

Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp độc giả giải đáp cho thắc mắc: “Chân bị cước phải làm sao?”. Việc chữa cước tay chân vào mùa lạnh không khó, chỉ cần kiên trì và thực hiện đúng công thức thuốc bôi trị cước chân, chắc chắn tình trạng của bạn sẽ sớm cải thiện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Điều trị viêm môi bong vảy kéo dài như thế nào?
  • Trẻ bị viêm da cơ địa có thể dùng kem dưỡng ẩm da không?
  • Nổi mảng da và ngứa ở vùng bẹn có phải nấm hoặc khuẩn 2 đầu không?

Cách trị cước chân tay

SKĐS - Cước chân, tay là tình trạng da đổi màu đỏ hay xanh nhạt sau khi tiếp xúc với lạnh. Đặc trưng của bệnh xuất hiện các nốt, sẩn, mảng hay dát màu từ đỏ đến tím ở vị trí tiếp xúc với lạnh, thường kèm theo ngứa, rát bỏng, đau. Điều trị cước chân, tay chủ yếu là giữ ấm và dùng thuốc khi cần thiết.

1. Đặc điểm của cước chân, tay

Cước chân, tay hay gặp ở người cao tuổi, trẻ em. Tuy chưa biết rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng thực tế lâm sàng có các yếu tố nguy cơ sau đây sẽ xuất hiện cước chân, tay nặng lên:

- Thời tiết: Khi thời tiết lạnh và ẩm, mạch máu dưới da sẽ có phản ứng co lại để duy trì thân nhiệt. Tình trạng này sẽ khiến quá trình lưu thông máu chậm hơn bình thường, khiến người bệnh bị viêm, đau ở những vùng da như đầu ngón tay, đầu ngón chân. Khi sưởi ấm đột ngột ở nhiệt độ cao vào mùa đông cũng dẫn đến bệnh cước.

- Di truyền: Tuy chưa có bằng chứng cụ thể liên quan đến gen di truyền, nhưng bệnh có thể mang yếu tố gia đình, bởi thực tế lâm sàng cho thấy nếu trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh cước chân, tay thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

- Nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với nước lạnh thường xuyên như nghề làm đá, chế biến hải sản, lội ruộng… có nguy cơ bị cước chân, tay cao hơn.

Cách trị cước chân tay

Ngón chân bị tổn thương do bệnh cước.

Ngoài ra, người mắc các bệnh lý khiến hệ tuần hoàn hoạt động kém đi như đái tháo đường, xơ cứng bì, hội chứng Raynaud, lupus ban đỏ… cũng dễ mắc bệnh cước chân, tay hơn.

Các biểu hiện của cước chân, tay dễ bị nhầm với các bệnh: Hội chứng Raynaud, viêm tắc mạch máu, viêm mô tế bào... Do vậy cần phân biệt rõ để được điều trị đúng.

2. Phương pháp điều trị cước chân, tay

Do bệnh phát triển khi thời tiết lạnh, nên việc quan trọng nhất trong bước điều trị là giữ ấm tay chân.

Những trường hợp có triệu chứng nặng, cần phải đi khám để được chẩn đoán và sử dụng thuốc hợp lý. Việc kê đơn thuốc không điều trị dứt điểm bệnh mà nhằm mục đích giảm ngứa, giảm đau, chống phù nề và giúp cải thiện lưu thông máu.

Các thuốc có thể dùng đường toàn thân như:

- Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipine. Thuốc có tác dụng giãn mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn và khá hiệu quả với bệnh cước chân, tay.

Tuy nhiên đây là thuốc có tác dụng hạ huyết áp, do đó cần thận trọng với liều dùng. Với người có huyết áp bình hoặc huyết áp thấp, nếu dùng thuốc này một số người gây hạ huyết áp, đau đầu.

- Corticoid bôi tại chỗ: Giúp giảm viêm, giảm ngứa, từ đó giảm sưng đau. Lưu ý, dù là corticoid dạng bôi ngoài da, không chỉ gây tác dụng phụ tại chỗ mà có thể gây tác dụng phụ toàn thân nếu lạm dụng dùng thuốc liều cao, dùng kéo dài. Vì thế cần hết sức thận trọng với thuốc này.

Nhìn chung với tất cả các thuốc, bệnh nhân cần lưu ý là luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường (có thể là tác dụng phụ của thuốc), cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời. Không tự ý mua thuốc điều trị để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Khi vết cước hồi phục, nên bôi kem dưỡng ẩm nhẹ, không có mùi để giữ ẩm cho da. Uống đủ nước.

Cách trị cước chân tay

Ngâm chân với nước ấm pha gừng, muối hỗ trợ điều trị cước chân, tay.

Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác:

- Giữ ấm cơ thể, đi găng tay, tất chân đầy đủ, ấm áp. Luôn giữ cho bàn tay, bàn chân sạch, khô. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hoặc nước quá nóng vì khi thay đổi nhiệt độ quá nhanh có thể khiến tình trạng cước chân, tay vào mùa đông nghiêm trọng hơn.

- Nên đi loại giày ấm, ôm kín và vừa với chân, không đi giày chật.

- Ngâm chân tay trước khi đi ngủ: Có thể pha nước ấm với một chút muối hạt to và 1 củ gừng tươi giã nhỏ; hoặc nước ấm + gừng tươi + quế chi; nước ấm + cỏ xước + lá lốt. Ngâm chân/tay khoảng 15 phút trước khi đi ngủ.

- Hạn chế các chất kích thích gây co mạch (caffein, nicotin trong thuốc lá), các thuốc có tác dụng gây co mạch (như thuốc thông mũi)...

- Tránh nơi gió lùa, nên đóng kín cửa khi thời tiết lạnh.

- Không nên gãi, chà xát mạnh vị trí bị cước, chỉ nên xoa bóp nhẹ để tránh bong tróc, nhiễm trùng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chương trình thiện nguyện “Tết ấm vùng cao” tặng quà cho 10 trạm y tế của huyện Hoàng Su Phì I SKĐS