Vì sao ngủ nhiều lại ngáp nhiều

Buổi tối đã ngủ đủ giấc (khoảng tám tiếng/ngày) nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ, ngáp liên tục... theo BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, không nên xem thường triệu chứng này vì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Thiếu sắt, rối loạn đường huyết

Theo BS Trịnh Tất Thắng, bệnh đầu tiên liên quan đến chứng hay buồn ngủ, ngủ nhiều là rối loạn giấc ngủ. Hypocretin là hormone quan trọng tiết ra ở vùng dưới đồi trong não giúp duy trì sự tỉnh táo. Những người hay bị buồn ngủ có nồng độ hypocretin thấp, làm rối loạn giữa thức và ngủ, khiến bệnh nhân cảm thấy luôn buồn ngủ.

Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 - 16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Khi chức năng của tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể uể oải và lúc nào cũng buồn ngủ.

Cơ thể bị rối loạn đường huyết cũng thường xuyên buồn ngủ, mãnh liệt nhất là sau bữa ăn. Glucose trong thức ăn đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin - hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Quy trình này bị rối loạn khi lượng đường ăn vào quá nhiều, tế bào từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn ngủ.

Ngoài ra, buồn ngủ nhiều có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nhiễm trùng, huyết áp giảm...

Vì sao ngủ nhiều lại ngáp nhiều

Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

“Ngáp có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson, xơ cứng động mạch não, thoái hóa các tế bào thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ” - BS Trịnh Tất Thắng cảnh báo.

Thoái hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ gây nên một triệu chứng khác nhau. Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt.

Khi bị xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu oxy cho não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp.

Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Một trong những triệu chứng của bệnh là gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Có thể ban ngày ngáp liên tục, buồn ngủ không cưỡng lại được.

Chất phóng xạ có trong đất, năng lượng mặt trời. Ngoài ra, còn xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò. Bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện như say sóng, và biểu hiện đầu tiên là ngáp.

“Khi có hiện tượng ngáp liên tục, buồn ngủ suốt ngày, tốt nhất là bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Không được xem thường những triệu chứng này" - BS Trịnh Tất Thắng khuyến cáo.


Vì sao ngủ nhiều lại ngáp nhiều

Trả lời:

Chào bạn Minh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng ngáp liên tục. Để trả lời cho thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau: 

1. Ngáp là gì?

2. Triệu chứng đi kèm ngáp liên tục

3. Nguyên nhân gây ra ngáp liên tục

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Ngáp liên tục là gì?

Ngáp (yawning) là một hoạt động bình thường của cơ thể, bao gồm hành động mở miệng hết cỡ để lấy một lương lớn không khí từ mũi và miệng. Việc hít sâu và thở chậm này kéo dài trong khoảng 5 giây kèm theo cảm giác thoải mái,và thông thường khi ngáp, bạn đồng thời cũng sẽ có khuynh hướng duỗi cả chân và tay nhằm thư giãn cơ bắp.

Ngáp thường báo hiệu cho bạn biết rằng cơ thể bạn đang trong tình trạng uể oải và rất mỏi mệt. Còn tình trạng ngáp liên tục (excessive yawning) là khi việc ngáp diễn ra quá thường xuyên và nhiều hơn bình thường lúc cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng ngáp liên tục liên quan đến tình trạng bất cân bằng thân nhiệt (temperature imbalances), nhiều hơn là các yếu tố khác như nồng độ O2 hay CO2 trong máu cũng như các rối loạn về giấc ngủ (sleep disorders) khác.

2. Triệu chứng đi kèm ngáp liên tục

Tình trạng ngáp liên tục có thể kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể như:

  • Đau bụng hay vọp bẻ (cramps)
  • Các vấn đề về thăng bằng (tiền đình) như đi lại khó khăn hay dễ té ngã
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Ngủ chập chờn
  • Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) như yếu ,tê hay đau nhói thần kinh, giảm thị lực, đi đứng không vững, mệt mỏi, trầm cảm.
  • Mất sức 
  • Thay đổi về hành vi, tâm lý và tính tráng
  • Cảm thấy choáng hay thiếu tỉnh táo trong thời gian ngắn

3. Nguyên nhân gây ra ngáp liên tục

Vì sao ngủ nhiều lại ngáp nhiều
Ngáp nhiều vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm

Vấn đề về gan

Khi bạn có hiện tượng ngáp nhiều nhưng lại không cảm thấy mệt mỏi thì có thể đó là dấu hiệu gan của bạn có vấn đề. Khi bạn gặp tình trạng ngáp nhiều, có thể là do bạn gặp các vấn đề về gan, bạn cần đến gặp bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng của mình.

Rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết xảy ra khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều đường, trong khi tế bào từ chối tiếp nhận insulin thì tuyến tụy vẫn tiếp tục sản xuất insulin. Điều đó khiến tình trạng trở nên quá tải, gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục.

Tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc bạn đang uống cũng có thể là thủ phạm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ. Nếu các thuốc này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy thông báo với bác sĩ. Những thuốc gây buồn ngủ, ngáp nhiều có thể là các chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin, các thuốc kháng histamin.

Ngáp nhiều là bệnh gì? Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, cùng với việc các tế bào thần kinh xuất hiện các vết sẹo hình thành phủ bên ngoài. Những người mắc bệnh đa xơ cứng bị rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể dẫn đến những cơn ngáp.

Rối loạn giấc ngủ

Vì sao ngủ nhiều lại ngáp nhiều
Rối loạn giấc ngủ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn ngáp nhiều

Đây là lý do thường xuyên và gặp phải ở nhiều người dẫn đến hiện tượng ngáp liên tục và ngáp bất cứ khi nào. Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ là bạn thường xuyên bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn...

Trong các trường hợp rối loạn giấc ngủ sẽ khiến bạn ngáp thường xuyên sau khi thức dậy. Chính vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra liệu mình có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc mất ngủ hay không.

Động kinh

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên nhưng một trong những lý do khiến bạn ngáp quá nhiều có thể là do bệnh động kinh. Điều này là do kích thích não gửi tín hiệu bất thường, dẫn đến mất kiểm soát trong hành vi. Trong số đó có thể bao gồm cả việc ngáp quá nhiều.

Sức khỏe não

Một lý do tại sao bạn ngáp quá nhiều có thể là do viêm não, do một cơn đột quỵ. Vì thế, nếu bạn ngáp nhiều mà không biết nguyên do, có thể là do bạn bị tổn thương ở cuống não. Trường hợp nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh về não, bạn cần được khám và tư vấn tại bệnh viện và các cơ sở y tế uy tín.

Cơ thể thiếu sắt

Vì sao ngủ nhiều lại ngáp nhiều
Thiếu sắt ở phụ nữ có thai khiến cơ thể mệt mỏi và ngáp nhiều vào buổi sáng

Sắt chính là yếu chố chính rất quan trọng trong quá trình tổng hợp nên hemoglobin – chất tạo nên màu đỏ cho hồng cầu giữ vai trò vận chuyển oxy trong máu tới các mô, tế bào trong cơ thể.

Do vậy nếu cơ thể bị thiết sắt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổng hợp hemoglobin, làm chậm quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể dẫn đến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, hay buồn ngủ và ngáp liên tục.

Tình trạng ngáp liên tục khá phổ biến ở phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang hành kinh do thiếu hụt Sắt.

Mệt mỏi

Một vấn đề phổ biến mà tất cả chúng ta phải đối mặt hiện nay là căng thẳng và mệt mỏi. Ở cuộc sống ngày nay, có rất nhiều lý do khiến chúng ta căng thẳng và mệt mỏi. Đây là một trong những lý do chính tại sao tất cả chúng ta cảm thấy buồn ngủ và ngáp quá nhiều. Trong trường hợp này, ngáp nhiều là tín hiệu của cơ thể, yêu cầu bạn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tóm lại, hiện tượng ngáp nhiều không chỉ đơn thuần là bạn mệt mỏi hay buồn ngủ mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Khi bản thân bạn cảm nhận có điều bất thường ở cơ thể, bạn nên khám và tư vấn tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh có uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nhé!

Mẫn