Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn (Sài Gòn FC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Phiên – Phó Tổng giám đốc NovaGroup – giữ chức vụ Chủ tịch CLB thay ông Trần Hòa Bình kể từ ngày 30/8/2022.

Đầu năm ngoái, Novaland – thành viên của NovaGroup – công bố ký kết hợp tác với Sài Gòn FC với mục đích tài trợ kinh phí cho đội bóng này trong Lễ ra quân mùa giải năm 2021.

Kể từ đó, đại diện NovaGroup, ông Nguyễn Thái Phiên liên tục xuất hiện trong loạt sự kiện lớn nhỏ của Sài Gòn FC cũng như thường xuyên ra sân theo dõi những trận đấu của đội bóng này tại Giải bóng đá vô địch quốc gia (V-League).

Trước đó, vào tháng 4/2021, NovaGroup cũng thể hiện mối quan tâm lớn dành cho bóng đá khi thành lập Công ty TNHH Nova Football Academy với định hướng trở thành một trong những đơn vị đào tạo bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dẫn lời trên tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thái Phiên cho rằng việc chuyển giao Sài Gòn FC cho đội ngũ NovaGroup sẽ giúp đội bóng này phát triển bền vững và cải thiện thành tích khi có nhiều chuyên gia giỏi tham gia.

Ông Phiên nhấn mạnh NovaGroup sẽ hỗ trợ cho Sài Gòn FC trong công tác điều hành, kiện toàn năng lực quản trị, quản lý theo hướng chuyên nghiệp hơn theo xu thế chung của các CLB lớn trên thế giới.

Các đời Chủ tịch của Sài Gòn FC

Sài Gòn FC vốn là đội bóng thuộc sở hữu của ‘bầu’ Hiển, sau đó đổi tên rồi chuyển trụ sở vào TP.HCM. Trong gần một thập kỷ qua, đội bóng nhà giàu này đã trải qua 5 đời Chủ tịch CLB.

Cụ thể, đầu năm 2013, Sài Gòn FC được chuyển giao và thuộc quyền sở hữu quản lý của CTCP Phát triển bóng đá Hà Nội – nay đổi tên thành CTCP Phát triển bóng đá Sài Gòn (SFD) – với ông chủ là Nguyễn Giang Đông – một đại gia “số má” của làng bóng đá.

Khi mới thành lập, SFD có vốn điều lệ 20 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Minh Giang (20% VĐL), CTCP Đầu tư và Tư vấn Tài chính Quốc tế (20% VĐL), Đỗ Ngọc Khanh (15% VĐL), Nguyễn Giang Đông (30% VĐL) và Lương Thị Yến (15% VĐL).

Tới tháng 6/2016, quy mô vốn điều lệ của SFD được nâng lên mức 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, hai cổ đông pháp nhân đều đã thoái vốn từ 3 tháng trước, trong khi quy mô vốn góp của các cá nhân vẫn được giữ nguyên.

Không chỉ là cổ đông lớn nhất, ông Nguyễn Giang Đông cũng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của SFD, đồng thời giữ luôn vai trò Chủ tịch CLB từ năm 2013 – 2017.

Đến năm 2018, ông Đông rút khỏi vị trí Chủ tịch Sài Gòn FC vì lý do sức khỏe. Người được chỉ định thay thế là ông Trần Tiến Đại – nhà môi giới cầu thủ có tiếng với biệt danh ‘cò Đại’, từng là huấn luyện viên của Sài Gòn Xuân Thành.

Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, vị trí Chủ tịch Sài Gòn FC được chuyển giao cho ông Dương Nghiệp Khôi – nguyên Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Đến tháng 2/2019, ông Khôi chính thức thay thế ông Nguyễn Giang Đông làm Chủ tịch HĐQT SFD.

Trước khi V-League 2020 khởi tranh, cấu trúc thượng tầng của SFD tiếp tục có sự thay đổi lớn, khi ông Dương Nghiệp Khôi rút lui, cùng với đó là sự xuất hiện của ông Nguyễn Cao Trí – đại gia số má bậc nhất Sài Thành – ở vai trò Chủ tịch HĐQT.

Vị trí Tổng giám đốc SFD cũng được chuyển giao cho ông Hồ Quốc Minh. Trong khi đó, ông Vũ Tiến Thành thay ông Dương Nghiệp Khôi làm Chủ tịch CLB.

Trước thềm mùa giải 2021, ông Thành nhường lại vị trí Chủ tịch Sài Gòn FC cho ông Trần Hòa Bình. Kể từ đó, thành tích của Sài Gòn FC không quá nổi bật, nếu không muốn nói là đáng thất vọng.

Để rồi như đã nêu, ngày 30/8/2022, ông Nguyễn Thái Phiên – Phó Tổng giám đốc NovaGroup – đã thay thế ông Trần Hòa Bình làm Chủ tịch Sài Gòn FC. Ít tuần trước, đội bóng này cũng ‘mạnh tay’ mời HLV Lê Huỳnh Đức làm Giám đốc kỹ thuật.

Loạt diễn biến này cho thấy độ ‘chịu chơi’ của NovaGroup trong nỗ lực vực dậy đội bóng đang được xem là ứng cử viên hàng đầu cho suất xuống hạng mùa giải năm nay, khi Sài Gòn FC vẫn chênh vênh ở vị trí cuối bảng với vỏn vẹn 10 điểm sau 13/26 vòng đấu./.

Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Sau một mùa bóng lặng lẽ đứng sau Chủ tịch CLB kiêm HLV Vũ Tiến Thành gầy dựng Sài Gòn FC, bầu Bình và những người anh em thế hệ 7X có cùng chí hướng là bầu Trí (Nguyễn Cao Trí), bầu Minh (Hồ Quốc Minh) tiếp tục chung tay tìm hướng đi cho riêng mình.

“Tôi có niềm đam mê bóng đá mãnh liệt và ước mơ lớn từ khi còn nhỏ là bóng đá Sài Gòn phải thuộc về người dân Sài Gòn. Ai nhảy vào làm bóng đá cũng muốn gặt hái thành tích là quan trọng, nhưng với chúng tôi, niềm tin cho người yêu bóng đá Sài Gòn và giá trị bền vững mới đứng hàng đầu” – Bầu Bình chia sẻ tâm tư của mình.

Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Trần Hòa Bình - ông bầu mới của bóng đá Việt Nam. Ảnh: ANH HOÀNG.

Làm thật chứ không phải nói cho vui

Ông bầu Sài Gòn FC mới có 46 tuổi tự nhận mình không am tường về bóng đá Việt Nam nhưng bày tỏ khát khao rành rọt: “Năm thứ hai của Sài Gòn FC, tôi chọn xây dựng thứ tự ưu tiên là con người, cơ sở vật chất, đối tác chủ lực, hệ thống và quy trình, cuối cùng mới là thành tích (nếu có). Đối với tôi, thắng thua trong bóng đá là chuyện bình thường, hạnh phúc hay đau khổ chỉ là khoảnh khắc. Cái chính tôi muốn mang lại cho bóng đá Sài Gòn một giá trị có tính chất bền vững, theo tinh thần võ sĩ đạo Samurai nói là làm với thanh gươm huyền thoại “chém” một cách quyết đoán. Đây cũng chính là biểu tượng của Sài Gòn FC”.

Chúng tôi hòa trong câu chuyện nghiêm túc của bầu Bình và vui vẻ hỏi ông: “Samurai cũng có một thanh gươm ngắn để khi gặp thất bại sẽ tuẫn tiết bằng cách tự mổ bụng của mình. Một số ông bầu từng gắn bó với bóng đá Sài Gòn cũng hứa hẹn rất nhiều, nhưng rồi họ đều tự “mổ bụng” trước khi những lời hứa và nhát chém quyết đoán trở thành hiện thực, còn ông?”.

Bầu Bình cười lớn và chậm rãi: “Tôi không biết mấy anh em làm bóng đá thời trước làm gì nhưng dám chắc họ không có những đối tác chiến lược tâm huyết và tầm cỡ như Sài Gòn FC đang có. Chúng tôi có nhiều sự chung tay của các tập đoàn lớn từ Nhật Bản, của những thương hiệu quốc tế. Làm bóng đá chuyên nghiệp cần có cái tâm, có tầm, nhưng phải có tiền nữa.

Tôi tự hào khi mời cố vấn cấp cao Shimoda từng là Giám đốc kỹ thuật của LĐBĐ và đội tuyển Nhật, chuyên gia Kenzo là Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu, hay Tsubasa Giám đốc Học viện FC Tokyo chỉ trong 5-10 phút đồng hồ.

Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Bầu Bình (giữa) và bầu Minh (phải) với ông Fujiwara Kenzo, Giám đốc kinh doanh toàn cầu FC Tokyo tại Học viện bóng đá FC Tokyo.

Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Ban lãnh đạo Saigon FC và ông Konishi (áo vàng) Tổng giám đốc J-League. Ảnh: ANH HOÀNG.

Thực sự tôi rất trân trọng những đóng góp của các ông bầu đi trước có thành tựu như bầu Đức, bầu Hiển, bầu Thắng, bầu Kiên,... họ rất giỏi về chuyên môn mà tôi không thể sánh nổi. Bóng đá Việt Nam có phần rạng rỡ như ngày hôm nay là nhờ công lớn của những ông bầu ấy.

Cũng có một số ông bầu nhắn nhủ tôi nhảy vào bóng đá làm chi cho tốn công, tốn của, lại còn bị chửi mắng nữa. Tôi nghe và nghĩ mình không làm thế, không thể để điều đó xảy ra.

Tôi mạnh dạn nói mình sẽ làm bóng đá Sài Gòn đến hơi thở cuối cùng, nói được làm được chứ không phải để cho vui. Vấn đề còn là sau thời kỳ của tôi, chắc chắn vẫn có những lực lượng kế thừa giữ gìn cho Sài Gòn FC phát triển mạnh mẽ. Tôi chợt nhớ đến thấy Steve Jobs mất đi, thương hiệu Apple vẫn tồn tại và phát triển đó thôi”.

Nhật hóa Sài Gòn FC và giấc mơ nâng tầm bóng đá Việt Nam

Bầu Bình hoan hỷ vẽ ra một tương lai của bóng đá Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu chứ không phải cứ mỗi lần gặp Thái Lan là hồi hộp: “Tôi thương HLV Park Hang-seo quá! Cứ mỗi lần hội quân là than thở thiếu thốn, không có tiền đạo giỏi. Mong ước của tôi cho đến một ngày nào đó, bóng đá Việt Nam có thừa cầu thủ giỏi. Đá với Thái Lan thì phải hỏi thắng mấy bàn chứ không còn run rẩy như trước.

Trần hòa bình sài gòn fc là ai

Bầu Bình và bầu Minh (thứ 4 và 5 từ trái qua) với ông Naoki Ogane, Chủ tịch FC Tokyo (giữa) trong chuyến công tác ở Nhật Bản. Ảnh: ANH HOÀNG.

Mà muốn có cầu thủ giỏi phải cho họ những cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệp ở môi trường bóng đá chuyên nghiệp thực sự. Cầu thủ đá bóng tại Việt Nam, Thái Lan thì đẳng cấp chỉ trong phạm vi đấy thôi. Bước đi ban đầu của Sài Gòn FC là đưa những cầu thủ giỏi của Nhật về chơi V-League, như cựu tuyển thủ Daisuke Matsui từng đá World Cup.

Chuyện hay hơn là lối sống kiểu mẫu của Matsui cùng vợ là một diễn viên nổi tiếng ở Nhật sẽ truyền rất nhiều cảm hứng cho những cầu thủ khác, không chỉ bằng tài năng trên sân bóng mà còn là văn hóa, nhân cách Nhật. Cao hơn là những sự giao thoa về nét đẹp của đất nước và con người Việt – Nhật.

Hiện tôi mới chỉ mua “vé một chiều” du nhập cầu thủ tài năng của Nhật, chiều ngược lại là xuất khẩu cầu thủ Việt. Điều tôi muốn là đưa cầu thủ Sài Gòn FC giả sử chưa thể cạnh tranh vị trí chính thức đá V-League hoặc lứa trẻ có tiềm năng sang học hỏi bóng đá Nhật Bản. Khi tôi đưa ra ý tưởng này, các nhà làm bóng đá J-League hay ở những hạng thấp hơn, các CLB đều rất ủng hộ.

Tôi có nhiều mối quan hệ tốt với các đối tác Nhật, LĐBĐ Nhật và muốn tài trợ cả J-League nên mong muốn đưa cầu thủ Việt sang đá bóng ở Nhật là chuyện nhỏ. Không chỉ Sài Gòn FC, nếu những đội bóng nào ở Việt Nam cần hỗ trợ việc này, chúng tôi luôn sẵn sàng”.

Ông bầu Trần Hòa Bình sinh năm 1975 đánh dấu non sông Việt Nam nối liền một dải hào hứng tâm sự con đường đi đến thành công cho Sài Gòn FC và làng bóng quốc nội còn xa lắm. Con đường ấy, ông và bầu Trí, bầu Minh cùng các cộng sự có thể đi trong 10 năm, hoặc hơn thế nữa, hay chỉ 4 năm, 2 năm chưa biết. Nhưng bầu Bình nói khi ông đã quyết là chắc chắn đi đến cùng.