Tiêu chuẩn đánh giá hành lá năm 2024

Nhu cầu tiêu thụ hành lá (ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến gia vị cho các ngành chế biến thực phẩm) hàng năm rất lớn, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Hành lá dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh nên hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, là loại gia vị ăn lá nên đòi hỏi chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, sản phẩm không có tồn dư thuốc trừ sâu, đạm nitrat. NNVN giới thiệu qui trình SX hành lá an toàn theo hướng GAP (sản phẩm nông nghiệp tốt) của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Giống: Hiện có các giống thuần nội địa và một số giống hành lai F1 nhập nội. Các giống hành thuần của nước ta phổ biến như giống hành gốc tím (còn gọi là hành Sậy hay hành Trâu), hành gốc trắng (hành Hương) và hành Đá. Hành Hương lá nhỏ, bụi nhỏ, ăn thơm, được nhiều người ưa chuộng. Hành Trâu lá to, bụi lớn. Hành Đá lá, bụi thuộc dạng trung gian giữa 2 giống trên, thích hợp với việc trồng dày, thị trường ưa chuộng. Ngoài các giống hành thuần nội địa, giống hành lai F1 của Hàn Quốc được nhập vào trồng ở nước ta trong những năm gần đây cho bẹ trắng, lá to, ăn không thơm nhưng cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống hành thuần nước ta.

Thời vụ: có thể trồng quanh năm, tuy niên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng từ 45-50 ngày. Với mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa dễ bị bệnh khô đầu lá.

Chọn và làm đất: Hành lá ưa đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua (pH thích hợp 6-6,5), nếu thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp. Đất được cày, phơi ải, bừa kỹ cho tơi, nhỏ, sạch cỏ dại, lên luống cao 35-40cm hình mui luyện cho dễ thoát nước, chân luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm (tùy theo mùa vụ: mùa mưa luống cao, mùa nắng luống thấp). Xử lý đất trước khi trồng 3 ngày bằng cách rải đều 1kg Mocap/1.000m2 mặt luống rồi dùng cuốc đảo đều và dùng rơm ủ kín mặt luống.

Trồng cây: Chọn những cây đồng đều, khỏe mạnh, cứng cáp (không quá già, không quá non), còn phấn trắng để trồng. Tùy theo giống và chất lượng giống, lượng giống cần dùng khoảng 180-240kg/1.000m2. Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, mỗi hốc trồng 1 cây. Khoảng cách trồng tùy thuộc vào mùa vụ, mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa.

Phân bón: Tổng lượng phân dùng cho 1.000m2 bao gồm: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30kg tro bếp + 12,5kg urê + 28kg lân supe + 8kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng, tro bếp phân lân và 5kg phân kali. Lượng phân còn lại dùng bón thúc bằng cách hòa nước tưới bằng thùng ô roa. Tưới đều cho hành 7 ngày/lần (khoảng 4-5 lần/vụ), lần đầu tiên khi cây hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng). Ngừng tưới phân trước khi thu hoạch 10 ngày.

Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ bằng tay, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và tưới nước đầy đủ 1-2 lần/ngày để cây sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao. Có thể tranh thủ tranh thủ trồng xen canh thêm các loại rau khác để tăng thêm thu nhập như các loại cải xanh, cải ngọt, su hào, ngò rí 2 bên mép luống.

Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, bắt sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu (chủ yếu là các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc) vào lúc trời mát để phòng trừ các đối tượng hại chính: sâu xanh da láng (thường xuất hiện sớm và gây hại cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện giai đoạn cuối), sâu ăn tạp, bọ trĩ, bệnh cháy lá, khô đầu lá, thán thư, rã bẹ lá (chủ yếu vào mùa mưa).

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản là gì?

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản là toàn bộ thuộc tính về chất lượng của nông sản trong mắt người tiêu dùng và thuộc tính về chất lượng của nông sản đối với yêu cầu của người tiêu dùng. Kiểm nghiệm chất lượng nông sản nhằm trả lời cho câu hỏi các loại nông sản được sản xuất và đưa ra thị trường có đáp ứng được các mục tiêu và tiêu chuẩn, quy đinh hiện hành hay không.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản cơ bản

Có 7 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng:

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng:

Chất lượng dinh dưỡng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản quan trọng nhất của thực phẩm. Một mặt hàng nông sản có hàm lượng dinh dưỡng cao là mặt hàng đó phải có khả năng thỏa mãn nhiều nhất các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng như:

  • Nước
  • Năng lượng
  • Muối khoáng
  • Vitamin
  • Các chất có hoạt tính sinh học khác.

Các chỉ tiêu về chất lượng cảm quan và chất lượng ăn uống

Các chỉ tiêu cảm quan của nông sản gồm:

  • Màu sắc
  • Tình trạng tươi mọng
  • Hương thơm
  • Kích thước
  • Các dấu vết lạ xuất hiện trên nông sản như vết côn trùng cắn, vết sâu bệnh…
  • Các triệu chứng rối loạn sinh lý và vết bẩn khác.

Các chỉ tiểu chất lượng ăn uống của nông sản gồm:

  • Độ ngọt
  • Độ chua
  • Độ bở
  • Độ dẻo
  • Độ mịn

Các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa

Chất lượng hàng hóa để xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản bao gồm:

  • Chất lượng bao gói
  • Chất lượng vận chuyển
  • Chất lượng thẩm mỹ

Các chỉ tiêu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường dựa trên các chỉ tiêu:

  • Mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí
  • Dư lượng thuốc trừ sâu và chất hóa học bảo vệ thực vật, phân bón nông nghiệp
  • Quy trình chế biến, bảo quản và bày bán nông sản

Các chỉ tiêu về chất lượng chế biến

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản về chất lượng chế biến được chia thành 2 nhóm chính là nông sản dùng để ăn và nông sản dùng để chế biến:

  • Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để ăn bao gồm chỉ tiêu cảm quan, chất lượng ăn uống, nấu nướng.
  • Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để chế biến bao gồm chỉ tiêu về hàm lượng chất khô và hàm lượng các chất mong muốn sau chế biến.

Các chỉ tiêu về chất lượng giống

Chất lượng giống được đánh giá là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của cây trồng và nông sản. Một hạt giống hay củ giống có chất lượng cao phải đáp ứng các chỉ tiêu như:

  • Dịch hại tiềm tàng ít nhất
  • Có tuổi sinh lý hay còn gọi là tuổi cá thể phù hợp
  • Sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng cây trồng cao nhất.

Các chỉ tiêu về chất lượng bảo quản

Chất lượng bảo quản của nông sản là chỉ tiêu dùng để đảm bảo nông sản được bán ra là mặt hàng sạch nhất và tốt nhất cho sức khỏe. Chất lượng bảo quản được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu như:

  • Độ hoàn thiện của nông sản
  • Tình trạng vỏ của nông sản
  • Độ cứng của nông sản
  • Độ chứa của vi sinh vật hại tiềm tàng.

Tiêu chuẩn đánh giá hành lá năm 2024
Tiêu chuẩn đánh giá hành lá năm 2024
Tiêu chuẩn đánh giá hành lá năm 2024

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản được thực hiện trên các nền mẫu:

  • Gạo
  • Sắn
  • Lúa mì
  • Ngũ cốc và các loại đậu hạt
  • Hạt tiêu, hạt điều
  • Cà phê
  • Trà
  • Bắp
  • Gia vị
  • Thức ăn gia súc
  • Dầu ăn và chất béo
  • Dầu cọ
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Gỗ, gốm sứ, tre, bao PP/PE
  • Bông sợi
  • Các sản phẩm khác.

Được thực hiện cụ thể đối với các chỉ số:

  • Chất dinh dưỡng đa lượng: Protid, lipid, carbohydrat, aminoacid, sợi cellulosic…
  • Chất dinh dưỡng vi lượng: Vitamin, nguyên tố vi lượng.
  • Phụ gia thực phẩm: Chất bảo quản, màu, chất có mùi vị, hương liệu, các chất tạo ngọt; các phụ gia tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thụ như xơ tiêu hoá, enzyme, DHA, EPA…
  • Dư lượng các kháng sinh và các hoá chất khác: Chloramphenicol, các dẫn suất Nitrofurans, Malachites, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm Tetracyclines,… trong thực phẩm, thuỷ hải sản.
  • Dư lượng thuốc BVTV họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate; dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ.
  • Dư lượng kim loại nặng: As, Pb, Hg, Cd, Cu, Fe, Zn, Cr, Mn, Ni, Se, …
  • Dư lượng hormone tăng trưởng động vật (Clenbuterol, Salbutamol, DES,…), dư lượng hormone tăng trưởng thực vật (Gibberellic acid, α-NAA, β-NOA,…)
  • Độc chất: PCB, PAH, Dioxin, Furan, Melamin, DEHP…
  • Độc tố sinh học biển: DSP, PSP, ASP và các độc tố khác, Mycotoxin (Aflatoxin, Ochartoxin A, DON, Zearelanon,…) trong ngũ cốc, sữa; 3-MCPD trong nước tương; Histamin trong cá, nước mắm…

Tại sao chọn dịch vụ kiểm nghiệm nông sản tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng?

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng là phòng kiểm nghiệm độc lập với các chứng nhận, chỉ định từ tổ chức công nhận BOA và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng (tiền thân là Sắc Ký Hải Đăng) với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm:

  • Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao;
  • Máy móc, thiết bị hiện đại;
  • Đầu tư cao cho nghiên cứu phát triển;
  • Áp dụng hệ thống quản lý thông tin độc quyền Eurofins - LIMs (Laboratory Information Management Systems) xuyên suốt các khâu;
  • Chất lượng dịch vụ luôn được quan tâm và cải tiến liên tục với sự giám sát của các chuyên gia từ Châu Âu.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng thuộc mạng lưới hơn 900 phòng thí nghiệm trên hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới của Eurofins Scientific. Chúng tôi phối hợp với phòng thí nghiệm chuyên sâu trong nội bộ tập đoàn về phân tích các loại độc chất tại Đức để cập nhật những nghiên cứu, phát triển các phương pháp mới với trang bị và kỹ thuật hiện đại. Do đó, quý khách hàng đến với Eurofins Sắc Ký Hải Đăng để nhận được:

1 kg hành lá bao nhiêu tiền?

Bảng báo giá rau củ quả.