Chương trinh đánh giá dự án năm 2024

- Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư nền kinh tế

- Nội dung đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế Nhà nước và Tổng Công ty 91 của Nhà nước.

04

6

Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư

- Mục tiêu yêu cầu

- Các tổ chức thực hiện giám sát đánh giá dự án đầu tư

- Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức thực hiện giám sát đánh giá dự án đầu tư.

- Công tác báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

- Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư

- Trách nhiệm và xử phạt vi phạm của các tổ chức đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư

  • 1. án đầu tư 1. Khái niệm -Thẩm định dự án đầu tưlà việc tổ chức xem xét,đánh giá một cách khách quan,khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư,cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. 2. Vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định dự án. a. Vai trò của thẩm định. Thẩm định giúp cho các chủthểđầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn khi thực hiện đầu tư. +Đối với chủđầu tư: với tư cách là người lập dự án, có trình độchuyên môn, họ là người nắm chắc nhất về dự án. Tuy nhiên, khi phải lựa chọn nhà thầu họthấy khó khăn, bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin còn hạn chế nên những phán đoán của họ nhiều khi còn thiếu chính xác. Vì vậy, với việc thẩm định chủ đầu tư sẽ đi sâu phân tích, làm rõ các khía cạnh của dự án giúp cho họ lựa chọn được phương án hiệu quả nhất. + Với ngân hàng và các tổchức tài chính tín dụng: thông qua quá trình thẩm định dự án giúp cho họ biết rằng dự án đó có khả thi hay không. Từ đó giúp cho họ có nên bỏ vôn cho vay hay không, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chỉ cho vay khi dự án đó đem lại hiệu quả để họ có thể thuhồi vốn đúng hạn. Chính vì vậy thẩm định dự án là cơ sở giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng đưa ra các quyết định tài chính nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các rủi ro khi tham gia vào dự án. + Đối với nhà nước và xã hội: Trước khi phê duyệt các dự án, các cơ quan nhà nước quan tâm đến viêc dự án có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước không chỉ xem xét đánh giá tính hiệu quả, khả thi của dự án mà còn tính đến sự phù hợp của dự án đối với các chiến lược, định hướng phát triển kinh tế- xã hội và các lợi ích
  • 2. tế – xã hội của dự án. Cho nên thông qua việc thẩm định dự án đầu tư giúp các cơ quan nhà nước thực hiện được mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội. b. Mục đích của việc thẩm định. - Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểuhiện ởtừng nội dung và cách thức tính toán của dựán (hợp lý trong xácđịnh mục tiêu, trong xác định các nội dung của dựán. Khối lượng côngviệc cần tiến hànhcác chi phí cần thiết và các kết quả cần đạt được). - Đánh giá hiệu quả của dự án bao gồm: hiệu quả tài chính và hiệuquả kinh tế xã hội. - Đánh giá tính khả thi của dự án: Đây là mục tiêu hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có tính khả thi. Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án( xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án). c. Ý nghĩa của việc thẩm định các dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư có nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳthuộc các chủ thể khác nhau: - Giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính hợp lý của dự án đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế xã hội. - Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất theo quan điểm hiệu quả tài chính và tính khả thi của dự án. - Giúp cho các định chế tài chính ra quyết định chính xác cho vay hoặc tài trợ cho dự án theo các quan điểm khác nhau. - Giúp cho mọi người nhận thức và xác định rõ những cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt để có các biện pháp khai thác và khống chế.
  • 3. rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. d. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư. Để một lượng vốn lớn bỏra hiện tại và chỉ có thểthu hồi vốn dần trong tương lai khá xa, thì trước khi chi vốn vào các công cuộc đầu tư phát triển, các nhà đầu tư đều tiến hành soạn thảo chương trình, dự án hoặc báo cáo đầu tư…tuỳ theo tính chất của dự án. Soạn thảo và thực hiện dự án là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực… nên phải huy động sức lực, trí tuệ của nhiều người, nhiều tổ chức. Việc tổ chức phối hợp các hoạt động của các chuyên ngành khác nhau trong tiến trình đầu tư khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn hay sai sót, vì vậy cần được theo dõi, rà soát, điều chỉnh lại. Chủđầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể, lãng phí vốn đầu tư thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả thi và tính hiện thực của dự án. B.Đánh giá dự án 1. Khái niệm Công tác đánh giá là một phần của dựán và đánh giá có 2 mục đích cơ bản: đánh giá hiệu quả của hoạt động can thiệp và học tập kinh nghiệm từ sự can thiệp này với mục đích sử dụng trong các trường hợp tương tự khác. Đánh giá dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư dự án hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. 2. Nội dung a. Đánh giá dự án thể hiện trên 2 khía cạnh là đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài: - Đánh giá nội bộ, đôi khi gọi là đánh giá của bên thứ nhất, được tổ chức hoặc mang danh tổ chức tự tiến hành đối với các mục đích nội bộ và có thể làm cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp của tổ chức. - Đánh giá bên ngoài bao gồm những gì thường gọi là đánh giá của "bên thứ hai" hoặc "bên thứ ba".
  • 4. bên thứ hai được các bên có quan tâm tiến hành, như khách hàng, hoặc đại diện của khách hàng. Đánh giá của bên thứ ba do tổ chức độc lập bên ngoài tiến hành. Tổ chức đó cung cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký sự phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 14001 (ISO 14001:1996). b. Thời gian đánh giá dự án. Thông thường công việc đánh giá được tiến hành trong khoảng thời gian dài. Vì vậy để đánh giá tác động lâu dài hoặc hiệu quả của dự án, cần một khoảng thời gian tương đối dài kể từ khi dự án kết thúc cho tới khi hình thành những tác động thực sự. Đánh giá dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất. - “Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện dự án, nhằm xem xét tình hình thực tế của dự án so với thời điểm phê duyệt dự án để có biện pháp xử lý ngay từ khâu thiết kế kỹ thuật, lập kế hoạch thực hiện dự án. + Đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực của dự án, bảo đảm thực hiện dự án đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt; + Đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt dự án; những vướng mắc, phát sinh mới do yếu tố khách quan (như môi trường chính sách, pháp lý thay đổi, phải điều chỉnh dự án cho phù hợp với điều kiện khí hậu, địa chất …) hoặc do các yếu tố chủ quan (như năng lực, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án, …) + Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế. - “Đánh giá giữa kỳ” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn), nhằm xem xét quá trình thực hiện dự án từ khi bắt đầu triển khai để đề xuất các điều chỉnh cần thiết. + Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư; + Đánh giá mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch thực hiện dự án đã được phê duyệt; + Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh thiết kế, mục tiêu của dự án (nếu cần);
  • 5. học kinh nghiệm rút ra từ việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và quản lý thực hiện dự án. - “Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được của dự án, rút ra các bài học kinh nghiệm. + Đánh giá quá trình chuẩn bị đầu tư dự án; + Đánh giá quá trình thực hiện dự án: hoạt động quản lý thực hiện dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của dự án; các nguồn lực đã huy động cho dự án; các lợi ích do dự án mang lại cho những người thụ hưởng và những người tham gia; các tác động của dự án; tính bền vững và các yếu tố bảo đảm tính bền vững của dự án; + Các bài học rút ra sau quá trình thực hiện dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết. - Đánh giá tác động: +Đánh giá thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành của dự án; + Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dự án. + Đánh giá tác động môi trường, sinh thái của dự án; + Đánh giá tính bền vững của dự án; + Các bài học thành công và thất bại của các khâu thiết kế - thực hiện - vận hành dự án. - Đánh giá đột xuất: + Xác định tình trạng và bản chất những phát sinh ngoài dự kiến; + Xác định các ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của dự án; + Kiến nghị các biện pháp can thiệp, cơ quan thực hiện và thời hạn hoàn thành. Ngày 15/12/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư nhằm hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước bị sử dụng không hiệu quả, lãng phí, gây thất thoát. Nghị định áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp và hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án nhóm B trở lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng giai đoạn thực hiện. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu
  • 6. thực hiện các loại đánh giá khác khi cần thiết, phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng dự án. Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi chỉ được chia thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội dung kiểm tra, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản; việc thực hiện các nội dung quy định tại GCN đầu tư; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án, giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện. Còn cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp của dự án với các quy hoạch liên quan; việc chấp hành các chính sách, chế độ quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng cho dự án. Về đánh giá dự án, đây không phải là nội dung bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt động đầu tư. C. So sánh thẩm định dự án và đánh giá dự án Như vậy ta có thể đưa ra nhận xét về thẩm định dự án và đánh giá dự án như sau: -Công tác thẩm định dự án chính là công tác đánh giá dự án vì thẩm định dự án là 1 quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án 1 cách độc lập,tách biệt với quá trình soạn thảo dự án.Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra trong quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị,cơ sở,cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư,cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án. - Công tác đánh giá dự án không phải là công tác thẩm định dự ánvì công tác thẩm định dự án chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu(giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án), còn công tác đánh giá diễn ra ở cả 3 giai đoạn(chuẩn bị đẩu tư,thực hiện đầu tư,vận hành kết quả đầu tư).Công tác đánh giá dự án đầu tư bao trùm và có quy mô lớn hơn là thẩm định dự án.