Tại sao nói Truyện thuyết Thánh Gióng phản ánh sự kiện của lịch sử dân tộc ta xưa

  • Tại sao nói Truyện thuyết Thánh Gióng phản ánh sự kiện của lịch sử dân tộc ta xưa
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kỉ ảo dựa trên sự thật lịch sử

Câu 2. Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

→ Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo

Câu 3. Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu

B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Hiển thị đáp án

Đáp án C

→ Đây là chi tiết hoang đường kì ảo, không có thật trong lịch sử

Câu 4. Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng

B. Có nhiều ao hồ để lại

C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có làng mang tên làng Cháy

Hiển thị đáp án

Đáp án D

→ Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy

Câu 5. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

→ Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Câu 6. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

→ Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù

Câu 7. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Hiển thị đáp án

Đáp án D

→ Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 8. Tìm các chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

A. Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

B. Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

C. Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

D. Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

E. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

G. Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

H. Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Hiển thị đáp án

Đáp án H

→ Có thể lược bỏ chi tiết này

Câu 9. Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án A

→ Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử

Câu 10. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Thánh Gióng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

Tại sao nói Truyện thuyết Thánh Gióng phản ánh sự kiện của lịch sử dân tộc ta xưa

Tại sao nói Truyện thuyết Thánh Gióng phản ánh sự kiện của lịch sử dân tộc ta xưa

Tại sao nói Truyện thuyết Thánh Gióng phản ánh sự kiện của lịch sử dân tộc ta xưa

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

1.Truyện “Thánh Gióng” là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống xâm lược, mở đầu cho dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm phát triển khá liên tục, mạnh mẽ và có nhiều thành tựu xuất sắc

của dân tộc Việt Nam.

Truyện này rất giàu yếu tố thần thoại, nhưng căn bản nó là một truyền thuyết. Chức năng chủ yếu của thể loại truyền thuyết là phản ánh nhận thức và lý giải lịch sử (bao gồm lịch sử quốc gia, dân tộc, bộ tộc, địa phương). Nhưng đi vào truyền thuyết dân gian, lịch sử đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lý tưởng

thẩm mỹ của nhân dân.

Ở truyện Thánh Gióng, cái “lõi” lịch sử là gì? Nó đã được “lý tưởng hóa” như thế nào? “Tâm tình thiết tha”, “thơ và mộng” của nhân dân đã được “gửi gắm” ra sao? Đó là những điều

rất đáng quan tâm tìm hiểu.

Dưới hình thức kể sự tích người anh hùng làng Phù Đổng, truyện Thánh Gióng đã phản ánh khá toàn diện và khái quát, sinh động và cụ thể cuộc chiến đấu hào hùng chống giặc Ân xâm lược trong thời kỳ Văn Lang (tương truyền vào đời Hùng

Vương thứ sáu).

Đây là những trang sử chống xâm lược đầu tiên của dân tộc Việt Nam được ghi vào truyền thuyết. Truyền thuyết này không chỉ biểu dương, ca ngợi mà còn tổng kết,

lý giải nguyên nhân của thắng lợi.

Đó là sự trả lời (bằng truyện kể) cho một câu hỏi lớn: Tại sao và nhờ đâu mà
nước Văn Lang của vua Hùng đã đánh thắng được giặc Ân xâm lược?

Truyền thuyết dân gian đã trả lời một cách ngắn gọn và đơn giản rằng: đó là do Thánh Gióng và nhờ Thánh Gióng. Thánh Gióng là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và lý tưởng hóa toàn bộ quá trình sinh ra, lớn lên, chiến đấu và chiến thắng

của đội quân chống xâm lược đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ Văn Lang.

Đội quân này có những đặc điểm gì và nó đã được hình thành, phát triển như thế
nào?

Trước hết, đó là một đội quân có sức mạnh phi thường, bao gồm cả sức mạnh của
con người và sức mạnh của vũ khí.

Trong sức mạnh của con người có cả sức mạnh của thể lực, của cánh tay và sức mạnh của tinh thần, ý chí. Không có thể lực và ý chí chiến đấu phi thường, làm sao Thánh Gióng có thể nhổ từng bụi tre “đằng ngà” (sau khi “gươm sắt” hoặc “roi sắt” bị gẫy) để tiếp tục truy kích và

đánh tan giặc Ân xâm lược được.

Những chi tiết mang tính chất hoang đường, kỳ diệu như: bé Gióng lên ba vẫn nằm trơ không nói, không cười, nhưng khi nghe lời rao của sứ giả (cầu người hiền tài ra giết giặc cứu nước), bỗng vươn vai đứng dậy và cao lớn vụt lên thành người khổng lồ… đều là sự hình tượng hoá và thần thánh hóa mối quan hệ và sự

phát triển nhanh chóng về tinh thần, vật chất của lực lượng kháng chiến.

Ở truyện Thánh Gióng, vai trò, tác dụng của vũ khí và phương tiện chiến đấu được tác giả nhận thức và phản ánh khá sâu sắc và sinh động. Sự đề cao, ca ngợi và thần thánh hóa các loại phương tiện và vũ khí bằng kim loại (ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt) ở đây, chẳng những không hạ thấp hoặc làm lu mờ vai trò, tác dụng của các loại vũ khí thô sơ, thông thường, mà trái lại còn có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh sự cần thiết phải đồng thời sử dụng cả hai loại vũ khí

ấy.

Những chi tiết: Gióng phi ngựa sắt, vung gươm sắt xông vào trại giặc làm cho chúng “chết như ngả rạ”; nhưng “giữa chừng gươm sắt bị gẫy”, Gióng phải nhổ tre “đằng ngà” đánh tiếp…, đã thể hiện

rất rõ điều đó.

II

Một điều quan trọng cần chú ý là đội quân chống xâm lược và sức mạnh phi thường của nó ở trong truyện Thánh Gióng không phải tự nhiên mà có và cũng không phải là nhất thành bất biến mà đó là một đội quân, một sức mạnh có tổ chức, có nuôi dưỡng, chuẩn bị công phu, có quá trình sinh ra, lớn lên rõ rệt, cụ thể và hợp

lý.

Về sau, Gióng được nhân dân tôn xưng là “Thánh” và được nhà vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương” (Vua người nhà trời ở làng Phù Đổng) nhưng căn bản và trước hết Gióng là một Con Người, một người con của “làng Phù Đổng”, thuộc “bộ Vũ Ninh”, “nước Văn Lang”, đời Hùng Vương thứ sáu. Nguồn gốc, lai lịch và địa chỉ của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và

xác định.

Những chi tiết về sự thụ thai của bà mẹ Gióng (như bà bắt đầu có thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân người khổng lồ in trên đồng, bà mang thai Gióng “12 tháng” mới sinh…), đều chỉ là sự thần thánh hóa để đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường. Nhưng nhìn chung, những yếu tố kỳ diệu, khác thường trong nhân vật Gióng tuy khá nổi bật nhưng cũng không thể lấn át và thay thế được cái

bình thường của con người trần thế.

Bởi vì dù có siêu nhiên kỳ ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt, nón sắt của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên. Quá trình xuất hiện, trưởng thành và chuẩn bị vũ khí chiến đấu của Gióng phản ánh khá rõ quá trình xây dựng lực lượng vũ trang chống xâm lược của dân tộc. Ở đây có sự kết hợp giữa Nhà nước (tiêu biểu là vua Hùng) và nhân dân (tiêu biểu là Gióng và nhân dân làng Phù Đổng), giữa sức mạnh của con người và sức mạnh

của vũ khí.

Vai trò của “sứ giả” và tác dụng của “tiếng rao” được tác giả dân gian đặc biệt chú ý. Tiếng rao của sứ giả, đó là lời hiệu triệu của vua Hùng, là tiếng gọi của non sông khi quân thù tràn đến, Tổ quốc lâm nguy. Lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân (tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười), nhưng khi có giặc thì tiếng gọi của non sông đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiềm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng. Đó là một chân lý, một quy luật quan trọng về xây dựng, tổ chức, phát triển lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc mà cha ông đã sớm nhận thức tổng kết và truyền lại cho đời sau bằng

truyền thuyết xuất sắc này.

Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im không biết nói, khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng vụt lớn lên và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc, Thánh

Gióng bay về trời.

Quá trình phát triển của hình tượng Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa nhân sinh,
triết lý và nên thơ, nên họa biết bao

2.Truyền thuyết “Thánh Gióng” là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống kẻ thù xâm lược, mở đầu cho dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm. Yếu tố thần thoại, truyền thuyết dân gian, lịch sử đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân. Cái “lõi” lịch sử ở truyện Thánh Gióng đã được lý tưởng hóa với tâm tình thiết tha của nhân dân gửi gắm vào đó. Qua sự tích người anh hùng làng Phù Đổng, truyện Thánh Gióng đã phản ánh khá toàn diện và khái quát, sinh động và cụ thể cuộc chiến đấu hào hùng chống giặc Ân xâm lược trong thời kỳ Văn Lang. Đây là những trang sử chống xâm lược đầu tiên của dân tộc ta được ghi vào truyền thuyết không chỉ mang ý nghĩa biểu dương, ca ngợi mà còn tổng kết, lý

giải nguyên nhân của chiến tranh và thắng lợi.

Thánh Gióng là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và lý tưởng hóa toàn bộ quá trình sinh ra, lớn lên, chiến đấu và chiến thắng của đội quân chống xâm lược đầu tiên của Việt Nam ở thời kỳ Văn Lang. Trước hết, đó là một đội quân có sức mạnh phi thường, bao gồm cả sức mạnh của con người và sức mạnh của vũ khí. Trong sức mạnh của con người có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí. Thánh Gióng là nhân vật huyền thoại mà nhân dân muốn gửi gắm ý chí chiến đấu phi thường qua kỳ tích nhổ từng bụi tre “đằng ngà” (sau khi “gươm sắt” hoặc “roi sắt” bị gẫy) để tiếp tục truy kích và đánh tan giặc Ân. Những chi tiết mang tính chất hoang đường, kỳ diệu, như: Gióng lên ba vẫn nằm trơ không nói, không cười, nhưng khi nghe lời rao của sứ giả (cầu người hiền tài ra giết giặc cứu nước), bỗng vươn vai đứng dậy và cao lớn vụt lên thành người khổng lồ… đều là sự hình tượng hoá và thần thánh hóa mối quan hệ và sự phát triển nhanh chóng về tinh thần, vật chất của lực

lượng kháng chiến.

Ở truyện Thánh Gióng, vai trò, tác dụng của vũ khí và phương tiện chiến đấu được tác giả nhận thức và phản ánh khá sâu sắc và sinh động. Sự đề cao, ca ngợi và thần thánh hóa các loại phương tiện và vũ khí bằng kim loại (ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt) chẳng những không hạ thấp hoặc làm lu mờ vai trò, tác dụng của các loại vũ khí thô sơ, thông thường, mà trái lại còn có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh sự cần thiết phải đồng thời sử dụng cả hai loại vũ khí ấy. Đội quân chống xâm lược và sức mạnh phi thường của nó ở trong truyện Thánh Gióng không phải tự nhiên mà có và cũng không phải là nhất thành bất biến mà đó là một đội quân thể hiện sức mạnh có tổ chức, được nuôi dưỡng, chuẩn bị

công phu, có quá trình hình thành, phát triển rõ rệt, cụ thể và hợp lý.

Kỳ tích ấy, Gióng được nhân dân tôn xưng là “Thánh”, được nhà vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương” nhưng căn bản và trước hết Gióng vẫn là một Con Người – một người con của làng Phù Đổng, thuộc bộ Vũ Ninh, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu. Nguồn gốc, lai lịch và địa chỉ của Gióng được xác định rõ ràng, cụ thể. Cả cái tên Gióng cũng hết sức dân dã. Gióng thầm lặng như cái bản nhiên của người lao động, chỉ nói một câu “xin đi đánh giặc”. Cái vươn vai “lớn 10 trượng” cũng là để nhận nhiệm vụ đánh giặc cao cả khi đất nước lâm nguy. Sự xuất hiện của bàn chân khổng lồ trên đồng ruộng không phải xác lập cái ngôi thiên tử cho Gióng mà chỉ là một biểu tượng cho sự hoà hợp giữa đất và trời, giữa thần linh và người mẹ nông dân đã cho ra đời một anh hùng quần chúng. Những chi tiết về sự thụ thai của bà mẹ Gióng (ướm thử bàn chân mình vào vết chân người khổng lồ in trên đồng, mang thai 12 tháng…), đều chỉ là sự thần thánh hóa để đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường. Nhưng dù khoác lên nhiều yếu tố kỳ diệu, khác thường, Thánh Gióng vẫn không thể lấn át và thay thế được cái bình thường của con người trần thế. Dẫu có siêu nhiên kỳ ảo, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là 12 tháng); vẫn phải “uống nước, ăn ba nong cơm, bảy nong cà” với bao công sức gom góp từ quần chúng (dù là mấy nong); vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng (dù là rộng đến đâu); đánh giặc xong không về triều mà bay về trời, về với cõi bất tử, với cõi hư không cho thấy ý chí phục vụ đất nước vô tư thật là gương mẫu [1], nhưng vẫn không quên cúi đầu chào đất Mẹ; và ngay cả ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt, nón sắt của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước

đúc nên…

Quá trình xuất hiện, trưởng thành và chuẩn bị vũ khí chiến đấu của Gióng phản ánh khá rõ quá trình xây dựng lực lượng vũ trang chống xâm lược của dân tộc. Dấu tích của người anh hùng vẫn hiện hữu trong mảnh đất quê hương. Những bụi tre đằng ngà (giống tre có lớp cật ngoài trơn và bóng, mầu vàng) ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng; những vết chân ngựa nay thành những hồ ao; ngựa thét, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng

đó về sau gọi là làng Cháy (ở cạnh làng Gióng).

Có thể nói, truyền thuyết Thánh Gióng đã có sự kết hợp giữa Nhà nước (tiêu biểu là vua Hùng) và nhân dân (tiêu biểu là Gióng và nhân dân làng Phù Đổng), giữa sức mạnh của con người và sức mạnh của vũ khí mà lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh

khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi

nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước

”. Tiếng

rao của sứ giả là lời hiệu triệu của vua Hùng, là tiếng gọi của non sông khi quân thù tràn đến, khi Tổ quốc lâm nguy. Lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân (như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười), nhưng khi có giặc ngoại xâm thì tiếng gọi của non sông đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiềm ẩn ấy của dân tộc, Gióng vụt lớn lên và câu nói đầu tiên là nhận nhiệm vụ đánh giặc. Thánh Gióng tập trung cho ý chí của nhân dân, khi đất nước lâm nguy đã đặt lên vai mình sứ mệnh lịch sử lớn lao. Đó là một chân lý, một quy luật quan trọng về xây dựng, tổ chức, phát triển lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc mà cha ông đã sớm nhận thức tổng kết và truyền lại cho đời sau bằng truyền thuyết xuất sắc này. Chính điều đó đã làm nên một Thánh Gióng bất tử. Một Thánh Gióng đã đi vào tâm

thức người Việt một cách tự nhiên dẫu thời gian biến đổi vạn vật.

Không chỉ mang ý nghĩa đánh giặc, truyền thuyết Thánh Gióng còn đánh dấu bước ngoặt đặc biệt của dân tộc Việt Nam thời kỳ sơ sử, tiền sử ở lĩnh vực nông nghiệp. Công cụ đồ sắt được quy tụ vào vũ khí đánh giặc thay thế cho công cụ đồ đồng, đồ đá. Người Việt có tấc sắt trong tay đã mở rộng địa bàn cư trú từ núi cao xuống vùng châu thổ thấp. Việc phát hiện ra đồ sắt được nhân cách hóa để trở thành một vị thần vĩ đại cho thấy sức mạnh của nó trong công cuộc chế ngự thiên nhiên và đánh giặc. Người Việt xây dựng một quốc gia, một dân tộc đầy đủ khi đã khai phá châu thổ Bắc Bộ. Cũng chính từ vùng thấp này, người Việt mới tạo đà để phát triển, tiến tới một đất nước to lớn, thống nhất

của cộng đồng như ngày nay…

Vì thế, nhân vật Gióng là lẽ sống hồn nhiên vô tư của người lao động. Cái “hoang đường” trong truyền thuyết chẳng còn là hoang đường bởi nó luôn đứng trên đôi chân của hiện thực. Quá trình phát triển của hình tượng

Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa nhân sinh, triết lý và nhân văn.

Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương là anh hùng văn hóa sinh từ thời cổ đại, tiền sử. Trong quá trình phát triển của cư dân Việt, vị anh hùng văn hóa ấy thường được gắn với các sự kiện lớn, được sử hóa bất tử trong tâm tưởng người Việt. Huyền thoại ấy đã và đang sống hiện hữu trong cuộc sống hiện đại. Mỗi người Việt Nam hẳn không quên huyền thoại bất tử này. Trong các bài nói chuyện, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc tới người anh hùng dân tộc. Trong Diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm

30 năm ngày thành lập Đảng, Người khẳng định: “Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông

đánh thực dân Pháp

“. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những


vần thơ ra trận sống động kêu gọi tinh thần yêu nước tiềm ẩn, đến “Mỗi chú
bé đều nằm mơ ngựa sắt” (Chế Lan Viên), rồi “những trai làng Phù Đổng”
mang “chiếc gậy tầm vông” nô nức lên đường “ra trận mùa xuân” (Gia Dũng). Và trong thời kỳ hội nhập, sức mạnh Phù Đổng vẫn được tiếp nối thể hiện

sức mạnh và bản lĩnh ViệtNam…

Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại; là niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, Thánh Gióng còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của con người đối với Tổ quốc. Hàng ngàn năm trôi qua, với truyền thống

“Uống nước nhớ nguồn”, dân tộc ta luôn nhắc nhau:

“Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội
Gióng cũng hư mất đời”

3.Truyền thuyết Thánh
Gióng và cuộc kháng chiến toàn dân chống ngoại xâm

Tìm hiểu truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta sẽ gặp một điều hết sức đặc biệt, đó là chiều sâu, chiều rộng của cuộc kháng chiến, là sự đóng góp của nhân dân vùng trung châu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trước khi Gióng ra đời, vùng ven sông Tô Lịch (Hà Nội) đã có ông Lý Tiến vâng mệnh vua Hùng cầm quân chống giặc. Trong trận chiến ở Vũ Ninh (nay là Quế Võ) , không may ông bị tên bắn vào ngực chết (ngày nay ở phố Hàng Cá, Hà Nội ,còn đền thờ ông). Sau Lý Tiến có hai anh em ông Dực và ông Minh (ở Hà Lỗ, nay thuộc Đông Anh) cũng đánh giặc Ân nhưng không thắng. Khi

Gióng ra quân, hai ông đã hội quân với Gióng để đánh giặc.

Để chuẩn bị vũ khí cho Gióng, dân chúng đã phải tập hợp toàn bộ thợ rào (tức thợ rèn) của ba làng Phù Đổng (quê Gióng), Làng Mòi (tức Mai Cương), và Làng Na (tức Y Na) để rèn vũ khí. Khi Gióng ra quân, người theo ra trận rất đông: Đoàn trẻ chăn trâu làng Hội Xá, người đi câu vác cả cần câu, người đi săn vác cả cung nỏ, hổ (bị người săn) giờ cũng nhập vào đoàn quân của Gióng. . . Ở Trung Mầu (Gia Lâm) có người đang cầm vồ đập đất cũng vác vồ đi theo. Ở Võ Giàng có hai anh em đang đập đất cũng vội vàng đi theo. Ở làng Na có năm anh em sinh năm cũng mộ quân đi theo Gióng. . . Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Gióng đã là thần tướng giáng sinh với sức mạnh diệu kỳ, từng nhổ cả bụi tre mà quật vào giặc, lại có ngựa sắt phun lửa, vậy thì cần gì phải có quân đi theo cho vướng bận ? Thực ra, ngựa sắt phun lửa, người khổng lồ chẳng qua là hình ảnh đã được thần thoại hóa. Có lẽ Gióng cũng có tầm vóc của . . .người bình thường. Ông chỉ có lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu hơn người. Khi có giặc, ông đã tập hợp được đông đảo lực lượng kháng chiến cả một vùng rộng lớn ở trung châu để đánh giặc. Lực lượng nhân dân với đủ các tầng lớp đó mới là sức mạnh thắng giặc chứ đâu phải ngựa sắt ! Nhà thơ Tố Hữu sau này đã

có câu thơ rất hay để khái quát sức mạnh của Thánh Gióng :

Sức nhân dân khỏe như ngựa
sắt

Chí căm thù rèn thép làm roi

Về sự hi sinh của Gióng, truyền thuyết kể rằng, sau khi gặc tan, Gióng một mình một ngựa lên núi Sóc Sơn rồi phi thẳng lên trời ! Đây rõ ràng là hình ảnh thần thoại hóa cái chết của người anh hùng. Nhân dân ta không muốn để cho người anh hùng dân tộc phải hi sinh. Cũng như truyền thuyết về An Dương Vương đã cho ông cầm sừng tê đi xuống biển, thực chất là ông đã phải trẫm mình tự vẫn. Nhưng truyền thuyết cũng đã để “hở” (vô tình) cho chúng ta biết rằng Gióng đã hi sinh sau khi đánh tan giặc. Những chỗ “hở” trong truyền thuyết, trước hết là áo giáp sắt của Gióng không kín. Khi Gióng ra trận, những trẻ chăn trâu làng Hội Xá thấy áo giáp của Gióng còn hở lưng, hở bụng đã lấy hoa lau giắt vào cho kín. Hoa lau thì làm sao cản được cung tên? Chi tiết thứ hai để cho ta suy đoán Gióng bị thương, đó là trên đường thắng giặc trở về, ông đã nhiều lần dừng lại uống nước. Đây là triệu chứng của cơn khát do mất máu. . Một chi tiết nữa để ta khẳng định Gióng bị trọng thương, đó là sau khi thắng giặc, ông đã không trở về ra mắt mẹ. Gióng không muốn mẹ nhìn thấy mình đầy thân máu chảy càng thêm đau khổ, chính vì vậy ông đã một mình một ngựa lên vùng núi Sóc Sơn và chết ở đó. ( Có một số tác giả giải thích: Sau khi thắng giặc, Gióng không về ra mắt mẹ vì ông vô tư, chỉ nghĩ việc

nước mà quên tình nhà(!)

Qua phân tích trên, ta thấy được cốt lõi của sự thật lịch sử: Vào buổi bình minh dựng nước, đã có một người anh hùng trẻ tuổi đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và anh dũng hi sinh. Ông đã được nhân dân ta đời đời thờ phụng. Xét trong lịch sử dân tộc ta , trường hợp tương tự cũng không hiếm. Thời Lý có cô gái 9 tuổi tên là Trần Ngọc Hoa đã theo Lý Thường Kiệt đi đánh giặc Chiêm Thành, lập được công lớn và được dân lập đền thờ ở làng Đại Yên, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời Trần có Trần Quốc Toản mới 15 tuổi đã cầm quân đánh quân Nguyên và đã lập được công lớn được sử sách ghi lại. Vậy thì trong lịch sử xa xưa của dân tộc , một vị anh hùng nhỏ tuổi lập được kỳ tích chống giặc ngoại xâm không có gì là lạ (tất nhiên , truyền thuyết kể Thánh Gióng 3 tuổi đánh giặc chỉ là cách nói cường điệu mà thôi, không nên quá tin

vào con số cụ thể 3 tuổi đó)