Vị trí địa lý của châu á nằm ở đâu

Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm vực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga.

Châu Á là một châu lục có diện tích lớn và có vị trí địa lý thuận lợi. Chính vì thế, trong các cuộc chiến tranh ở quá khứ châu Á luôn là địa điểm mà các nước đế quốc nhắm đến.

Câu hỏi: Đặc điểm vị trí địa lý châu Á?

A. Tiếp giáp Thái bình dương và Đại Tây Dương.

B. Phía Tây tiếp giáp với Mỹ.

C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

D. Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án D. Đặc điểm vị trí địa lý châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án D

Đặc điểm vị trí địa lý châu Á:

– Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm vực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga.

– Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến Bắc. Từ bắc xuống Nam của Châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến tức là khoản 8500 km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Chukostki thuộc Nga. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Nam xuống tới tận đảo.

– Nếu so với các châu lục khác trên Thế giới thì đại lục Á – Âu nói chung và châu Á nói riêng có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Trừ phía tây của đại lục Á – Âu tức là châu Âu được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đông lục địa, trái lại là một khối khổng lồ. Ở phần này đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh biển, nhiều bán đảo lớn song do diện tích lục địa có dạng hình khối điển hình nhất là các bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20 Bắc và 70 Bắc làm cho các vùng trung tâm của lục địa như trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa có nơi đến 2500 km. Những điều kiện về vị trí địa lý như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự hìnht hành khí hậu và cảnh quan tự nhiên trên lục địa.

– Giới hạn châu Á kéo dài từ vùng cực bác đến vùng xích đạo, tiếp giáp với hai chậu lục tính trên đất liền và ba đại dương, châu Á tiếp giáp 5 châu lục tính luôn trên biển và 4 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc.

– Trong 04 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đjai dương ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo.

– Vị trí của châu Á, cụ thể:

+ Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương.

+ Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương.

+ Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương.

+ Phía Đông Nam châu Á nơi tiếp giáp giữa thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Như vậy, Đặc điểm vị trí địa lý châu Á? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời và phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp quý bạn đọc hệ thống được kiến thức liên quan.

Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây? 

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á

Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là

Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là 

Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? 

Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào? 

Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là

Các đồng bằng lớn ở châu Á có đặc điểm chung là gì?

Ranh giới tự nhiên giữa châu Á với châu Âu là

Lý thuyết vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản SGK Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục

- Châu Á nằm nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

- Châu lục rộng nhất thế giới (diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2).

 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản

a. Đặc điểm địa hình

- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm.

+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây/gần đông - tây, bắc - nam/gần bắc - nam => Địa hình chia cắt phức tạp.

+ Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

- Nhiều đồng bằng rộng lớn: ĐB. Tây Xibia, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Ấn Hằng,...

b. Khoáng sản

- Nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.

- Các khoáng sản quan trọng nhất: dầu mỏ, khí đốt, sắt, crôm, một số kim loại màu như đồng, thiếc,...

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

1.Vị trí địa lý và kích thước của châu lục
– Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
– Lãnh thổ châu Á trải rộng phần lớn phía đông của bán cầu Bắc, do đó tự nhiên châu Á phức tạp và đa dạng.

Vị trí địa lý của châu á nằm ở đâu

Hinh 1.1. Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên Địa Cầu

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình:
Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
b.Khoáng sản:
– Phong phú, có trữ lượng lớn.
– Quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu.

Vị trí địa lý của châu á nằm ở đâu

Hinh 1.2. Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 4 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.1 (trang 4 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết:
– Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào?
– Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
– Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á:
+ Điểm cực Bắc – Mũi Cheliuxkin (77o44’B);
+ Điểm cực Nam – Mũi Piai (1o16’B).
– Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục:
+ Tiếp giáp với 3 mặt giáp Đại Dương:
. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương,
. Phía Đông giáp Thái Bình Dương,
. Phía Nam giáp Ấn Độ Dương;
+ Phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.

? (trang 5 SGK Địa lý 8) Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km?
– Chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam là 8500 km.
– Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông là 9200 km.

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.2 (trang 5 SGK Địa lý 8), em hãy:
– Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai…và các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can…
– Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran, Lưỡng Hà, Ấn Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung…
– Xác định các hướng núi chính.
Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông Tây hoặc gần Đông Tây và Bắc Nam hoặc gần Bắc Nam (Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân,..; Sơn nguyên cao,đồ sộ (Tây Tạng, Iran, Đêcan) tập trung ở trung tâm và nhiều Đồng bằng rộng lớn (Tây Xibia, Hoa Bắc, Ấn Hằng, Lưỡng Hà…)

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.2 (trang 5 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết:
– Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
– Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào?
– Phong phú, có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu …
– Tập trung nhiều nhất: Vịnh Pec-xích, Biển Đông.

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
– Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
– Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á.
– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
– Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.2 (trang 5 SGK Địa ly 8), hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các con sông chính chảy qua từng đồng bằng vào vở học theo bảng mẫu:

STT

Các đồng bằng lớn

Các sông chính

1

Tây Xi-bia

Ô-bi, I-nê-nit-xây

2

Tu-ran

Xưa Đa-ri-a, A-mua Đa-ri-a

3

Hoa Bắc

Hoàng Hà

Xem thêm về Châu Á tại đây!