Tại sao nguyễn du là đại thi hào dân tộc

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

 Tác phẩm bằng chữ Nôm

Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
Còn lại thì mình chịu=)

Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc

Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người ham thích viết sách, làm văn. Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh làm quan đến chức Tể tướng dưới triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh. Căn cứ vào xuất thân của bà Trần Thị Tần - con một gia đình bình thường ở vùng quan họ nổi tiếng, có truyền thống hát bội lại lấy lẽ một ông quan to trong triều, các nhà nghiên cứu rất có lý khi cho rằng mẹ Nguyễn Du là một cô gái đẹp và giỏi nghề ca xướng, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Sống trong môi trường gia đình quan lại, có truyền thống văn học, tuổi thơ sống bên mẹ tạo đà cho năng khiếu văn học của Nguyễn Du có điều kiện nảy nở và phát triển rất sớm.

Nguyễn Du lúc nhỏ sống trong vàng son, nhung lụa của một cuộc sống quý tộc, giàu sang. Nhưng cuộc sống này kéo dài không bao lâu, những biến cố dữ dội của thời đại và của gia đình đã nhanh chóng đẩy nhà thơ ra giữa bão táp cuộc đời. Mười hai tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Du phải đến ở với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản bấy giờ đang làm quan trong triều. Thời gian này, vì còn ít tuổi, Nguyễn Du vẫn tiếp tục đi học. Năm 1783, khi mười tám tuổi, ông đi thi hương và đậu tam trường, được tập ấm một chức quan của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Sau đó, Nguyễn Du lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con gái của tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục. Năm 1788, sau khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.

Mười năm sống ở Thái Bình là quãng đời "mười năm gió bụi", bao cảnh cơ hàn bần cực đã đến với Nguyễn Du. Khi bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục mất, người con trai lớn mất, nhà thơ cùng người con trai thứ là Nguyễn Tứ về quê cũ ở xã Tiên Điền. Trong giai đoạn sống thiếu thốn, chật vật ở Thái Bình và Hà Tĩnh, Nguyễn Du có điều kiện gần gũi quần chúng, tiếp xúc quần chúng, hiểu được cuộc sống, lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân, điều này đã góp phần không nhỏ làm nên những giá trị vượt thời gian trong kiệt tác Truyện Kiều sau này.

Khi Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, trải qua nhiều chức quan trong triều, đến năm 1813, ông được thăng hàm Cần chánh điện học sĩ và được cử làm sứ đi Trung Quốc. Về nước, Nguyễn Du được thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ. Khi vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (6/9/1820), Nguyễn Du bị cảm bệnh và mất tại kinh thành Huế.

Di sản văn hóa Nguyễn Du để lại cho hậu thế gồm nhiều tác phẩm văn chương bất hủ, sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác chữ Hán gồm "Thanh Hiên thi tập" với 78 bài chủ yếu viết trong những năm tháng trước khi ông ra làm quan nhà Nguyễn; "Nam trung tạp ngâm" gồm 40 bài thơ, viết trong giai đoạn Nguyễn Du làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía Nam Hà Tĩnh (từ 1805 - 1812); "Bắc hành tạp lục" với 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Sáng tác chữ Nôm gồm "Truyện Kiều", "Văn Chiêu hồn"... Trong số đó, Truyện Kiều được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, tinh hoa văn hóa dân tộc, kiệt tác văn học thế giới.

Truyện Kiều - tập đại thành của văn học trung đại Việt Nam

Truyện Kiều hay còn gọi "Đoạn trường tân thanh" là tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát gồm 3.254 câu thơ kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nhìn chung, cốt truyện của "Kim Vân Kiều truyện" và Truyện Kiều khá giống nhau song trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết kể lể dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, không có lợi đối với mỹ cảm của người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề tác phẩm. Ông thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhằm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Sáng tạo của Nguyễn Du chính là ở chỗ nhà thơ đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, gạn đục khơi trong, giữ lại những gì phù hợp với những điều trông thấy, những điều ông từng trải qua và thể hiện nó bằng ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính.

Tại sao nguyễn du là đại thi hào dân tộc

Vương Thúy Kiều - nhân vật trung tâm của tác phẩm là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, bị các thế lực phong kiến chà đạp, rơi vào cảnh "Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần". Kể chuyện về một con người cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể trong xã hội Trung Quốc đời nhà Minh song Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại Nguyễn Du, thời đại chế độ phong kiến đã đi vào giai đoạn khủng hoảng. Tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh đó, thông qua việc điển hình hóa, cá thể hóa các nhân vật Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, nhà thơ thể hiện khát vọng công lý, quyền tự do cá nhân của con người, ước mơ về tình yêu tự do, trong sáng, thủy chung giữa một xã hội bất công, tù túng đồng thời lên tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp con người. Đó là vẻ đẹp của lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng...

Về giá trị nghệ thuật, trong các vấn đề tranh luận về Truyện Kiều xưa nay, dường như một vấn đề duy nhất không có ý kiến trái ngược, đó là những thành tựu về ngôn ngữ văn học của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định: Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc! Cũng giống như tất cả các tác phẩm văn học đương thời, ngôn ngữ trong Truyện Kiều gồm có hai thành phần thuần Việt và Hán Việt trong đó bộ phận từ thuần Việt chiếm phần đa và thường xuất phát từ hai nguồn: văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) và lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ có ý nghĩa hết sức to lớn. Thông qua ngôn ngữ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định một cách đầy thuyết phục sự phong phú và khả năng diễn đạt to lớn của ngôn ngữ dân tộc. Đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều trong lời đầu sách Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: "Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta...".

Bên cạnh đó, trong Truyện Kiều, thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca. Nghệ thuật tự sự cũng đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật.

Với giá trị nhân văn mang tầm thời đại, những đóng góp to lớn về phương diện nghệ thuật - nhất là cách sử dụng ngôn ngữ, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều xứng đáng là kiệt tác văn học dân tộc, mang sức sống lâu bền trong lòng độc giả, được lưu truyền rộng rãi và là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã vượt qua rào cản ngôn ngữ để đến với bạn đọc nhiều nước trên thế giới, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế, góp phần đưa văn học Việt Nam trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tại sao nguyễn du là đại thi hào dân tộc

Nhà thơ Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Thái Bình

Hội Kiều học Việt Nam tại Thái Bình ra đời năm 2013 nhằm tuyên truyền, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Truyện Kiều, đồng thời nghiên cứu, sưu tầm những tư liệu, những ý kiến phê bình, phát hiện về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Từ khi thành lập, Hội đã công bố hai cuốn sách "Thái Bình với Nguyễn Du và Truyện Kiều" tập 1 và tập 2, tập hợp nhiều bài nghiên cứu, nhiều sáng tác thể hiện tấm lòng của người Thái Bình với Nguyễn Du và Truyện Kiều. Hy vọng, đây sẽ là những tư liệu quý, góp phần vào quá trình nghiên cứu Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.

Tại sao nguyễn du là đại thi hào dân tộc

Nhà thơ Lại Tây Dương, thành phố Thái Bình

Nhờ Đại thi hào Nguyễn Du, ngôn ngữ dân tộc Việt Nam trở lên lấp lánh, có hồn và tạo ra được bản sắc riêng biệt. Truyện Kiều là một truyện thơ dài với hơn ba nghìn câu nhưng không câu nào "đuối". Cách nhà thơ sử dụng ngôn ngữ thực sự mang tính phát hiện, sáng tạo, tài tình. Đọc, ngẫm và nghiên cứu Truyện Kiều, tôi đã học được cách dùng từ, sử dụng biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao, từ đó vận dụng trong các sáng tác của mình.

Tại sao nguyễn du là đại thi hào dân tộc

Anh Vũ Văn Pho, cán bộ tư pháp phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình

Được học Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ghế nhà trường, tôi thực sự tự hào vì đất nước mình có một kiệt tác văn học mang tầm thế giới. Đọc Truyện Kiều, nhìn về quá khứ, tôi thấy may mắn vì mình được sinh ra và lớn lên trong xã hội quyền dân chủ được đề cao, con người được tôn trọng, được tự do trong tình yêu lứa đôi.

Vũ Hường