Vì sao phát triển có vai trò quan trọng

Khoa học - công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ. Làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi. Khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần. Khoa học - công nghệ góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, nhờ tác động của các yếu tố như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất cao, trên 50%; với các nước đang phát triển khoảng 20-30%. Khoa học - công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học - công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao. Năng lực sáng tạo công nghệ là một trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào nhất là các nhân tố tổng hợp được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu và động lực của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp luôn hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, buộc phải áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất của người lao động, giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước, từ đó nâng cao hay nói cách khác là tối đa hóa lợi nhuận. Khoa học - công nghệ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, khoa học - công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới, nhất là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học đã sản xuất nhiều loại thuốc mới, nhiều phương tiện chữa bệnh hiện đại đã mở ra nhiều cách thức điều trị bệnh mới, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Khoa học - công nghệ phát triển cũng góp phần tăng giao lưu xã hội làm cho đời sống tinh thần con người phong phú, tốt đẹp hơn. Công nghệ điện tử, tin học viễn thông phát triển làm rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, vùng miền…

Khoa học - công nghệ phát triển góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển, vì vậy chất thải không ngừng tăng, gây tác hại cho con người và môi trường sinh thái. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học các chất thải được xử lý, cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường. Khoa học - công nghệ phát triển cũng góp phần tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, làm giảm chất thải, tìm kiếm nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế các nguồn lực truyền thống không gây ô nhiễm môi trường; khoa học - công nghệ phát hiện và dự báo các thảm họa thiên nhiên để phòng ngừa. Tuy nhiên, tác động của khoa học - công nghệ cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế như gia tăng và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia, nhiều nước độc quyền trong những tiến bộ khoa học - công nghệ, thuốc chữa bệnh đặc trị… Đối với tỉnh Tiền Giang, các hoạt động của khoa học và công nghệ đã có bước chuyển biến tích cực đáng kể, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, ngành, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và địa phương. Vai trò của các nguồn lực đã có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đặc biệt trong đó việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương đã góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển của địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng nâng cao năng xuất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin được xác lập và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong những năm qua, một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của tỉnh được chú trọng thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội như: Hoạt động thông tin khoa học - công nghệ và công tác ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội; các mô hình ứng dụng thí điểm từng bước đi vào sản xuất đại trà, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó, công nghệ sinh học của tỉnh đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học đã được quan tâm và đầu tư; trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ đã được chú trọng; các ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với điều kiện sản xuất của địa phương. Phần lớn các đề tài, dự án tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc của sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (cây trồng, vật nuôi) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ, góp phần giải quyết tốt việc tiêu thụ nông thuỷ sản đầu ra. Qua thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 05/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, hoạt động nghiên cứu khoa học tại vùng trung tâm đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, gắn với điều kiện và môi trường như: mô hình canh tác rau, hoa ứng dụng công nghệ thủy canh và sử dụng chế phẩm đất sạch phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phân lập, tuyển chọn và thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật từ một số dòng nấm nội cộng sinh - AMF - nhằm tăng khả năng chống chịu hạn, mặn cho cây vú sữa; xây dựng mô hình vườn thanh long kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao; xây dựng nhà máy sơ chế, đóng gói bảo quản thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…. Bên cạnh đó, Sở Khoa học - Công nghệ đã hỗ trợ tích cực việc tạo lập quản lý và quảng bá nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế.

Trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành và giữa địa phương với Trung ương, có cơ chế kết hợp chặt chẽ, đảm bảo cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin. Hoạt động trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nhất là việc triển khai quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên. Đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế - kỹ thuật và nâng cao được sức cạnh tranh trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng như y tế, giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP).   Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao.   Việt Nam cần sắp xếp lại quá trình đô thị hóa để xây dựng những thành phố hiệu quả hơn – những thành phố có mật độ dân số vừa đủ, kết nối tốt trong nội bộ và trong vùng, cũng như được quản lý tốt. Bên cạnh đó, để phù hợp với ưu tiên mạnh mẽ của Việt Nam trong đảm bảo công bằng xã hội, các thành phố cũng cần đảm bảo rằng mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển, không một nhóm người hoặc khu vực nào bị bỏ lại phía sau.   

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đất đai đang diễn ra nhanh hơn đô thị hóa về dân số, dẫn đến việc giảm mật độ dân số và cản trở tăng năng suất lao động. Mô hình đô thị hoá hiện nay là chuyển đổi sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp và các khu đô thị manh mún, qui mô nhỏ. Tốc độ chuyển đổi sử dụng đất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tạo việc làm. Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa khu vực nội thành, nơi mật độ dân cư có thể lên đến 44.000 người/km2 và khu vực ngoại thành, nơi mật độ dân cư có nơi chỉ vào khoảng 100 người/km2. Sự mất cân đối này làm cho thành phố trở nên dàn trải và mất đi sự năng động của mình.  

  Các tỉnh và thành phố Việt Nam hiện nay giống như các ốc đảo độc lập hơn là các bộ phận trong một thị trường đồng bộ. Ví dụ, muốn đi từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến khu đô thị mới Bình Dương với khoảng cách chỉ là 40 km mất đến 2 tiếng đồng hồ không trong giờ cao điểm. Hiện trạng kết nối giao thông kém giữa các vùng đã gây lãng phí về mặt kinh tế và làm cho các thành phố trở nên kém hấp dẫn hơn để sinh sống và làm việc.   Trong khi đó người dân nông thôn đang ngày càng thua kém người dân đô thị về thu nhập, tiếp cận dịch vụ và vì vậy nhiều người chuyển ra thành phố sinh sống. Di dân có thể dẫn đến một số thách thức cho quản lý đô thị, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội để tăng cường sự năng động của lực lượng lao động. Hệ thống đăng ký hộ khẩu hiện tại của Việt Nam khiến cho người dân nhập cư chưa được hòa nhập một cách hiệu quả vào đô thị và qua thời gian, có thể làm gia tăng tình trạng nghèo và bất bình đẳng đô thị.   Nhưng rất may là vẫn có giải pháp để giải quyết những tình trạng này.   Chính quyền có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của các đô thị bằng cách thực hiện các biện pháp hoà nhập người nhập cư vào cuộc sống đô thị, thông qua việc thay đổi hệ thống đăng ký hộ khẩu. Các chương trình nâng cấp và cải tạo đô thị có thể được triển khai nhằm tăng cường sinh kế và điều kiện sống cho các khu thu nhập thấp.   Bà Bùi Thị Mai, một chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ điều này. Bốn năm trước, con hẻm 76 ở phường 6, Quận 4 rất chật hẹp, chỉ đủ một chiếc xe máy đi vào. Mỗi khi trời mưa, con hẻm thường bị ngập nước, đầy rác và muỗi. Trộm cướp hoành hành. Nhưng hiện nay, sau khi được nâng cấp, cải tạo, con hẻm đã rộng hơn, sạch hơn và an toàn hơn. Xe tải có thể vào đến tận nhà bà Mai để đưa hàng. Thu nhập gia đình tăng lên đáng kể và cuộc sống đã được cải thiện.    Các thành phố cũng có thể giữ một vai trò lớn hơn trong quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân giàu mạnh, phát triển cụm doanh nghiệp để có thể hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, và cung cấp dịch vụ kho vận giúp nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh tăng trưởng. Toàn bộ quá trình này sẽ có tác động nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới – tức là tất cả những yếu tố cần có của một thành phố sôi động tại các nước thu nhập cao.  

Nhưng muốn quá trình đô thị hoá trở thành động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong vòng 20 năm tới, Việt Nam cần điều chỉnh lại vai trò của nhà nước và của thị trường trong quản lý đô thị hoá. Đây là một số gợi ý để Việt Nam tham khảo: 

  • Tái tập trung vai trò và nâng cao năng lực nhà nước trong một số lĩnh vực mà chỉ có nhà nước mới làm được, ví dụ tăng cường năng lực và điều phối qui hoạch đô thị (kể cả mảng thông tin và sử dụng đất), tài chính công, dịch vụ xã hội, và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ thực hiện quy hoạch đô thị.
  • Tái phân công trách nhiệm, đi kèm thẩm quyền và nguồn lực giữa các cơ quan trung ương, địa phương, và chính quyền đô thị nhằm đảm bảo giải quyết vấn đề một cách tổng thể và đồng bộ thay vì bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ địa phương.
  • Giảm bớt mức độ can thiệp và kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động mà thị trường có thể làm tốt hơn. Điều này đặt biệt cần trong thị trường yếu tố sản xuất, ví dụ như đất đai, nơi điều tiết theo các quy định thường làm méo mó thị trường. Giải pháp ở đây không phải là đề ra quy định mới, mà là giảm kiểm soát. 
Trong vòng hai thập kỷ tới, cần tập trung xây dựng và phát triển các nhóm thành phố và thị xã có thể thực hiện các chức năng bổ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện giúp các thành phố phát huy tối đa tiềm năng để chúng có thể phát triển hiện đại, thông minh, năng động và thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước.   Các thành phố ở Việt Nam thực sự có thể giúp Việt Nam tăng trưởng hiệu quả, hoà nhập và bền vững, mang lại thịnh vượng cho mọi người dân. 

Building a Green City in Vietnam