Vì sao sức đề kháng yếu

Sở hữu một sức khỏe bền bỉ, không bệnh tật, ốm đau là mong ước của rất nhiều người. Tuy vậy, để làm được điều đó đòi hỏi con người phải có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy, khi sức đề kháng yếu phải làm gì để khắc phục và phòng bệnh hiệu quả? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp sức khỏe tốt nhất cho những người có sức đề kháng kém qua bài viết dưới đây.

Vì sao sức đề kháng yếu
Phải làm sao để phòng bệnh khi sức đề kháng yếu?

Sức đề kháng hay còn được gọi là hệ miễn dịch chính là hàng rào phòng thủ nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác động của vi khuẩn, virus gây hại. Nhờ vậy, nó như tấm khiên chắn giúp cơ thể không bị tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bên trong. Vậy khi sức đề kháng yếu cơ thể sẽ dẫn tới những hệ quả gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là sức đề kháng yếu là gì? Đây là tình trạng khi hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dẫn tới khả năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại bị hạn chế. Các vi khuẩn, virus gây hại dễ dàng xâm nhập vào bên trong và khiến con người phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh.

Chính những tế bào bạch cầu, hệ bạch huyết và các kháng thể… tạo nên đề kháng cho cơ thể. Khi chúng bị rối loạn sẽ khiến cho đề kháng bị suy giảm, mức độ rối loạn sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm từ nhẹ đến nặng. Điều này xuất hiện có thể do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Vậy làm thế nào để nhận biết cơ thể đang suy giảm hệ miễn dịch? Những người có sức đề kháng yếu thường dễ bị nhiễm bệnh, dị ứng, nhiễm trùng và ốm vặt thường xuyên. Do sự rối loạn của các tế bào bạch cầu, kháng thể và bạch huyết khiến hệ miễn dịch bị suy giảm đáng kể và dần dần yếu đi. Chúng ta có thể nhận thấy những người bị suy giảm miễn dịch điển hình thông qua các dấu hiệu cụ thể sau:

Biểu hiện rõ ràng nhất mà chúng ta thường thấy khi sức đề kháng kém là thường xuyên ốm vặt, dễ dàng mắc các bệnh lý về hô hấp. Một số bệnh lý phổ biến như cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng, sổ mũi, nhức đầu, khó ngủ, không còn cảm giác thèm ăn, người mệt mỏi, hoạt động và làm việc kém hiệu quả…

Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng kém thường xuyên bị ốm vặt sẽ khiến trẻ không thể phát triển toàn diện được. Đối với người lớn, thường xuyên đau ốm sẽ khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với những người đang điều trị bệnh mãn tính sẽ có nguy cơ đe dọa sức khỏe trầm trọng hơn.

Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy khi sức đề kháng bị suy giảm là hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên đi ngoài phân sống…

Khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng không chỉ khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm mà còn khiến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém hơn. Từ đó, khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

Đây là biểu hiện có thể nhận biết được bằng mắt thường, bởi khi độc tố không thể thoát ra ngoài cơ thể sẽ khiến da tối màu, mất nước và trở nên khô hơn. Nhiều người có thể nhận thấy thông qua sự xuất hiện của các loại mụn trên da do sự tích tụ độc tố.

  • Thường có cảm giác thèm đồ ngọt

Khi cơ thể bị giảm sức đề kháng sẽ khiến cảm giác thèm đồ ngọt tăng lên. Việc ăn uống quá nhiều đồ ăn chứa đường lại càng dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm một cách nhanh chóng hơn.

Bên cạnh những triệu chứng rõ rệt trên, người có đề kháng kém còn có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Viêm nội tạng, rối loạn hệ thống tự miễn dịch, thiếu máu, rối loạn máu, chậm phát triển…

Vì sao sức đề kháng yếu
Sức đề kháng yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Việc suy giảm đề kháng là nỗi lo lắng của nhiều người. Chính bởi vậy mà việc lý giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là vô cùng cần thiết. Tại sao sức đề kháng yếu, cùng tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một số nguyên nhân chính yếu khiến cho hệ miễn dịch yếu như:

Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều người bị suy giảm hệ miễn dịch. Môi trường sống hiện nay đang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng và xuất hiện tình trạng khói bụi, chất thải từ các khu công nghiệp, rác thải, khí độc…

Những tác nhân gây ô nhiễm trên không chỉ khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút mà còn làm suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vì sao sức đề kháng yếu
Môi trường ô nhiễm khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học

Bên cạnh yếu tố môi trường sống không đảm bảo thì nguyên nhân ảnh hưởng tới sức đề kháng phải kể đến chính là thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của con người. Những người thường xuyên thức khuya, lao động quá sức, ít vận động hoặc ít tập thể dục thể thao…

  • Cơ thể bị thiếu dưỡng chất

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sức đề kháng hoạt động kém hiệu quả là do chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng. Việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất không chỉ khiến cơ thể phát triển toàn diện mà còn giúp phòng ngừa bệnh tật, tăng đề kháng hiệu quả.

Đối với những người thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thiếu khoa học luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. Người có thói quen hút thuốc, sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc ăn những thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ hộp…

  • Thường xuyên căng thẳng, stress

Với những người thường xuyên phải chịu nhiều áp lực như áp lực từ công việc, gia đình, thi cử… sẽ ảnh hưởng lớn để chất lượng cuộc sống. Chính căng thẳng, mệt mỏi làm cho mất cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này khiến cho chức năng miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và suy giảm nghiêm trọng.

Sức đề kháng kém phải làm sao để có thể phòng bệnh hiệu quả là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm. Để giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và duy trì tuổi thọ cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiêu chí hàng đầu giúp tăng cường sức đề kháng là luôn giữ gìn vệ sinh thật tốt, thường xuyên rửa tay để đảm bảo không lây nhiễm vi khuẩn, virus gây hại. Theo CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh quốc gia khuyến nghị thời điểm nên thực hiện rửa tay như:

  • Trước, trong và sau khi chế biến thức ăn, đặc biệt là khi tiếp xúc với thịt sống.
  • Trước và sau khi dùng bữa xong.
  • Sau khi hắt xì hơi, ho.
  • Trước và sau khi chạm vào các vết thương hở ngoài da.
  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Trước và sau khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm.
  • Sau khi cho trẻ đi vệ sinh hoặc thực hiện vệ sinh cho trẻ, người bệnh cần rửa tay.
  • Khi chạm vào rác thải xong cần rửa tay ngay.
  • Sau khi có tiếp xúc với động vật, cho chúng ăn hoặc tiếp xúc với chất thải của độc vật cũng cần rửa tay sạch sẽ.
Vì sao sức đề kháng yếu
Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên nhất là sau khi tiếp xúc với nơi ô nhiễm

Thực hiện rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn để loại bỏ tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Đối với người không giữ vệ sinh tốt, khi nhiễm khuẩn rất dễ gây nên những triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn đường ruột hoặc thậm chí là tử vong…

Đối với mỗi người lại có công việc khác nhau nên thói quen sinh hoạt cũng vì thế mà trở nên thiếu khoa học. Như đã phân tích ở trên, một thói quen sinh hoạt bừa bãi, không điều độ là nguy cơ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả, bạn cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức… Thiếu ngủ hay căng thẳng, thường xuyên lo âu, stress quá mức cũng khiến cho tế bào bạch cầu bị rối loạn gây nên sức đề kháng yếu.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ nên ngủ đủ giấc từ 8 – 17 tiếng mỗi ngày tùy vào độ tuổi, người lớn nên duy trì đủ 7 tiếng/ngày để đảm bảo sức khỏe. Thư giãn cơ thể và giải tỏa cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau để không bị áp lực hay lo âu thường xuyên.

Sức đề kháng yếu nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo khoa học và tránh nguy cơ mắc bệnh là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây sẽ góp phần tăng cường đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đủ chất sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc bệnh tốt hơn là những người thường xuyên bỏ bữa. Một số giải pháp giúp việc ăn uống được đảm bảo an toàn hơn như:

  • Đối với rau, củ, quả nên được rửa sạch, loại bỏ hóa chất bằng cách ngâm rửa, gọt vỏ trước khi ăn.
  • Không nên sử dụng thực phẩm sống, tái hoặc chưa được làm chín ở nhiệt độ phù hợp.
  • Việc làm mát thực phẩm cũng cần có thời gian, nên để nguội tự nhiên thay vì cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh.
  • Nên sử dụng các loại trái cây, rau củ được nuôi trồng theo phương pháp chuẩn an toàn, sữa đã được tiệt trùng để đảm bảo không chứa vi khuẩn.
  • Ăn uống đủ chất với chế độ ăn phong phú, cung cấp các nhóm thực phẩm cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất…
Vì sao sức đề kháng yếu
Ăn nhiều rau xanh giúp tăng đề kháng

Trong không khí luôn tồn tại vi khuẩn gây bệnh và nó có thể phát triển ở bất kỳ đâu. Đặc biệt, ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, núm xả nước bồn cầu, điện thoại, điều khiển tivi, điều hòa, công tắc quạt… Để hạn chế khả năng vi khuẩn sinh sôi và nguy cơ nhiễm khuẩn cho chính mình, bạn nên thường xuyên lau, xịt khử trùng những vị trí đó.

Ngay cả những vị trí như bề mặt bàn, khăn lau, miếng rửa bát… cũng là những nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc. Do đó, cần thực hiện thay mới định kỳ và vệ sinh thường xuyên bằng cách lau sạch, xịt rửa và làm khô nhanh chóng.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không những giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh mà còn hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả cho những người có sức đề kháng yếu. Đặc biệt, với những người hay phải làm việc trong môi trường áp lực cao, stress quá mức nên vận đồng nhiều hơn để giải phóng endorphin.

Để tập luyện phù hợp hơn và không gây phản ứng ngược lại với cơ thể, những người có đề kháng kém nên vận động với những bài tập đơn giản, dễ thực hiện. Một số môn tập thể dục được khuyến khích như: Yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe, cầu lông, gym, ngồi thiền…

Vì sao sức đề kháng yếu
Thường xuyên vận động cho cơ thể khỏe mạnh

Đối với những người đang có sức đề kháng yếu thì việc tiếp xúc với người mắc bệnh cần được hạn chế. Đặc biệt là những người mắc các bệnh về hô hấp, cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ lây lan virus, vi khuẩn càng tăng cao.

Những vi khuẩn lây bệnh có thể lẫn trong không khí thông qua hắt hơi, ho hoặc truyền qua thức ăn, dụng cụ ăn uống nếu sử dụng chung đồ uống, đồ ăn với người bệnh. Do vậy, việc hạn chế tiếp xúc là vô cùng cần thiết, không những bảo vệ người bệnh mà còn bảo vệ chính mình tránh nguy cơ lây nhiễm.

Nhiều người quan tâm khi sức đề kháng yếu nên uống gì? Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay đang được các chuyên gia khuyên dùng là sử dụng nước ion kiềm. Đây là loại nước được tạo ra bởi máy lọc nước ion điện giải, ứng dụng công nghệ điện phân hoàn toàn mới của Nhật Bản phát minh.

Nước ion kiềm được tạo ra bởi 2 quy trình là lọc thông minh và điện phân nước. Chính điều đặc biệt này đã giúp tạo ra nguồn nước lý tưởng, không những hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả mà còn tăng cường đề kháng một cách vượt trội. Nước kiềm sở hữu nhiều đặc tính tốt, trong đó bao gồm:

  • Giàu khoáng chất tự nhiên: Đặc tính này hỗ trợ cung cấp đầy đủ khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để có một sức khỏe hoàn hảo, đẩy lùi bệnh tật.
  • Giàu kiềm: Nhờ đặc tính này mà cơ thể luôn cân bằng độ pH, trung hòa axit và tránh được nguy cơ mắc các bệnh về dư thừa axit như dạ dày, viêm loét, trào ngược… Tính kiềm của nước cũng tương tự như tính kiềm có trong rau xanh.
  • Giàu chất chống oxy hóa: Hiệu quả chống oxy hóa cực mạnh nhờ hàm lượng lớn Hydro được tạo ra bởi các tấm điện cực của máy lọc nước ion điện giải. Nó giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây ra bệnh như ung thư, tiểu đường, huyết áp…
  • Thải độc nhanh chóng: Các phân tử nước với kích thước nhỏ giúp thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố thường xuyên. Chống lại sự tích tụ của các tác nhân gây bệnh, bảo vệ sức khỏe và làm đẹp da tốt hơn.

Nước ion kiềm được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng trực tiếp dưới vòi của máy lọc nước và không cần đun sôi. Mỗi ngày nên uống từ 1.5 – 2 lít nước để đảm bảo hiệu quả tăng cường đề kháng tốt hơn.

Vì sao sức đề kháng yếu
Uống nước ion kiềm giúp phòng bệnh khi sức đề kháng yếu

Với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ biết cách phải làm gì khi sức đề kháng yếu. Đồng thời, cũng biết được các nguyên nhân dẫn tới suy giảm đề kháng và phòng tránh chúng hiệu quả, bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây bệnh.