Ss là gì trong anime

Trích dịch phần chú giải thuật ngữ trong cuốn Panel Discussion (Bàn về khung tranh) viết bởi DURWIN S. TALON

BẢNG CGIẢI THUẬT NGỮ

Mặc dù một chiếc máy quay thực thụ không được dùng trong việc vẽ tranh liên hoàn nhưng chuyển động máy quay thì lại được phê bình trong mọi tác phẩm tranh liên hoàn – từ truyện tranh cho đến thiết kế trò chơi điện tử, từ phim hoạt hình đến phim điện ảnh. Trong những cuốn truyện tranh, người viết và họa sĩ phải giao tiếp được bằng một thứ ngôn ngữ của cả câu chữ và hình ảnh. Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc chọn ra một cảnh chụp đẹp. Với việc sử dụng hiệu quả nhất những góc máy quay, câu chuyện được kể có thể có những tác động tuyệt vời. Họa sĩ có thể phóng đại cảnh quay hay hành động, hoặc đẩy nhanh tốc độ để làm nổi bật hành động lên – thủ thuật nào cũng cần thiết để khiến người xem kết nối về mặt cảm xúc.

Dưới đây là một vài định nghĩa và viết tắt của ngôn ngữ kể chuyện qua hình ảnh và kỹ thuật điện ảnh:

Action (Hành động): Chuyển động của một vật thể bên trong khung hình.

Angle Shot (Góc cảnh): Một khung hình tiếp tục hành động của khung trước đó, nhưng từ một góc khác hoặc một điểm nhìn khác.

Antagonist (Phản diện): Một người, yếu tố hoặc lực lượng đối lập với nỗ lực của nhân vật trung tâm để đạt được mục tiêu.

American Shot (Cảnh kiểu Mỹ): (Hollywood Shot, Knee Shot) Một cảnh đóng khung nhân vật từ đầu gối trở lên.

Back Light (Ánh sáng nền): Một nguồn sáng từ xa phía sau khung hình chiếu lại hắt sáng lên nhân vật hay vật thể ở cận cảnh, tách nó khỏi cảnh nền và tạo ấn tượng chiều sâu lên khung hình.

Background (BG) (Cảnh nền): Hành động, vật thể, hoặc khung cảnh cách xa người đọc nhất trong một khung hình hay nhiều khung hình cụ thể.

Bird’s Eye View (Cảnh nhìn từ trên xuống): Điểm nhìn từ trên cao của vật thể. Trong tranh liên hoàn, cảnh này kéo người đọc ra khỏi việc tham gia trực tiếp vào khung hình.

Bleed (Chảy máu): Bất kỳ một thông tin đã in nào phạm vào vùng được cắt tỉa.

Border (Đường biên): Khung, vạch hoặc đường thẳng bao quanh một khung hình.

Camera Angle (Góc máy): Điểm nhìn mà từ đó người đọc nhìn tổng quát một chủ thể. Một “góc cao” có nghĩa là “máy quay” đang nhìn xuống chủ thể, trong “góc thấp”, máy quay nhìn lên, và cứ thế. “Một góc khác” có nghĩa đơn giản là hành động tiếp tục trong khung hình tiếp theo nhưng ở một điểm nhìn khác.

Captions (Thuyết minh): Một phương thức hình họa dùng để thuật các tình tiết truyện.

Close Shot (CS) (Cảnh cận): Một thuật ngữ lỏng lẻo mang nghĩa rằng góc máy quay cận với chủ thể trong khung hình. Trong tranh liên hoàn, cảnh này thường xây dựng tình thế căng thẳng.

Closeup (CU) (Cảnh hẹp): Một cảnh nhấn gây chú ý đến một khía cạnh nào đó của chủ thể –  một biểu cảm trên mặt, một nắm tay nắm chặt, một dấu ấn trên một vật thể.

Composition (Bố cục): Cách đóng khung một khung hình để đạt được một sự phân bố theo mong muốn và cân bằng các yếu tố chứa bên trong.

Concept (Ý tưởng): (High Concept, Pitch) Dạng ngắn gọn nhất của một câu chuyện.

Contrast (Tương phản): Sự so sánh một yếu tố (tình huống, vật thể, người, cảm xúc) và một yếu tố khác hoàn toàn khác biệt.

Dialogue (Hội thoại): Một đoạn hội thoại trong thuật truyện.

Echo (Lặp lại): Một chuỗi đề từ (hỏi-đáp, lặp lại, tán đồng-bất đồng, vân vân) dùng để nhấn mạnh những chủ đề, hành động hoặc những yếu tố kể chuyện quan trọng.

Establishing Shot (Toàn cảnh): Để làm rõ yếu tố nào đó quan trọng cho việc hiểu và đánh giá một hay những khung hình, và quan hệ của yếu tố đó với chuỗi khung hình hoặc những yếu tố khác của câu chuyện. Trong tranh liên hoàn, loại khung hình này nhằm bao gồm cả người đọc thành một phần của câu chuyện và tạo một cảm giác đồng tình ở thế giới thực.

Exposition (Giải thích): Giới thiệu một thông tin bất cứ lúc nào cần thiết để hiểu câu chuyện.

Exterior (EXT) (Ngoại cảnh): Những khung hình diễn ra ngoài trời.

Extreme Closeup (ECU) (Cảnh cực hẹp): Một khung hình nhấn rất mạnh, như khi một phần của nhân vật hay vật thể lấp đầy cả khung.

Extreme Long Shot (ELS) (Cảnh cực viễn): Một khung hình giảm kích thước của chủ thể trong tương quan với cảnh nền của nó một cách rõ nét hơn cả một cảnh viễn.

Eye Movement (Chuyển động mắt): Cách người đọc chuyển động theo câu chuyện qua sắp đặt các khung hình và các trang.

Flashback (Hồi tưởng): Giới thiệu vào truyện của một khung hình hoặc một chuỗi các khung hình, tiết lộ cái gì đó ở quá khứ, như khi một nhân vật nhớ lại một sự kiện trong quá khứ.

Focus (Tập trung): Nhấn mạnh một yếu tố nào đó trong khung hình, trang truyện hay câu chuyện.

Foreground (FG) (Cận cảnh): Hành động, vật thể, hoặc cảnh quanh gần với người đọc nhất trong một khung hình hay một chuỗi khung hình.

Frame (Đóng khung): Tạo nên một khung hình để bao quát, loại ra hoặc nhấn mạnh thông tin.

Full Shot (FS) (Trọn cảnh): Một khung hình bao gồm cả một chủ thể, cho dù đó là một nhóm cá nhân hay một vật thể.

Grid (Lưới): Một dạng sắp xếp khung hình dùng để phát triển tính nhất quán trong kể chuyện bằng hình ảnh.

Gutter (Máng): Khoảng trống giữa các khung hình chia tách thời gian và không gian.

Hook (Cú móc): Một tình tiết nổi bật, một hành động lạ kỳ hoặc bất cứ thứ gì dùng để thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu truyện.

Insert (Cảnh lồng): Một khung hình bên trong một khung hình.

Interior (INT) (Nội cảnh): Một khung hình vẽ cảnh trong nhà.

Lettering (Sắp chữ): Thuật sắp chữ dùng để trình bày bất kỳ một ký tự nào trong truyện tranh.

Line Quality (Chất lượng nét): Vết gãy trong một nét vẽ.

Location (Hiện trường): Một khung cảnh cho một hành động của câu chuyện.

Long Shot (LS) (Cảnh viễn): Một khung hình liên kết chủ thể với cảnh nền. Thường tạo một sự định hướng hoặc một toàn cảnh.

Medium Closeup (MCU) (Trung cảnh hẹp): Một khung hình mà kích cỡ hình ảnh ở giữa trung cảnh và cận cảnh.

Medium Long Shot (MLS) (Trung cảnh viễn): Một khung hình mà kích cỡ hình ảnh ở giữa trung cảnh và cảnh viễn.

Medium Shot (MS) (Trung cảnh): Một khung hình của chủ thể bên trong nó và của chính nó, chỉ với cảnh nền phụ.

Montage (Dựng): Một kết hợp các hình ảnh dùng để chuyển đổi hay tạo hiệu quả cảm xúc.

Narrator (Người tường thuật): Người tường thuật mà “giọng nói” xuất hiện trong hộp thoại và diễn dịch hoặc bình luận trong câu chuyện.

Pacing (Nhịp truyện): Tốc độ mà cốt truyện bộc lộ trong câu chuyện.

Panel (Khung hình): Một phương thức hình họa giữ lại khoảnh khắc hiện tại của câu chuyện.

Plot (Tình tiết): Kế hoạch kịch tính hóa các hành động của người viết kịch bản để điều khiển cảm xúc của người đọc.

Point of View (Điểm nhìn): Góc máy quay dùng để tiệm cận góc nhìn của một nhân vật cụ thể, cho phép người đọc thấy những gì nhân vật thấy.

Roughs (Bản thô): Những bản phác thảo ban đầu để giúp mường tượng ra câu chuyện.

Scene (Cảnh): Quy đến một khung cảnh, một khung hình, một chuỗi các khung hình, hoặc một chạm trán giữa các nhân vật.

Script (Kịch bản): Một bộ những đặc tả được viết để sản xuất nên một cuốn truyện tranh.

Sequence (Trường đoạn):            1. Một loạt các khung hình có liên quan, kết hợp bằng vài yếu tố chung: khung cảnh, ý tưởng, hành động, nhân vật, cảm xúc, vân vân.

                                             2. Một phần lớn các khung hình hoặc trang truyện, hơi giống một chương sách.

Setting (Khung cảnh): Những cảnh vật mà trong đó trường đoạn diễn ra – phòng ngủ, quán bar, khu sản xuất, vân vân.

Sound Effect (SFX) (Hiệu ứng âm thanh): Bất kỳ hiệu ứng sắp chữ nào dùng để mô tả dưới dạng hình ảnh tiếng động trong một hoặc những khung hình.

Splash Page (Trang tràn):              1. (định nghĩa sơ) một khung hình đầy trang.

                                                      2. Cụ thể là một trang chứa tựa đề và chỉ dẫn cho câu chuyện.

Spotting Blacks (Điểm đen): Trong tô mực, tạo những vùng mực đậm trên một trang khiến mắt di chuyển theo đường đã định.

Story Line (Cốt truyện): Dòng phát triển chính của một câu chuyện: một đề cương của cốt truyện.

Subjective Camera (Góc máy chủ): Một kỹ thuật dùng để hướng dẫn, theo đó góc máy quay tiệm cận với điểm nhìn của người học.

Tier (Lớp): Bất kỳ một loạt khung hình theo chiều ngang nào.

Tilt (Nghiêng máy): Di chuyển dọc lên hoặc xuống của góc máy quay theo chủ thể. Trong tranh liên hoàn, thường dùng cho cái nhìn vội vã hoặc lộn xộn.

Transition (Chuyển cảnh):            1. Bắc cầu từ một cảnh hoặc một sự kiện sang một cảnh hoặc sự kiện khác.

                                              2. Bất cứ thứ gì liên kết một chuỗi các khung hình trong một câu chuyện với nhau.

Word Balloon (Bong bóng thoại): Một phương thức hình họa dùng để ra hiệu câu nói.

Worm’s Eye View (Cảnh nhìn từ dưới lên): Di chuyển máy quay xuống dưới một cảnh quay trung bình, cận với nền do đó làm cảnh quay méo mó đi. Trong tranh liên hoàn, kỹ thuật này đặt người đọc ở tầm của côn rùng, sâu bọ, khiến người đọc thấy khó chịu, không thích hợp hoặc vô lực hoặc chủ thể dường như đầy quyền lực hoặc hùng vĩ.

Zoom (Phóng máy): Mô phỏng di chuyển tiến về hoặc lùi xa chủ thể của máy quay.

Quà cuối năm tặng BANP <3