Mệnh lệnh cách là gì

Câu mệnh lệnh ( imperative clauses) có lẽ chúng ta đã được nghe rất nhiều lần rồi nhưng có thể một số bạn vẫn chưa chắc chắn về cấu trúc,cách sử dụng và ý nghĩa của nó. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại một cách ngắn gọn, súc tích các kiến thức cần thiết về cấu trúc này để giúp các bạn hiểu rõ hơn.

Câu mệnh lệnh là câu dùng để sai khiến, ra lệnh hay yêu cầu người khác làm hay không làm một việc gì đó. Hay nó còn một tên gọi khác là “câu cầu khiến” và thường theo sau bởi từ please. Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ và chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là you. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.

– Đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không có “to”, không có chủ ngữ. Trong câu có thể có kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu thể hiện ý trang trọng, lịch sự.
Ví dụ:

  • Enjoy you meal.  (Ăn ngon miệng nhé.)
  • Stop talking and open your books. (Ngừng nói chuyện và mở sách ra.)
  • Be quiet. (Trật tự nào.)
  • Stop here, please. (Làm ơn dừng tại đây.)

– Đứng đầu câu là một danh từ riêng hoặc đại từ nhằm xác định cụ thể đối tượng được nói đến trong câu mệnh lệnh
Ví dụ:

  • David, hurry up. (Nhanh lên David)
  • Tom, stand up. The others stays sitting. (Tom đứng lên, các bạn khác vẫn ngồi tại chỗ)

– Đứng đầu câu là “you” biểu đạt sự tức giận hoặc thể hiện ý ra lệnh.
Ví dụ:

  • You come here. (Bạn lại đây)
  • You do it right now. (Bạn làm nó ngay bây giờ đi)
  • you get lost. (Bạn hãy biến khỏi đây đi)

–  Đứng đầu câu là động từ “do” biểu đạt ý nhấn mạnh trong câu mệnh lệnh
Ví dụ:

  • Do sit down (Ngồi xuống đi)
  • Do be careful! (Thật cẩn thận đấy nhé)

– Thường được dùng với: order/ ask/ say/ tell somebody to do something.
Ví dụ:

  • Please ask him to line up. (Làm ơn yêu cầu anh ta xếp hàng.)
  • I ordered him to open the book. (Tôi ra lệnh cho anh ta mở sách ra.)
  • Tell Lucy to turn down the volume. (Bảo Lucy vặn nhỏ âm lượng xuống.)

– Với câu mệnh lệnh trực tiếp, chỉ cần thêm “don’t” vào trước động từ  thường/ động từ tobe hoặc “no” trước danh động từ.
Công thứcDon’t/ Do not + động từ nguyễn mẫu + tân ngữ
– Với câu mệnh lệnh gián tiếp, chỉ cần thêm “not” vào trước “to” là được.
Công thức: order/ ask/ say/ tell somebody not to do something
Ví dụ:

  • Don’t turn on the light when you go out. (Đừng tắt đèn khi anh đi ra ngoài.)
  • Don’t forget your promise. (Đừng thất hứa nhé.)
  • No littering. (Không vứt rác ở đây.)
  • No parking. (Không đỗ xe ở đây.)
  • Please tell John not to leave the room. (Làm ơn nói John hãy rời khỏi phòng này)
  • I ordered him not to open his book. (Tôi ra lệnh anh ta không được mở sách ra)

Lưu ý: Trong câu mệnh lệnh phủ định, đại từ “you” đặt giữa trợ từ “don’t” và động từ.
Ví dụ:

  • Don’t you behave like that.(Bạn đừng có hành xử như vậy.)
  • Don’t you cry! (Bạn đừng khóc nữa.)
  • Don’t you lie! (Bạn đừng có nói dối.)

Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “let” khác với những câu mệnh lệnh khác, nó thể hiện sự đề nghị, đề xuất, yêu cầu, mong muốn, quyết định,…
Công thức:          Let + tân ngữ + động từ nguyên mẫu 
Ví dụ:

  • Let me think. (Hãy để tôi nghĩ nào)
  • Let me know. (Hãy cho tôi biết)
  • Let’s go. (Mình đi nào) # Let us go: (Hãy để chúng tôi đi)
Hy vọng rằng bài học về câu mệnh lệnh có thể giúp các bạn áp dụng vào kiến thức vào bài kiểm tra cũng như là sử dụng được trong giao tiếp tiếng Anh thông thường với ban bè. Chúc các bạn học tập tốt!
 

1. Hình thức và cách sử dụng

Trong các câu như Come here (Tới đây), Be quiet (Hãy yên lặng), Have a drink (Hãy uống đi) hay Don't worry about it (Đừng lo về chuyện đó) thì các động từ come, be, havedon't worry được gọi là những từ ra lệnh. Những câu mệnh lệnh khẳng định có dạng giống như động từ nguyên thể không 'to', những câu mệnh lệnh phủ định được tạo bằng do not (don't) + động từ nguyên thể.  Mệnh lệnh thức thường được sử dụng để yêu cầu ai làm gì đó, đưa ra lời gợi ý, lời khuyên hoặc chỉ dẫn, khuyến khích và đề nghị, và để bày tỏ mong ước đối với hạnh phúc của ai đó. Ví dụ:

Look in the mirror before you drive off. 

(Hãy nhìn vào gương trước khi lái xe đi.)

Please do not lean out of the window.

(Xin đừng ngả người ra ngoài cửa sổ.)

Tell him you're not free this morning.

(Nói với anh ta sáng nay cậu không có rảnh.)

Try again - you nearly did it.

(Thử lại lần nữa nào, anh gần làm được rồi.)

Have some more tea.

(Uống thêm chút trà nào.)

Enjoy your holiday.


(Hãy tận hưởng kỳ nghỉ của bạn nhé.)

Một câu mệnh lệnh được theo sau bởi and hoặc or có nghĩa giống như trong câu với mệnh đề if (if-clause). Ví dụ:

Walk down our street any day and you'll see kids playing. (= If you walk...)

(Nếu anh đi xuống đường khu chúng tôi ở bất kỳ ngày nào, anh sẽ thấy lũ trẻ đang vui chơi.)

Shut up or I'll lose my temper. (= If you don't shut up...)

(Nếu anh không thôi đi, tôi sẽ không giữ được bình tĩnh nữa.)

Don't do that again or you'll be in trouble.


(Nếu cậu làm thế một lần nữa, cậu sẽ gặp rắc rối đấy.)

2. Mệnh lệnh thức mang tính chất nhấn mạnh

Khi muốn nhấn mạnh một yêu cầu nào đó, chúng ta thêm do trước động từ nguyên thể trong câu mệnh lệnh. Ví dụ:

Do sit down.

(Hãy ngồi xuống.)

Do be more careful.

(Nhớ cẩn thận hơn.)

Do forgive me.


(Hãy tha thứ cho anh.)

3. Mệnh lệnh bị động

Chúng ta thường sử dụng cấu trúc get + past participle để bảo ai đó sắp xếp điều gì làm cho họ. Ví dụ:

Get vaccinated as soon as you can.


(Hãy tiêm vắc-xin sớm nhất có thể.)

4. Dùng do(n't) be

Mặc dù do thường không được dùng như một trợ động từ cho be, nhưng điều đó lại được sử dụng trong câu mệnh lệnh phủ định. Ví dụ:

Don't be silly. 


(Đừng có khờ vậy chứ.)

Do be có thể bắt đầu một câu mệnh lệnh mang tính chất nhấn mạnh. Ví dụ:

Do be quite!


(Hãy yên lặng nào!)

5. Sử dụng thể mệnh lệnh có chủ ngữ đi kèm

Trong câu mệnh lệnh thường không có một chủ ngữ đi kèm nhưng chúng ta vẫn có thể dùng một danh từ hoặc một đại từ để chỉ ra rõ người mà chúng ta muốn nói đến. Ví dụ:

Mary come here - everybody else stay where you are.

(Mary tới đây - những người khác ở nguyên vị trí.)

Somebody answer the phone. 

(Ai đó nghe điện thoại đi.)

Relax, everybody. 


(Thoải mái nào mọi người.)

You ở đầu câu mệnh lệnh nhấn mạnh sự thuyết thục hay giận dữ. Ví dụ: You just sit down and relax for a bit. 

(Bạn hãy ngồi xuống và thư giãn 1 chút đi.)

6. Dùng với câu hỏi đuôi (tag question)

Sau câu mệnh lệnh, câu hỏi đuôi thường được dùng đó là will you?, would you?, can you?could you? Ví dụ:

Give me a hand, will you?

(Giúp tôi một tay được không?)

Wait here for a minute, would you?

(Chờ ở đây một chút được không?)

Get me something to drink, can you?


(Lấy gì đó cho tôi uống được không?)

Can't you won't you mang tính chất nhấn mạnh hơn. Ví dụ:

Be quiet, can't you?

(Yên lặng đi được không?)

Sit down, won't you?


(Ngồi xuống đi được chứ?)

Will you được dùng sau câu mệnh lệnh phủ định. Ví dụ:

Don't tell anybody, will you?


(Đừng nói cho ai biết được chứ?)

7. Thứ tự từ với always và never

Always never thường đứng trước động từ ở câu mệnh lệnh. Ví dụ:

Always remember what I told you.

(Luôn nhớ những gì tôi nói với anh.)

KHÔNG DÙNG: Remember always...


Never speak to me like that again.
(Đừng bao giờ nói kiểu đó với tôi một lần nữa.)

8. Dùng với Let

Trong tiếng Anh không có dạng mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất (nói "tôi" hay "chúng ta" nên làm gì) hoặc dạng mệnh lệnh ở ngôi thứ 3 (dùng cho  người khác, không phải người nghe). Vì vậy để diễn đạt điều đó chúng ta thường sử dụng một cấu trúc với let. Ví dụ:

Let me see. Do I need to go shopping today?

(Để tôi xem nào. Tôi có cần đi mua sắm hôm nay không?)

Let's go home.

(Về nhà thôi)

Let him wait.


(Cứ để anh ta chờ.)