Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì

“Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

– Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó. – Người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình Ý kiến trên đã khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội. 2. Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm) – Khát vọng trở thành người nổi tiếng là khát vọng chính đáng, nhưng không phải ai cũng có năng lực tố chất và điều kiện để đạt được (0,5 điểm) – Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. (0,5 điểm) – Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng hãy là người có ích. (0,5 điểm) – Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hy vọng trở thành người nổi tiếng. (0,5 điểm) 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) – Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.

– Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì
Phân tích vẻ đẹp tuổi thơ trong thơ Phạm Hổ (Ngữ văn - Đại học)

Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì

3 trả lời

Viết 1 đoạn văn có sử dụng 3 từ ghép,3 từ láy (Ngữ văn - Lớp 5)

4 trả lời

b. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong bài 2,3,4


Những điểm giống nhau

  • Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại
  • Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người cùng thời với tác giả
  • Chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường
  • Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.
  • Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.

Những điểm khác nhau

Thể loại:

  • Nguyên Hồng viết thể hồi kí
  • Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết
  • Nam Cao viết truyện ngắn

Nhân vật:

  • Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ.
  • Nam Cao viết về ông lão nông dân
  • Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 10 Thông tin về ngày trái đất năm 2000,Thông tin về ngày trái đất năm 2000 trang 72, bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 sách vnen ngữ văn 8, giải ngữ văn 8 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

b) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?


Giữa hai phần của bài thơ có nhiều nét giống nhau:

- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:

  • Thuật lại lời rủ rê
  • Thuật lại lời từ chối
  • Những trò chơi do em bé sáng tạo ra.

- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…

Bên cạnh đó thì giữa hai phần cũng có những điểm khác biệt:

- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1

- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du.

Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, tò mo trước những điều bí ẩn, đẹp đẽ của thiên nhiên. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau. 

Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 25 mây và sóng, mây và sóng trang 57, mây và sóng – nói với con sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

ĐỀ 2:

I. Phần đọc hiểu.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(TríchMẹ và quả– Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(TríchTrong lời mẹ hát– Trương Nam Hương)

Câu 1.Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 2.Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.

Câu 3.Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?

Câu 4 (1,0 điểm).Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.

Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 14, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

VB1

1/ Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

     Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.

     Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.

(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)

Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên?

Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? 

Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. 

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.

Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự thời gian: ngày xưa –ngày nay.

Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai.

Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.

VB2

2/ Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. 

Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. 

Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?

Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? 

Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. 

Lời giải chi tiết:

Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.

Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.

Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua  nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.

Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa. 

Xem thêm bài giảng Cách làm dạng bài đọc hiểu - Cô Phạm Thị Thu Phương

Loigiaihay.com