Gửi tiết kiệm ở đâu lãi suất cao

08:56' - 19/04/2022

BNEWS Thời gian gần đây, hàng loạt các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn với cả tiền gửi tại quầy lẫn tiền gửi online nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trở lại.

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới với mức lãi suất cao nhất lên đến 6,9%/năm, tăng 0,2%/năm so với mức cũ, dành cho khách hàng gửi tiết kiệm online từ 50 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 36 tháng.Cùng kỳ hạn trên, nếu khách hàng gửi từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, lãi suất cũng được hưởng tới 6,7%/năm thay vì mức cũ 6,1%/năm; số tiềm dưới 300 triệu đồng, lãi suất mới áp dụng là 6,1%/năm thay vì 5,6%/năm như trước.

Tương tự tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tiết kiệm online của VPBank cũng được áp dụng mức mới là 6-6,8%/năm, tăng 0,4-0,5%/năm so với hồi đầu tháng. Lãi suất kỳ hạn 11 tháng, 12 tháng, 6 tháng vẫn giữ như trước.

Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, VPBank cũng tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 36 tháng tăng thêm 0,6-0,8%/năm lên thành 5,9%-6,7%/năm, tùy vào số tiền gửi.Tương tự với kỳ hạn 24 tháng gửi tại quầy, lãi suất huy động cũng tăng 0,5-0,7%/năm lên thành 5,8-6,6%/năm.Đặc biệt, nhóm khách hàng ưu tiên của VPBank khi gửi tiền từ 100 triệu đồng trở lên còn được cộng thêm lãi suất 0,1%/năm. Như vậy, lãi suất cao nhất tại VPBank có thể lên đến 7%/năm.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng công bố chương trình cộng thêm đến 0,8% lãi suất khi gửi online so với mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy. Theo đó, với giao dịch gửi tiết kiệm online tối thiểu từ 1 triệu đồng tại ngân hàng này, khách hàng sẽ nhận ngay lãi suất 7%/năm với kỳ hạn 15 tháng và 6,8% với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Đây là mức lãi suất thuộc nhóm cao nhất trên thị trường hiện nay.Hay tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), lãi suất cũng đã tăng 0,2%/năm tại kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng lên lần lượt 2,9% và 3%/năm; lãi suất kỳ hạn 36 tháng cũng tăng từ 6,4%/năm lên 6,6%/năm.

Lãi suất huy động tiền gửi online tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng đã có thay đổi trong tháng 4/2022 khi tăng từ 5,6%/năm lên 6,2%/năm tại kỳ hạn 6 tháng; từ 5,9%/năm lên 6,4%/năm tại kỳ hạn 9 tháng; và tăng từ 6,3%/năm lên 6,5%/năm tại kỳ hạn 12 tháng.


Ngoài OCB còn có Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank). Lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1 tháng 1 tăng từ 3,1%/năm lên 3,8%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 3,2%/năm lên 3,9%/năm; kỳ hạn 6 và 9 tháng tăng từ 5,4%/năm lên 5,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,7%/năm lên 5,95%/năm.Trước đó, nhiều ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)... đã điều chỉnh tăng thêm từ 0,1-0,3%/năm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn so với hồi tháng trước.Xét về mức lãi suất huy động cao nhất tại mỗi ngân hàng, Techcombank đang dẫn đầu với 7,8%/năm. Tiếp sau đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với 7,6%/năm, NamABank 7,4%/năm. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), MSB hay VietCapitalBank cũng có mức lãi suất cao nhất từ 7-7,1%/năm... Tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này tại một số ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng điều kiện gửi tiền từ vài trăm tỷ đồng trở lên./.

>>Lãi suất huy động liên tiếp tăng, lãi suất cho vay khó giữ thấp


OCB tăng lãi suất gửi tiết kiệm online đến 0,6% một năm ở kỳ hạn 6 tháng, tăng 0,5% một năm ở kỳ hạn 9 tháng và 0,2% ở kỳ hạn 12 tháng. Ngoài ra, NamABank, đơn vị vốn giữ ngôi quán quân lãi suất gửi tiết kiệm online, lần này tăng thêm 0,2% cho kỳ hạn 6 tháng.

Với kênh giao dịch tại quầy, ngân hàng khuyến khích gửi tiền dài hạn khi phần lớn lãi suất được tăng ở các kỳ 6, 9 và 12 tháng. MB Bank tăng mạnh nhất khi thêm 0,4% cho lãi suất tiền gửi 12 tháng, lên mức 5,5%. Tuy nhiên nhà băng này vẫn xếp thứ ba trong nhóm ngân hàng có lãi suất tiết kiệm thấp nhất thị trường.

BacABank đợt này tăng thêm 0,3% lãi suất cho tiền gửi 6 tháng và 0,1% cho kỳ 12 tháng. Từ vị trí thứ ba, nhà băng này về nhì lãi suất tiết kiệm tại quầy trên thị trường.

Các ngân hàng còn lại như VietCapitalBank, SeABank, VIB, OCB, DongABank và Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0,01-0,2% một năm. Trong đó, chỉ có Techcombank, MB và DongABank tăng lãi suất cho khách hàng gửi tiền ngắn hạn.

Đợt này, chỉ 3 ngân hàng có giảm lãi suất nhưng biên độ không quá sâu như Techcombank giảm 0,05% lãi suất một năm cho kỳ hạn 1 và 3 tháng khi gửi tại quầy. Trên kênh online, Kienlongbank giảm 0,16% ở các kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng, trong khi NamABank giảm 0,05% cho kỳ hạn 1 và 3 tháng.

Nhìn chung mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã được nâng lên đáng kể sau đợt điều chỉnh này. Có một nửa nhà băng được khảo sát đưa ra lãi suất từ 6% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng, giao dịch tại quầy. Tỷ lệ này ở kênh online được nâng lên gần hai phần ba.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách (khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ). Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Xem thêm

Lãi suất ngày càng nhích lên giúp số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng có sự tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 1, tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đạt hơn 5.400 triệu tỷ đồng, tăng 1,95% so với cuối năm 2021. Chỉ trong một tháng, người dân mang gửi thêm vào ngân hàng hơn 103.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này cao nhất trong vòng 10 tháng, tính từ tháng 2/2021.

Chứng khoán SSI nhận định, mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy và khó có thể giảm thêm. Từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát.

Đơn vị này cho biết, tương lai có thể xuất hiện kịch bản lãi suất huy động tăng nhanh hơn dự kiến. Mặc dù diễn biến lãi suất huy động từ đầu năm đến nay phù hợp với kỳ vọng của SSI nhưng rủi ro lạm phát vẫn là một mối lo ngại, đặc biệt là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng nhanh.

Tất Đạt

Khảo sát của VnExpress cho thấy, 5 ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất gần đây. Khác với xu hướng đua nhau tăng ở giai đoạn trước, kỳ này có 3 nhà băng hạ lãi suất với mức giảm sâu nhất lên đến 0,75% một năm.

Ở kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng của hình thức gửi tiết kiệm online, GPBank hạ 0,75 điểm phần trăm về mức 5,45-5,65% một năm. Động thái trên đưa nhà băng này từ vị trí cao thứ 11 thị trường về lãi suất tiết kiệm online, về nhóm 10 đơn vị trả lãi suất huy động thấp nhất. Giảm lãi suất cũng được GPBank áp dụng cho kênh gửi tiết kiệm tại quầy, nhưng mức giảm thấp hơn, vào khoảng 0,65% cho các kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng.

Tương tự, ACB giảm 0,3-0,6 điểm phần trăm với tất cả kỳ hạn gửi tiết kiệm phổ thông tại quầy. Nếu khách hàng gửi tiền 12 tháng qua kênh này, lãi suất được hưởng chỉ còn 5,1% một năm, đứng thứ ba trong nhóm thấp nhất thị trường. Động thái tương tự cũng được áp dụng cho kênh huy động tiền gửi online, nhưng mức giảm thấp hơn, chỉ khoảng 0,1-0,3% một năm.

MSB và Eximbank là hai nhà băng duy nhất tăng lãi suất trong một tháng qua. MSB điều chỉnh lãi suất ở tất cả kỳ hạn gửi tiết kiệm phổ thông, áp dụng tại quầy và cả kênh online. Mức tăng dao động từ 0,05-0,4% một năm. Nhờ đó, thay vì nằm trong nhóm 10 ngân hàng có lãi suất tiết kiệm thấp nhất kênh online, MSB vươn lên nhóm nhà băng có lãi suất khá tốt.

Eximbank lần này tăng lãi suất 0,1-0,2% một năm cho kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng khi gửi tại quầy, tương tự với kỳ hạn 1 và 12 tháng khi gửi online. Nếu khách hạn gửi tiết kiệm 12 tháng tại quầy sẽ hưởng lãi suất 5,7% một năm. Gửi online là 6,1% một năm.

Nhiều tháng qua, SCB và NamABank luôn giữ vững ngôi vương lãi suất. Nếu khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, SCB trả lãi suất 7% một năm. Nếu khách hàng gửi tiết kiệm online, NamABank trả lãi suất 7,2% một năm.

Nhóm bốn ngân hàng quốc dân (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank) tiếp tục không điều chỉnh lãi suất sau nhiều tháng.

Báo cáo của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, chênh lệch tăng trưởng giữa tín dụng và huy động có thể tạo áp lực lên các ngân hàng trong nửa cuối năm nay. Theo đó, các ngân hàng phải tiếp tục giảm chi phí để cân đối bài toán kinh doanh và thực hiện chủ trương giảm lãi suất cho vay thêm 0,5-1% một năm.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách (khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ). Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Xem thêm

Tất Đạt