Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

Theo kết quả nghiên cứu được công bố, nguyên nhân một số người không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 mặc dù tiếp xúc với F0 có thể là nhờ phản ứng của tế bào T - tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Quá trình nghiên cứu cho kết quả, một số người không bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể là nhờ phản ứng của tế bào T (tế bào miễn dịch của cơ thể) từ những lần nhiễm virus corona dạng cảm lạnh trước đó.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các tế bào T chống lại các loại virus corona khác có thể nhận ra SARS-CoV-2. Tuy nhiên, phải đến công trình khoa học này đã chỉ rõ các tế bào T ảnh hưởng đến khả năng bị lây nhiễm khi một người tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.

"Tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng dẫn đến việc bị lây nhiễm. Chúng tôi phát hiện ra rằng, nồng độ cao của các tế bào T tồn tại từ trước, được tạo ra bởi cơ thể khi bị nhiễm các loại virus corona khác ở người, có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm COVID-19". Báo Dân trí dẫn lời Tiến sĩ Rhia Kundu, Viện Tim & Phổi Quốc gia của Hoàng gia Anh (tác giả chính của nghiên cứu).

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 52 người bị phơi nhiễm SARS-CoV-2, do họ sống với bệnh nhân COVID-19 (đã được khẳng định bằng xét nghiệm PCR) và xét nghiệm lại vào thời điểm 4 và 7 ngày sau, để xác định xem họ có bị lây nhiễm hay không. Những người tham gia nghiên cứu cũng có thể họ đã từng phơi nhiễm với các loại virus thuộc họ corona như virus gây bệnh cảm lạnh thông thường.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

Theo kết quả nghiên cứu, tế bào T giúp cơ thể miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu chỉ ra, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, ở một số người có thể kích hoạt các tế bào T giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây, qua đó đào thải virus trước khi virus gây ra các triệu chứng. Điều này có thể giải thích cho kết quả xét nghiệm âm tính ở một số người dù họ tiếp xúc với mầm bệnh. Các tế bào T này nhắm mục tiêu vào các protein bên trong của virus SARS-CoV-2, thay vì protein gai trên bề mặt của virus, để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm.

"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất cho đến nay rằng, các tế bào T chống lại virus corona gây bệnh cảm lạnh thông thường đóng vai trò bảo vệ chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2", Giáo sư Ajit Lalvani, một thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Tiến sĩ Lucy McBride (một bác sĩ ở Washington, D.C, Mỹ) cho hay, không nhất thiết ai tiếp xúc với F0 cũng mắc COVID-19. Theo bà Lucy, có thể lấy virus cúm làm ví dụ để so sánh với virus SARS-CoV-2 mà Omicron là biến thể mới nhất. Không phải hai virus này đều giống nhau, nhưng có thể có trường hợp người mắc cúm trong gia đình lây cho người này mà không lây cho người khác. Tương tự, có thể gặp trường hợp người mắc COVID-19 trong gia đình chỉ lây cho một số đối tượng và “bỏ qua” cho những đối tượng khác.

Con người và virus liên quan tới nhau theo những cách khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Việc một người có nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19 trong gia đình hay không phụ thuộc trực tiếp vào lượng virus do người dương tính với COVID-19 thải ra, các điều kiện trong không gian đó, hệ thống miễn dịch và tình trạng tiêm chủng của người bị phơi nhiễm.

Có người hít một tải lượng virus nhỏ từ người bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có người hít phải một tải lượng virus lớn. Nói cách khác, mỗi người có thể đã hít phải một lượng virus khác nhau. Ngoài ra, mỗi người đều có phản ứng khác nhau đối với virus dựa trên tình trạng bệnh nền, hệ thống miễn dịch và các yếu tố khác.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

Nhiều người xét nghiệm âm tính dù tiếp xúc với F0.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị người dân nên xét nghiệm khi đã tiếp xúc hoặc có thể tiếp xúc một người nào đó mắc COVID-19, hoặc nếu có các triệu chứng COVID-19.

Người dân có thể thực hiện quy trình tự test nhanh gồm:

- Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.

- Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

- Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

- Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

- Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.

- Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi test nhanh COVID-19, các trường hợp hiển thị kết quả có thể xảy ra:

- Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.

- Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.

- Kết quả không hợp lệ (có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng): Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.

Mỗi kit test đều đi kèm hướng dẫn và thời gian kết quả có hiệu lực, rơi vào khoảng 15-30 phút. Ngoài việc lấy mẫu đúng cách, chỉ nên chỉ đọc kết quả kiểm tra trong khung thời gian được chỉ định trong hướng dẫn. Nếu không, kết quả này có thể sai sót và gây hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
F0 nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa hậu COVID-19?

Xem thêm video đang được quan tâm

Bộ Y Tế: Căn cứ cấp độ dịch để mở lại các hoạt động du lịch địa phương từ 15/3


Nhảy đến nội dung

Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"

Thứ Năm, 15:19, 10/03/2022

Trong thời gian qua, với tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 thì gần như ai cũng có thể mắc khi tiếp xúc với F0. Tuy nhiên, vẫn còn có các trường hợp tiếp xúc liên tục với F0 mà không tuân thủ đầy đủ 5K nhưng không mắc Covid-19.

Anh N.X.B ở Thanh Xuân, Hà Nội là một trong những có mật độ tiếp xúc khá nhiều với F0 nhưng đến thời điểm hiện tại, anh B không bị mắc Covid-19. Các đây 2 tháng, đội bóng của anh gồm 13 người thì có 12 người mắc Covid-19 từ một thành viên của đội. Anh B cũng chuẩn bị tinh thần mình là Fo vì thường xuyên tiếp xúc không khẩu trang với các thành viên trong đội, hơn nữa gần như cả đội ai cũng mắc thì anh khó là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, anh B lại là trường hợp duy nhất may mắn không mắc Covid-19.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

Những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. (ảnh minh họa)

Thời gian gần đây, cơ quan anh B cũng có đến 50-60% nhân viên mắc Covid-19. Rất nhiều lần anh B tiếp xúc không khẩu trang trước khi họ thông báo kết quả dương tính 1-2 ngày.  Rồi đến đợt vừa rồi, khi học sinh trở lại trường học trực tiếp, các con anh lần lượt mắc Covid-19. Sống cùng một nhà nên cả vợ và mẹ anh đều  mắc. Anh B trở thành người nội trợ cho cả gia đình và chăm sóc các con còn nhỏ. Anh kể, có những hôm đứa bé sốt đến 40 độ, anh phải ngủ chung để canh chừng con. Với tâm lý mình cũng sẽ khó tránh khi cả nhà mắc Covid-19 nên anh ít khi đeo khẩu trang khi chăm sóc gia đình. Tuy nhiên sau khi cả nhà khỏi bệnh, anh B vẫn “bình yên”.

Còn gia đình chị Lê Thị T, ở Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội cũng mắc Covid-19 hầu hết trong đợt này. Đặc biệt, nhà có 4-5 người sinh hoạt trong không gian nhỏ,  khoảng 35-40m2 nên không có điều kiện cách ly từng người và tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch. Chị T lại là người không mắc duy nhất trong nhà nên gần như lo toan mọi công việc. Nhưng rất may, sau khi mọi người khỏi bệnh, chị T cũng không bị lây nhiễm.

Không mắc Covid-19 khi tiếp xúc với Fo, không có nghĩa là “miễn nhiễm”

Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc một người có xác nhận mắc bệnh hay mang virus hay không. Việc chúng ta có biểu hiện bệnh hay xét nghiệm dương tính là kết quả của cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus tại ngay các vị trí virus có thể xâm nhập trên đường hô hấp.

“Virus có thể coi là quân xâm lược, các tế bào có thụ thể ACE2 có thể coi là các đồn trú, các cứ điểm quân sự và những người lính bảo vệ thường trực tại các vị trí này (kháng thể, tế bào T và các tế bào miễn dịch khác) sẽ chiến đấu chống trả lại quân địch ngay khi có nguy cơ bị xâm lược. Vì thế nên kết quả của các đợt tấn công này sẽ phụ thuộc vào lượng virus có mặt, số cứ điểm bị tấn công và các thành phần của hệ miễn dịch có sẵn để chống lại virus. Chỉ khi virus thắng được ở vòng ngoài thì cơ thể mới kích hoạt các phản ứng chống trả, bao gồm các phản ứng thể hiện thành triệu chứng như sốt, viêm… và huy động các thành phần của hệ miễn dịch từ những nơi khác tới điểm bị nhiễm virus, sản sinh thêm các thành phần như kháng thể mới từ các tế bào nhớ. Nếu virus tiếp tục thắng các trận tiếp theo, chúng sẽ nhân lên tới ngưỡng mà xét nghiệm có thể phát hiện ra được”- Tiến sĩ Bùi Lê Minh phân tích.

Thế nên, theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Còn tại sao virus chưa vượt qua được lớp bảo vệ này thì có thể có nhiều nguyên nhân như: lượng virus xâm nhập mỗi lần chưa đủ lớn, cơ thể đang còn nhiều kháng thể, tế bào T bảo vệ trên các niêm mạc có thể tiếp xúc với virus, thụ thể của họ có khác biệt so với phần đông mọi người nên virus xâm nhập kém hiệu quả, hoặc chỉ đơn giản là họ đã bị nhiễm nhưng chưa từng biểu hiện ra triệu chứng nên đã không phát hiện được giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể.

Điều quan trọng là các yếu tố này không cố định, ngay cả kháng thể có sẵn cũng bị phân hủy dần và mỗi lần tiếp xúc với F0 thì lượng virus xâm nhập cũng khác nhau nên không có gì đảm bảo là những người này sẽ “miễn nhiễm” với virus trong những lần tiếp xúc sau. Hơn nữa virus luôn luôn biến đổi, các biến thể sau này sẽ càng ngày càng dễ “trốn” hệ miễn dịch hơn nên ngay cả với hàng rào bảo vệ tốt với biến thể cũ cũng có thể “sụp đổ” với biến thể mới./.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Tiến sĩ Bùi Lê Minh: “Không thể tiên lượng chắc chắn người bị tái nhiễm sẽ có biểu hiện nhẹ. Bất kể bị nhiễm biến thể nào, nếu quy trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnh được thực hiện đúng thì sẽ không có trường hợp đáng tiếc xảy ra do người bệnh chủ quan”

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Tiến sĩ Bùi Lê Minh: “Không thể tiên lượng chắc chắn người bị tái nhiễm sẽ có biểu hiện nhẹ. Bất kể bị nhiễm biến thể nào, nếu quy trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnh được thực hiện đúng thì sẽ không có trường hợp đáng tiếc xảy ra do người bệnh chủ quan”

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Sắp tới Hà Nội tổ chức cho trẻ từ 5-11 tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19 để tiến tới mở cửa lại các cấp học, nhiều phụ huynh đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đưa con đi tiêm, bên cạnh đó cũng có những người lựa chọn phương án tiếp tục nghe ngóng xem xét.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Sắp tới Hà Nội tổ chức cho trẻ từ 5-11 tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19 để tiến tới mở cửa lại các cấp học, nhiều phụ huynh đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đưa con đi tiêm, bên cạnh đó cũng có những người lựa chọn phương án tiếp tục nghe ngóng xem xét.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 528/QĐ-BYT Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19. Trong đó có hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ nói chung và trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 nói riêng

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 528/QĐ-BYT Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19. Trong đó có hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ nói chung và trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 nói riêng

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Dịch ở Hà Nội và nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, số lượng F0 tăng đột biến. Khai báo y tế quy định là bắt buộc đối với các F0, vì thế, F0 được điều trị tại nhà cần thực hiện khai báo y tế để được hướng dẫn cách ly, điều trị.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Dịch ở Hà Nội và nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, số lượng F0 tăng đột biến. Khai báo y tế quy định là bắt buộc đối với các F0, vì thế, F0 được điều trị tại nhà cần thực hiện khai báo y tế để được hướng dẫn cách ly, điều trị.

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các Quyết định: 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A...

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các Quyết định: 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A...

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, Bộ Y tế phân thành 5 mức độ bệnh, thay vì trước đó là 4, gồm: không triệu chứng, nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch

Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm
Tại sao tiếp xúc với f0 mà không bị nhiễm

VOV.VN - Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, Bộ Y tế phân thành 5 mức độ bệnh, thay vì trước đó là 4, gồm: không triệu chứng, nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch