Giúp trẻ tìm hiểu văn hóa địa phương qua các trò chơi dân gian

A. MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIHoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, bởi vui chơi đãgây ra những biến đổi về chất, ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhâncách và là tiền đề cho hoạt động học tập của trẻ ở lứa tuổi tiếp theo. Trong hoạtđộng vui chơi có rất nhiều trò chơi, trong đó TCDG luôn được trẻ em nói chungvà trẻ mẫu giáo yêu thích.Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi,truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ đó mà TCDGđược lưu truyền đến ngày nay. TCDG với chức năng đặc biệt của nó đã mang lạicho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí,vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui với bạn bè, làm cho thế giới xung quanhcác em đẹp và rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệmquý báu theo suốt cuộc đời. Chính vì vậy TCDG rất cần thiết được lựa chọn,giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS TS NguyễnVăn Huy, giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối vớitrẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần làtrò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độcđáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ,giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tìnhyêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em được sống ở một xã hộicông nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng làthiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen với những trò chơicủa thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ cóở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê . Vì thế giúp các em hiểu và quay vềnguồn cội với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.TCDG được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trườngmầm non, đặc biệt là hoạt động có chủ đích. Các TCDG không chỉ nhiều về sốlượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp các TCGD trong các hoạtđộng chủ đích tại trường mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực,sự khéo léo, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạtđộng nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn… đặc biệt nó góp phần xây dựngnhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.Trên thực tế, khi tôi nhận lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại trường mầm non NgaMỹ, thì việc tổ chức TCDG cho trẻ còn nặng về mục đích “học” nhẹ về “chơi”,hơn nữa nội dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ1chức đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càngnhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hếtkhả năng tích cực của mình.Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo béthực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với cácgiáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ địnhcủa trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanhchán, nhanh bỏ cuộc ).Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chứccác trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Mộtsố biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi tạitrường Mầm non Nga Mỹ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUNhằm tìm ra các biện pháp tốt nhất tổ chức các TCDG giúp trẻ phát triểntoàn diện và bồi dưỡng truyền thống văn hóa dân tộc cho trẻ.III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- 30 trẻ lớp 3- 4 tuổi do tôi phụ tráchIV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp quan sát- Phương pháp đàm thoại- Phương pháp thực nghiệm- Phương pháp điều tra khảo sát thực tếB. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI. CƠ SỞ LÍ LUẬNVui chơi là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, chiphối toàn bộ đời sống tâm lý và các hoạt động khác.TCDG là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Trò chơivừa thể hiện tính sáng tạo của người lao động vừa là giải trí thoải mái sau nhữngngày lao động mệt nhọc, bày tỏ niềm chiến thắng thiên nhiên. Thông qua tròchơi giúp trẻ nắm được những tiêu chuẩn, hành vi chuẩn mực của con người,những phẩm chất của trẻ đuợc hình thành như lòng dũng cảm, tính kỷ luật, ý chíquyết thắng của trẻ... Trong trò chơi trẻ nào cũng tỏ ra cố gắng hết sức mình,mối quan hệ tập thể mật thiết, ai cũng sẵn sàng hết sức mình để mang lại thànhtích chung cho tập thể, cùng nhau tạo ra những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá2trình chơi của tập thể…cùng nhau hát, đọc đồng dao khi chơi có tác giúp bồidưỡng những cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.Tuy nhiên, trong nhịp sống công nghiệp hóa hiện nay thì việc các bậc phụhuynh lựa chọn và hướng dẫn một TCDG cho con mình còn nhiều hạn chế màthay vào đó là những trò chơi hiện đại, những trò chơi mang tính bạo lực khiếncho tâm hồn trẻ thơ trở nên tàn bạo và hung hãn. Đồ chơi hiện đại có sức thu hútđối với trẻ bởi màu sắc cũng như phong phú về chủng loại, không phủ nhận vaitrò của những đồ chơi đó nhằm thõa mãn nhu cầu vui chơi, nhưng chính nhữngđồ chơi hiện đại đó làm nảy sinh tính ích kỷ ở trẻ, trẻ chỉ muốn độc chiếm chơimột mình, không thích chơi với bạn, trẻ dễ thu mình vào thế giới cô độc củariêng mình mất khả năng hòa đồng tập thể, đoàn kết, chia sẻ với bạn bè. Do đóviệc đưa TCDG vào giảng dạy, vui chơi trong trường mầm non sẽ làm làm nềnmóng cho trẻ khi học lên lên các bậc cao hơn, trẻ không những dễ thích nghihơn mà còn rèn khả năng ứng xử văn hóa trong các hoạt động tập thể lành mạnh,bổ ích, các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi, không sa vào nhữngtrò chơi bạo lựcTừ những vấn trên tôi đã quyết định nghiên cứu và tìm ra “ Một số biệnpháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” tại trường mầmnon Nga Mỹ.II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN1. Thuận lợiĐược ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao về chuyên môn, cơ sở vậtchất, tài liệu tham khảo cũng như đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho cô và trẻ.Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, yêu nghề mếntrẻ, nhiệt tình, hàng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn doPhòng, Sở giáo dục tổ chức .Trẻ thích các trò chơi dân gian Việt Nam và bản thân tôi sưu tầm được rấtnhiều TCDG thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo, phù hợp với mỗi vùngmiền.Trẻ được phân chia đúng độ tuổi, nhận thức của trẻ tương đối đồng đều,các bậc cha mẹ cũng quan tâm đến việc học tập của con em mình.2. Khó khănĐa phần trẻ trong lớp mới đi học chưa qua độ tuổi nhà trẻ nên chưa có nềnếp trong học tập bên cạnh đó khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớcó chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng tham gia trò chơi nhưng cũng dễdàng bỏ cuộc.3Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ratrong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tíchhợp vào các hoạt động.Số ít các bậc cha mẹ chưa quan tâm đến con mình chơi những trò chơi gì,chơi như thế nào nên chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc thựchiện tốt các nội dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà.3. Kết quả điều tra thực tiễnNgay từ những ngày năm học tôi đã tiến hành khảo sát lớp với tổng số 30trẻ, đa phần các cháu chưa chú ý vào nội dung cô hướng dẫn, chưa hứng thú vớicác TCDG, chưa nắm bắt được nội dung, cách chơi, luật chơi của các trò chơidân gian, chưa hứng thú chơi các TCDG như sau:Kết quả khảo sát ban đầu:ĐạtChưa đạtSốSốTỷ lệSốTỷ lệNội dungtrẻtrẻ%trẻ%Trẻ chú ý vào nội dung cô hướng dẫn3014471653Trẻ hoạt động tích cực vào các trò 3011371963chơi dân gianTrẻ nắm được kỹ năng chơi trò chơi3018601240dân gianTrẻ hứng thú tham gia trò chơi dân3017571343gianTừ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, suy nghĩ tìm ra các biệnpháp tối ưu để áp dụng nhằm kích thích tính tò mò, sự sáng tạo và lòng ham hiểubiết của trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các TCDG và phát triểntoàn diện cho trẻ. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Biện pháp sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ, vớichủ đề thực hiện.Nét đặc biệt của TCDG trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liềnvới các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanhđược sử dụng trong khi chơi. Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bàiđồng dao mà chúng yêu thích và thực hiện những hành động chơi, do vậy TCDGcàng hấp dẫn với trẻ.4Với trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi thì không phải trò chơi nào cũng phù hợp, trẻ ởđộ tuổi này khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ còn hạn chế, vì thếtrẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi ngắn và đơn giản.Ví dụ: Ở chủ đề : Trường mầm non tôi chọn trò chơi: “Tập tầm vông”, “Lộn cầuvồng”, “Trốn tìm”.Ở chủ đề gia đình tôi chọn các trò chơi: “Chi chi chành chành”, “ Kéo co”.Hay ở chủ đề: Thế giới động vật tôi chọn các trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Bịtmắt bắt dê”, “Rồng rắn lên mây”.…Tuy nhiên, khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé, tôi thựchiện theo các tiêu chí sau:+ Trò chơi đơn giản không quá phức tạp.+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.+ Giúp củng cố ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ. Gây được hứng thú,thu hút sự chú ý của trẻ.+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.Kết quả: Các TCDG tôi đã sưu tầm, lựa chọn cho trẻ chơi theo chủ đề khôngnhững đã giúp tôi sử dụng các TCDG dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻhào hứng tham gia tích cực vào các TCDG.2. Biện pháp tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian.Để có thể truyền tải hết nội dung TCDG tôi đã xác định mục tiêu cần đạtkhi cho trẻ tham gia chơi cũng như đầy đủ các các phương tiện chơi, dạy trẻthuộc lời ca và chuẩn bị địa điểm chơi để tổ chức thực hiện TCDG.* Chuẩn bị trước khi chơi:- Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian.Trước hết để lập được kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình mục tiêuchăm sóc và giáo dục trẻ, với những nội dung, công việc cụ thể, rõ ràng, nhằmđạt được các mục tiêu cần đạt như :+ Rèn luyện kỹ năng lắp ghép, phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng+ Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ.+ Dạy trẻ biết trao đỏi, bàn bạc với nhau, biết phối hợp cùng nhau hoạt động+ Giáo dục trẻ thái độ thân thiện với các bạnVí dụ:STTTên chủ đềTên trò chơi51Trường mầm non2Bản thân345Gia đìnhNghề nghiệpThế giới động vật6Thế giới thực vật78Phương tiện giao thôngNước và một số hiện tượng thiên nhiên9Quê hương, Đất nước – Bác HồTập tầm vông, Lộn cầu vồng,trốn tìmNu na nu nống, nhảy dây,chùm chụmChi chi chành chành, Kéo coDệt vải, kéo cưa lừa sẻMèo đuổi chuột, bịt mắt bắtdê, rồng rắn lên mây.Mít mật mít gai, chồng đốngchồng đeDung dăng dung dẻ, ném cònĐếm sao, hát chuyền sỏi,chong chóngÔ ăn quan, thả đỉa ba ba- Phương tiện chơi:+ Chuẩn bị đồ dùng:Đồ dùng đồ chơi của TCDG cũng thật sự phong phú và mang đặc thù riêngbiệt, mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng takhông thể thực hiện được. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi mộtTCDG nào đó tôi tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi,cũng như các đồ dùngtrong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết chomột trò chơi và tổ chức được tốtVí dụ: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” không tổ chức được nếu không có dải vải hoặcdải khăn bịt mắt.Hay như trò chơi kéo co cũng cần phải có dây kéo mới phân thắng bại chođội chơi.+ Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trò chơi:Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, TCDG trong qúa trìnhchơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang đến sựvui tươi, nhí nhảnh và nhộn nhịp ở trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng dao nàocũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy và hồnnhiên của trẻ.Ví dụ: Trò chơi “ Chi chi chành chành” trẻ hátChi chi chành chànhBa vương ngũ đếCái đanh thổi lửaBắt dế đi tìm6Con ngựa đứt cươngÙ à ù ậpCâu hát chẳng có ý nghĩa rõ ràng nhưng khi thiếu đi câu hát thì trò chơikhông thể diễn ra được.Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vìvậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các TCDG trước khihướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều,hoạt đông ngoài trời. Khi trẻ đã thuộc lời dồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi cáctrò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cựctham gia vào trò chơi.+ Chuẩn bị địa điểm:Đồ dùng đã có và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địađiểm để tổ chức trò chơi thì cũng không thể diễn ra. Với loại hình TCDG mangtính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa điểm phải có diện tíchrộng như trò chơi “ Kéo co”…. Nhưng lại có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơitheo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ tập tầm vông”, “ kéo cưa lừaxẻ”, tuy nhiên tôi cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơiđể từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp.*Tổ chức thực hiện:Tạo cho trẻ hứng thú đến với trò chơi bằng nhiều cách khác nhau như: Lờigợi ý, đề nghị trẻ chơi, những câu hỏi ngắn gọn, câu đố, các tình huống chơi,cùng trẻ đàm thoại, trao đổi làm cho trẻ nhớ lại các trò chơi hoặc giới thiệu vớitrẻ về trò chơi sắp sữa chơi dẫn dắt trẻ vào cuộc chơi. Sau đó tôi cùng trẻ thảoluận, bàn bạc và triển khai các góc chơi của nhóm và cho trẻ từng nhóm tự tìmkiếm đồ chơi, vật liệu chơi của mình mà cô đã chuẩn bị sẵn.Trò chơi: Nu na nu nốngTrò chơi này tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm.Luật chơi: . Nếu dứt bài đến từ "rụt" đúng vào chân bạn nào thì bạn đó phảirụt nhanh chân không thì bạn đó thua cuộc phải nhảy lò cò 1 vòng.Cách chơi: Cho nhóm trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một trẻngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài hát.Lời ca như sau:Nu na nu nốngCái bống nằm trongCon ong nằm ngoài7Củ khoai chấm mậtPhật ngồi phật khócCon cóc nhảy raÔng già ú ụBà mụ đồ xôiNhà tôi nấu chèTè he chân rụtHình ảnh trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống ( H.1)Trò chơi: Mèo đuổi chuộtTôi tổ chức cho trẻ chơi tập thể:Luật chơi: Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèochưa bắt được là mèo thua cuộc.Cách chơi: Tôi cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang.Chọn ra hai trẻ, một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột. Ban đầu để mèo và chuộtđứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lochạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi8và chạm tay vào chuột để bắt. Những trẻ đứng thành vòng tròn sẽ hát đề trẻ làmchuột chạy cho trẻ làm mèo đuổi bắt.Hình ảnh trẻ chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột (H.2)Trò chơi: Rồng rắn lên mâyCách chơi : Tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm khoảng 10 trẻ, cho một trẻ làmthầy thuốc đứng một chỗ, các bạn còn lại nắm đuôi áo nhau làm con rồng, bạnđứng đầu làm đầu rồng. Các bạn làm rồng vừa đi vừa hát :Rồng rắn lên mâyCó cây xúc xắcCó nhà điểm minhThầy thuốc có nhà hay khôngSau khi hát xong trẻ đến trước mặt thầy thuốc- Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đầu. Rồng trả lời : Cục sương cục sẩu- Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc giữa, Rồng trả lời : Cục máu cục me- Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đuôi, Rồng trả lời : Tha hồ thầy đuổiKhi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm“đuôi” trẻ cuối cùng phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy9Luật chơi : Nếu rồng bị gẫy hoặc bạn cuối cùng bị thầy bắt có thể bị thay ngườikhác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác.Hình ảnh trẻ chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây( H.3)Một điều có thể thấy rõ rằng đặc điểm nổi bật của TCDG là không quyđịnh số người chơi, càng nhiều người chơi càng tốt. Vì vậy, tôi luôn khuyếnkhích và động viên trẻ cùng chơi, bằng cách trao đổi, bàn bạc và thăm dò ý kiếnvới trẻ trước để tạo dựng tính tích cực chủ động của trẻ trong quá trình chơi, làmcho trò chơi mang tính tập thể cao hơn, lôi cuốn nhiều trẻ chơi. Trong khi chơi,mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi,chen lấn các bạn sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơichung.Kết quả: Qua áp dụng biện pháp trên tôi thấy trẻ hứng thú tích cực trongcác TCDG, tinh thần tập thể được nâng cao. Đặc biệt trẻ có thể tự tổ chức chơiđược các trò chơi đơn giản.3. Biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt độngThời điểm để trẻ chơi các TCDG thì ít và chỉ những khi có hoạt động, sựkiện có liên quan như: Hội khỏe, hội thi, các ngày lễ, tết…trẻ mới được chơi vớithời gian và số lượng các trò chơi tương đối. TCGD thể vận dụng linh hoạt vàotrong các hoat động và tổ chức ở mọi thời điểm khác nhau trong ngày. Tuynhiên ở mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Hoạtđộng nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức10nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ đượcgần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất;hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹnăng chơi theo nhóm. Vì vậy, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các TCDG phù hợpvới tính chất của từng hoạt động, phù hợp với hoạt động giáo dục, phù hợp vớitừng chủ đề mới có thể đem lại kết quả như mong muốn.*Với hoạt động giáo dục thể chất:Tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động để rèn luyện cơ thể khỏemạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt , đòi hỏi trẻ phải nhanh chân nhanh mắt và cósức khỏe thì mới vui chơi được và ngược lại khi tham gia vui chơi thì trẻ mới cóthể khỏe mạnh và nhanh nhẹn được .Ví dụ: Khi cho trẻ tập vận động cơ bản song, tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Chi chichành chành” trò chơi này yêu cầu trẻ phải nhanh tay, nhanh miệng, nhanh mắtđể rút tay ra khi câu đồng dao cuối cùng được đọc lên, nếu không nhanh tay thìngón tay sẽ bị giữ lại và và như vậy là thua cuộcHình ảnh: Trẻ chơi : Chi chi chành chành( H.4)* Với hoạt động Khám phá khoa học ( Môi trường xung quanh):11Tôi chọn các trò chơi nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Cung cấp cho trẻcác kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồchơi… Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh cómấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng củamột số con vật và đồ vật quen thuộc.Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năngđộng của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:“Non cao đầy nước - Đáy biển đầy mây - Dưới đất lắm mây - Trên trời lắm cỏ- Người thì có mỏ - Chim thì có mồm…”* Với hoạt động âm nhạc:Lựa chọn các TCDG có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “Dệt vải”, “ tậptầm vông”.* Với hoạt động ngoài trờiTận dụng không gian rộng thoáng, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vậnđộng nhằm rèn luyện phát triển thể lực và phản xạ nhanh cho trẻ như: “Rồng rắnlên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Mèo đuổi chuột”, “Kéo co”…Hình ảnh : Trẻ chơi trò chơi : Kéo co ( H.5)* Với hoạt động ở các góc:12Tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một khônggian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải ranh”, “Kéo cưa lửa xẻ”…* Với hoạt động chiều:Tôi chọn những TCDG cho trẻ chơi nhẹ nhàng để chuyển tiếp từ hoạt độngnày sang hoạt động khác nhằm gây hứng thú cho trẻ như trò chơi: Lộn cầu vồng,chi chi chành chành, kéo cưa lừa sẻ.Hình ảnh : Trẻ chơi trò chơi : Lộn cầu vồng ( H.6)Ngoài ra, khi lựa chọn các TCDG cho các hoạt động tôi lưu ý lựa chọn tròchơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy.VD: chủ đề “Thế giới động vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi “ Bịt mắtbắt dê”, “Mèo đuổi chuột”.Kết qủa: Như vậy các TCDG dần dần đã được trẻ tự tổ chức chơi nên việc lồngghép hoặc dùng để chuyển tiết trong các hoạt động trong ngày của trẻ càng hấpdẫn trẻ, trẻ tích cực hoạt động hơn, và mong muốn được chơi các TCDG.4. Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh.Nhiều bậc phụ huynh ngày nay đã quên mất tầm quan trọng của các tròchơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò vè. Khi đón trẻ về nhà thường cho trẻ xem13các băng đa hoạt hình, các trò chơi điện tử…đã lãng quên bản sắc dân gian củadân tộc.Gia đình – Nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhâncách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ phối kết hợp giữa gia đình – nhàtrường mới đạt kết quả tốt. Chính vì vậy mà tôi đã tuyên truyền và kết hợp vớiphụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau:+ Với những phụ huynh không có thời gian để quan tâm tới việc chăm sóc trẻ:Tôi dùng nhiều hình thức: Trao đổi qua ông, bà, gọi điện thoại, in những bàiđồng dao và những TCDG để gửi về nhà nhờ phụ huynh dạy trẻ.+ Đối với những phụ huynh có nhiều thời gian quan tâm đến trẻ:Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của các TCDG đối với trẻ vàtrao đổi những bài tôi đã cải biên phù hợp với các nội dung giáo dục, kết hợpdạy trẻ tại gia đình. Sưu tầm, quyên góp các nguyên vật liệu thiên nhiên như lácây, vỏ sò, các nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương: Vủi vụn, chiếu cói,bìa cát tông… để làm đồ dùng, đồ chơi,ngoài ra mua sắm thêm các đồ dùng đểtổ chức cho trẻ chơi TCDG:Tận dụng góc tuyên truyền với phụ huynh tôi đưa những bài đồng dao, lờica của những TCDG mà tôi đã cải biên để đưa vào góc để mỗi khi phụ huynhđưa - đón con em sẽ học thuộc và về nhà dạy cho con em mình. Ngoài ra, tôi còntham mưu với nhà trường tổ chức thêm buổi dã ngoại và mời phụ huynh thamgia chơi TCDG cùng với trẻ, qua đó kích thích sự phấn khích của trẻ và sự vuivẻ của phụ huynh.Kết quả: Qua áp dụng biện pháp trên tôi thấy các bậc phụ huynh đã thấyđược tầm quan trọng của TCDG đối với trẻ, vì vậy mà đã chú trọng quan tâmhơn, phối kết hợp cùng cô giáo dạy và tổ chức các TCDG cho con em mình,ngoài ra tích cực đi đầu trong phong trào sưu tầm, quyên góp cùng làm các đồdùng đồ chơi cho lớp để tổ chức cho trẻ chơi các TCDG như: Tôi và phụ huynhđã cùng làm được 30 quả còn để trẻ chơi trò chơi “ ném còn”, 20 bộ quần áo,khăn bịt mắt từ các mảnh vải vụn cho trẻ mặc chơi các TCDG, 10 bộ con quangghánh từ chiếu cói, 10 bộ con vật từ các lá cây….14Hình ảnh: Tuyên truyền với phụ huynh ( H.7)IV - HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMKhi áp dụng thực hiện nghiên cứu sáng kiến tại lớp mình phụ trách, tôi đãthấy được sự thay đổi rõ rệt:100% trẻ chú ý vào nội dung cô hướng dẫn, 93% trẻ nắm được kỹ năng chơi cácTCDG, 100% hứng thú chơi các TCDG, 100% trẻ hoạt động tích cực vào cácTCDG. Kết quả cụ thể qua bảng sau:Kết quả sau khi làm sáng kiến:SốĐạtChưa đạtSốTỷ lệSốTỷ lệNội dungtrẻtrẻ%trẻ%Trẻ chú ý vào nội dung cô hướng dẫn303010000Trẻ hoạt động tích cực vào các TCDG 303010000Trẻ nắm được kỹ năng chơi TCDG30289327Trẻ hứng thú tham gia TCDG30301000015Cũng qua nghiên cứu về các trò chơi dân gian, tìm ra phương pháp tốt nhấtđể dạy trẻ thì bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để dạy cho trẻ các trò chơidân gian để trẻ thêm hứng thú trong các hoạt động, đồng thời bản thân cũng đãhiểu hơn về giá trị của trò chơi truyền thống của dân tộc, góp phần gìn giữ bảnsắc văn hóa dân tộc đang dần bị mai một của địa phương nói riêng và của dântộc Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà các phong trào, các hội hè đình đámcủa địa phương được nâng lên, các hội thi hát dân ca, hội thi về trò chơi dân giancủa trẻ được duy trì và có hiệu quả hơn.C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬNTrò chơi dân gian là một loại hình văn hoá dân gian đặc sắc của mỗi dântộc, không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho con em mình.Trong xã hội hiện đại, trẻ em cần có những trò chơi hiện đại nhưng khôngthể thiếu được những trò chơi dân gian truyền thống. Nó chính là sự tiếp nối cácgiá trị văn hoá dân tộc từ đó góp phần tạo dựng nên nhân cách văn hoá dân tộccủa trẻ nhỏ. Qua các trò chơi trẻ không những được thoả mãn nhu cầu vui chơimà còn góp phần nâng cao nhận thức, phát triển tình cảm, phát triển ngôn ngữvà sự phối hợp linh hoạt của các giác quan, tăng cường thể lực giúp trẻ trở thànhnguồn nhân lực tài giỏi của đất nước trong tương lai. Bằng việc vận dụng cácbiện pháp trên để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, không những giúp trẻthoả mãn nhu cầu ước muốn được vui chơi. Mà tôi thấy trẻ lớp tôi ngày cànghoạt bát, nhanh nhẹn hơn, có vốn hiểu biết rộng mở về thế giới xung quanh cùngbạn bè chia sẻ niềm vui.Việc tổ chức cho trẻ chơi các TCDG trong các trường mầm non nói riêng làrất cần thiết và quan trọng. Giúp trẻ phát triển toàn diện và góp phần vào việcbảo tồn những giá trị văn hoá sinh hoạt tốt đẹp của cha ông ta để lại.*Qua một thời gian thực hiện, với những biện pháp và kết quả đã đạt đượcbản thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm sau:- Trước hết giáo phải có lòng say mê với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ.- Nhận thức được tầm quan trọng của trò TCDG đối với trẻ .Nắm chắc cácphương pháp và hình thức tổ chức các trò chơi dân gian.- Tích hợp TCDG vào các hoạt động một phù hợp và có hiệu quả- Khi hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ cần xác định rõ thể loại của tròchơi, mục đích yêu cầu cần đạt khi tổ chức trò chơi đó, chuẩn bị chu đáo đồdùng, đồ chơi phù hợp với trò chơi.16- Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi phù hợp với độ tuổi trẻ, phù hợp với chủđề.- Làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh, tổ chuyên môn, lãnhđạo nhà trường tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vàđiều kiện môi trường xung quanh, có khoảng không gian rộng rãi thoáng mát đểtổ chức tốt các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ..II. KIẾN NGHỊĐể thực hiện tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong giai đoạn hiện nay thôngqua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả nhưđã nêu. Bản thân xin có đề xuất sau :* Đối với lãnh đạo địa phương:Tạo điều kiện quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm non. Đầu từ cơ sở vậtchất để có thể tổ chức tốt các TCDG. Mặt khác vào các ngày lễ, ngày hội nhữngtrò chơi dân gian truyền thống nên được đưa vào như một nội dung của ngày lễ,để khôi phục lại những TCDG truyền thống đang dần bị đánh mất ở địa phươngTrên đây là “Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3 – 4tuổi tại trường mầm non Nga Mỹ”, bản thân tôi đã rút ra sau một năm học thựchiện tốt. Tôi rất mong hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để đề tài của tôi đượchoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơnXÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGNga Mỹ, ngày 2 tháng 4 năm 2016ĐƠN VỊTôi xin cam đoan đây là sáng kiến củatôi không sao chép của người khác.Người thực hiệnNguyễn Thị Loan17MỤC LỤCSTTAIIIIIIIVBIII123III1Nội dungMỞ ĐẦULÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIMỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨUPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCƠ SỎ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾNTHỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾNThuận lợiKhó khănKết quả điều tra thực tiễnCÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀBiện pháp sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp vớitrẻ, với chủ đề thực hiện.23Biện pháp tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian5-10Biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt 10-13độngBiện pháp phối kết hợp với phụ huynh13-15HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM15 - 16KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ16KẾT LUẬN16KIẾN NGHỊ16 - 17Tài liệu tham khảo & phụ lục hình ảnh4IVCIIITrang11-222222-3333-4444-5PHỤ LỤCCác chữ viết tắt:TCDG: Trò chơi dân gian18PGS TS: Phó giáo sư tiến sĩTài liệu tham khảo:- Giáo dục học ( Ân Thị Hảo)- Trò chơi dân gian ( Nguyễn Văn Huy)- 101 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non(Lê Bạch Tuyết)- Hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường ( Vũ Kim Yến)- Hướng dẫn chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non 3 – 4 tuổi –Nhà xuất bản giáo dục-Ý nghĩa trò chơi dân gian.netPhụ lục hình ảnh:- Hỉnh ảnh trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống (H.1) – Trang 8- Hình ảnh trẻ chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột (H.2)- Trang 9- Hình ảnh trẻ chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây (H.3) – Trang 10- Hình ảnh trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành (H.4) – Trang 11- Hình ảnh trẻ chơi trò chơi: Kéo co (H.5) – Trang 12- Hình ảnh trẻ chơi trò chơi : Lộn cầu vồng (H.6) – Trang 13- Hình ảnh tuyên truyền phụ huynh (H.7) – Trang 1519