Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh nhà

Soạn bài Cánh diều tuổi thơ, nghe viết

Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4) : Nghe - viết: Cánh diều tuổi thơ (từ đầu... đến những vì sao sớm.)

Trả lời:

Nghe viết

Chú ý các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch / tr và thanh hỏi , thanh ngã

Câu 2 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4) :

Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi.

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

M : chong chóng, trốn tìm

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

M : ngựa gỗ, thả diều

Trả lời:

Tên các đồ chơi hoặc trò chơi

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:

ch: đồ chơi: chong chóng, chó bông, que chuyền, trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, chơi chuyền.

tr: đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt.

trò chơi: đánh trống, đấu kiếm, cắm trại, bơi trải

b. Thanh hỏi: đồ chơi: tàu hỏa, ô tô cứu hỏa, tàu thủy

Trò chơi: nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ...

Thanh ngã: đồ chơi: ngựa gỗ

Trò chơi: diễn kịch, bày cỗ.

Câu 3 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4) : Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên.

Trả lời:

Miêu tả đồ chơi, trò chơi:

- Tả đồ chơi: Các bạn hãy xem chiếc xe điện tử của tôi. Toàn thân nó bằng nhựa. Thùng xe màu cánh gián. Bánh xe màu đen. đèn báo hiệu màu xanh ngọc bích. Mỗi lần tôi vặn nút để xe khởi động, xe phát ra âm thanh rồi chạy tới, chạy lui, đèn sáng lấp loáng trông thật đẹp.

Để có thêm tư liệu Truyện ngắn về thầy cô giáo hay và ý nghĩa, các em sẽ cần đến Soạn bài Cánh diều tuổi thơ, tập đọc và các em có thể tìm hiểu thêm Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Cánh diều tuổi thơ của Tạ Duy Anh để học tốt môn Tiếng Việt 4 hơn.

Trả lời 3 câu hỏi soạn bài Cánh diều tuổi thơ, nghe viết trang 147 SGK Tiếng Việt 4 để các em chủ động rèn chữ viết đồng thời củng cố lại các kiến thức về phân biệt âm đầu tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã qua các bài tập nghe viết chính tả, tìm các tiếng có chứa những phụ âm và dấu thanh đó theo yêu cầu.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Cánh diều tuổi thơ của Tạ Duy Anh Soạn bài Tập đọc: Những cánh buồm trang 140 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Thuyết minh về cách làm diều giấy Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Chính tả nghe - viết Cánh cam lạc mẹ Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em Tải SGK Ngữ Văn 6 PDF tập 1, 2 MỚI sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả: Cánh diều tuổi thơ trang 147 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

Câu 2

Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

M : chong chóng, trốn tìm

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

M : ngựa gỗ, thả diều

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tên các đồ chơi hoặc trò chơi

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:

ch: đồ chơi: chong chóng, chó bông, que chuyền

trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, chơi chuyền

tr: đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt.

trò chơi: đánh trống, cắm trại, bơi trải

b. Thanh hỏi: đồ chơi: tàu hỏa, ô tô cứu hỏa, tàu thủy,...

trò chơi: nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ...

Thanh ngã: đồ chơi: ngựa gỗ

Trò chơi: diễn kịch, bày cỗ.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tìm 3 tên các đổ chơi hay trò chơi chứa tiếng có: 

thanh hỏi: 

thanh ngã:

Các câu hỏi tương tự

Tìm 3 tên các đổ chơi hay trò chơi chứa tiếng có: 

thanh hỏi: 

thanh ngã:

tìm 3 từ láy có âm đầu là: 

r:

d:

Các câu hỏi tương tự

Câu hỏi: Tìm 3 tên các đồ chơi hay trò chơi chứa tiếng có: thanh hỏi, thanh ngã.

Trả lời:

Thanh hỏi: đồ chơi:tàu hỏa, ô tô cứu hỏa, tàu thủy,...

Trò chơi: nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ...

Thanh ngã: ngựa gỗ

Trò chơi: diễn kịch, bày cỗ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cách phân biệt và dùng dấu hỏi và ngã nhé !

1. Dùng từ láy theo quy ước

– Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang.

– Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng.

HỎI + SẮC:

– Gởi gắm, thổn thức, rải rác, khoảnh khắc, rẻ rúng, tử tế, cảnh cáo, sửng sốt, hảo hán, phản phúc, phản kháng, rửa ráy, quả quyết, khủng khiếp, khỏe khoắn, nhảm nhí, lở loét, lảnh lót, bảo bối, thưởng thức, thẳng thắn, thảng thốt, hiển hách, nhỏ nhắn, chải chuốt, rả rích, phảng phất, lả lướt, bổ báng, sản xuất.

– Mát mẻ, sắc sảo, mắng mỏ, vất vả, hối hả, hớn hở, xối xả, bóng bẩy, nóng nảy, sắp sửa, sắm sửa, hớt hải, lấp lửng, khúc khuỷu, tá lả, rác rưởi, trống trải, cứng cỏi, sáng sủa, sến sẩm, xấp xỉ, lém lỉnh, láu lỉnh, ngắn ngủi, chống chỏi, hốt hoảng, rắn rỏi, tức tưởi, chúi nhủi, nhắc nhở, nức nở, sấn sổ, ngất ngưởng, thắc thỏm, thấp thỏm, trắc trở, tráo trở, béo bở, ngái ngủ, gắt gỏng, kém cỏi, khấp khểnh, cáu kỉnh, kháu khỉnh, thất thểu, khốn khổ, tán tỉnh, ngúng nguẩy.

HỎI + NGANG:

– Nhỏ nhen, nhởn nhơ, ngẩn ngơ, vẩn vơ, lẳng lơ, lẻ loi, hỏi han, nở nang, nể nang, ngổn ngang, dở dang, giỏi giang, sửa sang, thở than, mỏng manh, chỉn chu, dửng dưng, trả treo, tả tơi, bỏ bê, mải mê, chở che, bảnh bao, hẩm hiu, phẳng phiu, khẳng khiu, rủi ro, mỉa mai, trẻ trung, nghỉ ngơi, ngủ nghê, tỉ tê, xỏ xiên, ngả nghiêng, đảo điên, hiển nhiên, lẻ loi, thảnh thơi, sản sinh.

– Dư dả, chăm chỉ, năn nỉ, thư thả, thon thả, thoang thoảng, trong trẻo, trăn trở, vui vẻ, thơ thẩn, thanh thản, mơn mởn, xăm xỉa, lêu lổng, hư hỏng, căng thẳng, dai dẳng, xây xẩm, san sẻ, xoay sở, hăm hở, xa xỉ, ngoe nguẩy, phe phẩy, đông đủ, tanh tưởi, chưng hửng, tiu nghỉu, sang sảng, nham nhở, chao đảo, gây gổ, sơ hở, cơ sở, tin tưởng, năng nổ, cưa cẩm, thăm thẳm, đưa đẩy, tưng tửng, say xỉn

NGÃ + HUYỀN:

– Bẽ bàng, vẫy vùng, nõn nà, vững vàng, đẫy đà, phũ phàng, bão bùng, sỗ sàng, vỗ về, rõ ràng, vẽ vời, sững sờ, ngỡ ngàng, hỗn hào, hãi hùng, sẵn sàng, kỹ càng, não nề, khẽ khàng, mỡ màng, lỡ làng.
Gần gũi, liều lĩnh, lầm lỗi, gìn giữ, buồn bã, tầm tã, suồng sã, rầu rĩ, thờ thẫn, hờ hững, sàm sỡ, xoàng xĩnh, phè phỡn, bừa bãi, thừa thãi, nghề ngỗng, lừng lẫy, ruồng rẫy, lờ lững, đằng đẵng, mò mẫm, lầm lũi, nhàn nhã, bằng hữu.

NGÃ + NẶNG:

– Lãng mạn, lũ lụt, hãm hại, nhẫn nhịn, lễ lộc, lỗi lạc, rũ rượi, lưỡng lự, chễm chệ, nhã nhặn, mẫu mực, chững chạc, dõng dạc, dữ dội, cãi cọ, nhão nhoẹt, kẽo kẹt, kĩu kịt, nhễ nhại, rõ rệt, lẫn lộn

– Gọn ghẽ, ngạo nghễ, vạm vỡ, lặng lẽ, lạnh lẽo, bạc bẽo, sặc sỡ, rực rỡ, rộn rã, vội vã, nghiệt ngã, hậu hĩ, hậu hĩnh, ngộ nghĩnh, gạt gẫm, hụt hẫng, dựa dẫm, nhẹ nhõm, bập bõm, chập chững, mạnh mẽ, chặt chẽ, sạch sẽ, ngặt nghẽo, khập khiễng, đục đẽo, ruộng rẫy, giặc giã, giặt giũ, giận dỗi, bụ bẫm, dạy dỗ, gặp gỡ, dụ dỗ, lạ lẫm, rộng rãi, tục tĩu, nhục nhã, dạn dĩ, rạng rỡ, rệu rã.

* TỪ KÉP LÀ TỪ THƯỜNG ĐI MỘT CẶP DẤU HỎI HOẶC NGÃ.

– Lã chã, bỗ bã, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, mỹ mãn, dễ dãi, cũn cỡn, lững thững, ngẫm nghĩ, lỗ lã, lẽo đẽo, nhõng nhẽo, mũm mĩm, mẫu mã, vĩnh viễn, nhễu nhão.

– Thỏ thẻ, đỏng đảnh, lẻ tẻ, của cải, lẩm bẩm, lẩm cẩm, lảm nhảm, hể hả, kể lể, nhỏng nhảnh, lủng củng, thỉnh thoảng, lảo đảo, tỉ mỉ, thủ thỉ, lảng vảng, rủng rỉnh, loảng xoảng, hổn hển, lủng lẳng, lỏng lẻo, lải nhải, tủm tỉm, bủn rủn, xởi lởi, tẩn mẩn, lẩn quẩn, thỏn mỏn, chỏn lỏn, giả lả, bải hoải, bổi hổi, lẩn thẩn, lởm chởm, rỉ rả, thủng thẳng, bỏm bẻm, nhỏm nhẻm, xiểng niểng, lẩy bẩy.

2. Xác định đó là từ thuần Việt hay từ Hán Việt

2.1. Đối với từ Hán Việt

* Mẹo

"Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã"

(Chú ý các âm đầu : M - N - Nh - V - L - D - Ng)

* Luật

Với các từ Hán Việt, những từ có âm đầu là M - N - Nh - V - L - D - Ng thì viết dấu ngã.

Ví dụ:

- Mĩ mãn, mã lực, mãnh hổ, từ mẫu

- Truy nã, nỗ lực, nữ giới, trí não

- Nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc

- Thành lũy, lữ hành, kết liễu, lễ độ

- Vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai

- Dã man, hướng dẫn, dũng cảm, diễm lệ

- Ngữ nghĩa, hàng ngũ, vị ngã, ngưỡng mộ

Ngoại lệ: Ngải (ngải cứu - tên cây thuốc).

Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi.

Ví dụ: Ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩn hiện, ẩu đả, ỷ lại, yên ổn, yểu mệnh, ủng hộ, ủy ban, ủy lạo, ngự uyển, chủ nhật, chủng tộc, chẩn bệnh, chứng chỉ, khả ái, khởi nghĩa, khảng khái, khử trùng, giảng giải, học giả, giản dị, gia giảm, xử sự, xả thân, xưởng thợ, kỉ niệm, ích kỉ, gia phả, phản bội, phỉ báng, kết quả, quảng đại, quỷ quyệt, thủ đô, thưởng thức, thải hồi, xử trảm, phát triển, trở lực

2.2. Đối với từ thuần Việt

a) Đối với từ thuần Việt, các TỪ LÁY đều viết theo luật sau:

HUYỀN - NGÃ - NẶNG

HỎI - SẮC - NGANG (Không dấu)

Mẹo nhớ bằng thơ:

"Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau

Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào"

Nghĩa là:

Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.

Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.

Ví dụ:

- Huyền - Ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, vẽ vời ...

- Nặng - Ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo ...

- Ngã - Ngã: lỗ lã, dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo ...

- Ngang - Hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ, trong trẻo ...

- Sắc - Hỏi: nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ ...

- Hỏi - Hỏi: lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ ...

Ngoại lệ:

- bền bỉ

- chàng hảng

- chồm hổm

- chèo bẻo

- gọn lỏn

- hồ hởi

- hẳn hoi

- khe khẽ

- -lam lũ

b) Các từ thuần Việt khởi đầu bằng nguyên âm thì viết dấu hỏi.

Ví dụ:ủ phân, ở nhà, ửng hồng, cái bảng, ẩm ướt, ẩu tả ...

Trừ 5 chữ:

- ẵm (con).

- ễ (mình).

- ễnh (bụng).

- ễnh (ương).

- ưỡn (ngực).

c) Quy tắc viết đúng dấu hỏi ngã.

Quy tắc thuận thanh:

Theo đó các từ láy có dạng từ láy (ngẫu kết) được thể hiện dấu theo quy tắc: “KHÔNG-SẮC-HỎI; HUYỀN-NGÃ-NẶNG”

Cách nhớ:

“Em HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau. Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào, ?”.

Nghĩa là:

+ Các từ có dấu thanh ngang (không dấu) đi với thanh sắc hoặc đi với thanh hỏi (?), ví dụ như: nghỉ ngơi

+ Các từ có dấu thanh huyền hoặc thanh nặng đi với thanh ngã. Ví dụ: tầm tã, lững lờ, đẹp đẽ, vội vã…

- Quy tắc thuận thanh cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã (chỉ dùng cho từ láy hoặc có dạng láy):

ã: ầm ã, ồn ã

sã: suồng sã

thãi: thừa thãi

vãnh: vặt vãnh

đẵng: đằng đẵng

ẫm: ẫm ờ

dẫm: dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm

gẫm: gạ gẫm

rẫm: rờ rẫm

đẫn: đờ đẫn

thẫn: thờ thẫn

đẽ: đẹp đẽ

ghẽ: gọn ghẽ

quẽ: quạnh quẽ

kẽo: kẽo kẹt

nghẽo: ngặt nghẽo

nghễ: ngạo nghễ

nhễ: nhễ nhại

chễm: chiễm chệ

khễnh: khập khễnh

tễnh: tập tễnh

nghễu: nghễu nghện

hĩ: hậu hĩ

ĩ: ầm ĩ

rĩ: rầu rĩ, rầm rĩ

hĩnh: hậu hĩnh, hợm hĩnh

nghĩnh: ngộ nghĩnh

trĩnh: tròn trĩnh

xĩnh: xoàng xĩnh

kĩu: kĩu kịt

tĩu: tục tĩu

nhõm: nhẹ nhõm

lõng: lạc lõng

õng: õng ẹo

ngỗ: ngỗ nghịch, ngỗ ngược

sỗ: sỗ sàng

chỗm: chồm chỗm

sỡ: sặc sỡ, sàm sỡ

cỡm: kệch cỡm

ỡm: ỡm ờ

phỡn: phè phỡn

phũ: phũ phàng

gũi: gần gũi

hững: hờ hững