Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

1. Khái niệm

Lí thuyết trò chơi trong tiếng Anh là Game Theory.

Lí thuyết trò chơi là một khung lí thuyết để hiểu các tình huống xã hội (cuộc chơi) giữa những người chơi cạnh tranh nhau. Trên một vài khía cạnh, lí thuyết trò chơi là khoa học về chiến lược, hoặc ít nhất là việc ra quyết định tối ưu của các tác nhân độc lập và cạnh tranh trong một bối cảnh chiến lược. 

Những người tiên phong chính của lí thuyết trò chơi là các nhà toán học John von Neumann và John Nash, cũng như nhà kinh tế học Oskar Morgenster. Năm 1944  John von Neumann và Oskar Morgenstern viết và xuất bản cuốn sách “Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế”

2. "Tình trạng khó xử của tù nhân"

Giả sử hai kẻ bắt cóc bị bắt quả tang nhưng Cục điều tra liên bang (FBI) chỉ có chứng cứ chắc chắn để buộc họ tội nhẹ hơn. Trong cố gắng tìm thêm chứng cứ, FBI nhốt riêng tù nhân và ghi lời khai của họ theo cách sau. Mỗi tên bắt cóc được cho biết rằng (1) nếu một người phạm tội, thì người thú nhận mình phạm tội sẽ được trả tự do còn người kia bị tử hình, (2) nếu cả hai không phạm tội, thì cả hai đều nhận hình phạt nhẹ đi cùng với tội phạm ít nghiêm trọng hơn, (3) cả hai đều phạm tội, thì cả hai đều nhận hình phạt nghiêm khắc nhưng không đến nỗi chết. Dựa vào sự thưởng phạt và tính không chắc chắn, giải pháp dự đoán là cả hai đều nhận tội bắt cóc.

Hình 2.1. Tình trạng khó xử của tù nhân

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

Bài toán này nổi tiếng với tên gọi "Tình trạng khó xử của tù nhân", có sự giống nhau trực tiếp trong nhiều loại hành vi kinh tế.

Lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn hành vi tối ưu khi chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định, mà phụ thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác.

3. Tác động của lý thuyết trò chơi đến kinh tế

Lí thuyết trò chơi đã mang lại một cuộc cách mạng về kinh tế bằng cách giải quyết các vấn đề quan trọng trong các mô hình kinh tế toán học trước đây. Ví dụ, kinh tế học tân cổ điển phải vất vả để tìm hiểu dự đoán kinh doanh và không thể giải thích cạnh tranh không hoàn hảo. Lí thuyết trò chơi chuyển sự chú ý khỏi trạng thái cân bằng ổn định tới các hành động trong thị trường.

Trong kinh doanh, lí thuyết trò chơi có lợi cho việc mô hình hóa các hành vi cạnh tranh giữa các tác nhân kinh tế. Các doanh nghiệp thường có một số lựa chọn chiến lược ảnh hưởng đến khả năng hiện thực hóa lợi ích kinh tế của họ. 

Ví dụ, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những vấn đề nan giải như liệu có nên dừng sản xuất các sản phẩm hiện có hoặc phát triển các sản phẩm mới, giảm giá thấp hơn so với đối thủ hay sử dụng các chiến lược tiếp thị mới. 

Các nhà kinh tế học thường sử dụng lí thuyết trò chơi để hiểu hành vi của công ty độc quyền tập đoàn. Lí thuyết trò chơi giúp dự đoán các kết quả có khả năng xảy ra khi các công ty tham gia vào một số hành vi nhất định, chẳng hạn như ấn định giá và thông đồng.

4. Ứng xử của doanh nghiệp trên thị trường

Thị trường có bốn hình thái cấu trúc là: (1) thị trường cạnh tranh hoàn hảo; (2) thị trường cạnh tranh độc quyền; (3) thị trường độc quyền và (4) thị trường độc quyền nhóm. Các doanh nghiệp hoạt động trên ba loại thị trường (1,2,3) đều tuân theo nguyên tắc MR = MC (lợi nhuận biên bằng chi phí biên) để nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng ở thị trường độc quyền nhóm, mỗi doanh nghiệp có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại tương tác chiến lược (về định giá và sản lượng) với những doanh nghiệp khác thì công thức MR = MC không còn thích hợp.

Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh có tính độc quyền, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành giật thị trường, mức độ cạnh tranh rất quyết liệt theo kiểu “cá lớn nuốt các bé”. Trên thị trường độc quyền nhóm, sự cạnh tranh khốc liệt sẽ dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp đều bị tổn thất, thiệt hại to lớn. Đã đến lúc các doanh nghiệp phải tìm cách thỏa hiệp, “hợp tác” với nhau để tránh bị tổn thất. Nhưng trong hợp tác lại luôn đi liền với sự “phản bội”, bởi vì sự phản bội đem lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận kếch xù. Vậy là, giữa các doanh nghiệp tồn tại một kiểu ứng xử “vừa hợp tác, vừa cạnh tranh” với nhau. Nhưng tình trạng này luôn luôn tiềm ẩn sự rủi ro, bất ổn buộc các doanh nghiệp lớn phải có chiến lược kinh doanh ổn định, đảm bảo lợi ích của mình.

Sự thỏa thuận cùng nhau thực hiện các quy tắc về “ứng xử chung – COC - general code of conduct” là một giải pháp khôn ngoan, đảm bảo cho các doanh nghiệp độc quyền nhóm cùng thắng trong kinh doanh “win – win”. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy mô hình kinh doanh hiệu quả của khối các nước OPEC là một điển hình. (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, viết tắt OPEC) là tổ chức có là đảm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng.)

                                                                                                          -Viện Đào tạo Sau đại học-

Là một nhánh của toán học ứng dụng, lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học từ chiến lược quân sự đến triết học, chính trị học, đạo đức học... Trong ngành kinh tế học, lý thuyết trò chơi cũng được ứng dụng rộng rãi, và mang lại những hiệu quả to lớn đối với việc quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong cuốn sách “Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị kinh doanh”, Tiến sĩ Lê Hồng Nhật đã giải thích cho độc giả một cách vô cùng đơn giản, dễ hiểu về lý thuyết đã mang lại bao giải thưởng danh giá cho những nhà kinh tế nổi tiếng toàn cầu này.

Điều tuyệt vời hơn nữa là tác giả đã chỉ ra tính ứng dụng của Lý thuyết này trong những tình huống chiến lược diễn ra trong cạnh tranh, đàm phán kinh doanh và quản lý chính sách công. Đây cũng chính là lý do giúp cuốn sách đã được tặng Giải sách hay 2020 hạng mục sách Kinh tế sau 4 năm ra mắt độc giả. 

Vậy lý thuyết trò chơi là gì?

Dưới thời Mussolini, vì đọc văn bản ghi lại các nốt nhạc của một bản hoà tấu, Rossini - Giám đốc nhà hát kịch Opera Ý- bị bắt vì tình nghi làm gián điệp. Mặc dù ông cố gắng giải thích rằng đó chỉ là bản hòa tấu viết cho vở nhạc kịch Hamlet của Shakespeare nhưng người bắt giữ vẫn không nghe và tống giam ông.

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

Sáng hôm sau viên cai ngục vào và nói Rossini liệu mà khai báo cho thành khẩn vì bạn của ông là Shakespeare đã bị bắt - có lẽ là một người vô tình có tên trùng với nhà soạn nhạc vĩ đại người Anh thế kỷ 16-17.

Trong trường hợp này, nếu Rossini Không thú tội, trong khi "cộng sự" Shakespeare của ông thú tội, thì ông sẽ bị giữ 15 tuần, còn Shakespeare sẽ được tha bổng; và tình huống sẽ xảy ra ngược lại nếu ông thú tội còn Shakespeare thì không. Nếu cả hai cùng thú tội thì họ sẽ được hưởng án nhẹ là ngồi tù 8 tuần. Cuối cùng, nếu không ai thú tội thì vì chẳng có bằng chứng gì cụ thể cả hai sẽ được tha bổng sau một tuần.

Câu hỏi đặt ra là liệu Rossini có nên thú tội hay không?

Để muốn biết mình cần làm gì, Rossini phải đặt mình vào vị trí đối tác mà ông chưa từng gặp. Và ông ta thấy rằng, nếu Shakespeare mà thú tội thì tốt nhất ông cũng nên thú tội vì chị phải ngồi tù có 8 tuần, ít hơn 7 tuần nếu như không thú tội. Ngược lại, nếu Shakespeare không thú tội, thì ông ta vẫn nên thú tội để được tha bổng hơn là phải ngồi tù một tuần.

Bất kể Shakespeare có làm gì đi nữa, thì thú tội bao giờ cũng là đáp ứng tốt nhất (best reponse) cho Rossini. Và vì Shakespeare cũng có suy nghĩ gì hết như vậy, nên trạng thái cân bằng của cuộc chơi, kết cục của những tính toán đồng thời của hai đối thủ là cả hai cùng thú tội.

Điều đó xem ra có vẻ vô lý. Rõ ràng rằng cả hai sẽ được lợi hơn nếu họ biết hợp tác và không ai thú tội. Như vậy họ sẽ chỉ bị giam có một tuần hơn là ngồi tù 8 tuần nếu cả hai cùng thú tội. Nhưng không một ai trong họ có thể làm như vậy. Vì nếu một người tìm cách hợp tác bằng cách không thú tội, thì bên kia sẽ thấy đây là một cơ hội tốt để lợi dụng và sẽ đi thú tội để được tha bổng.

Ở đây có sự mâu thuẫn giữa ích lợi tập thể với những tính toán cá nhân. Từng người chạy theo lợi ích riêng của mình, cho nên cả hai cùng bị thiệt. Kết cục tôi đó không phải là do họ không biết suy nghĩ, mà thực tế là họ đã hành động một cách hết sức có lí trí.

Câu chuyện trên đây được biết đến với cái tên sự nan giải của những người tù (prisoners' dilemma). Mặc dù có cấu trúc khá đơn giản lý thuyết trò chơi có một ứng dụng hết sức rộng rãi để giải thích các tình thế tương tác trong kinh doanh hay cuộc sống chung, chẳng hạn như việc hai công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau. Việc chạy theo lợi nhuận cực đại khiến họ tìm cách phá giá lẫn nhau. Kết cục là cả hai cùng bị thiệt. Tương tự như vậy các chủ tàu đánh cá thi nhau đánh bắt quá mức. Kết cục là làm kiệt quệ cả vùng khai thác cái chung.

Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các quyết định được đưa ra bởi các đối thủ có tương tác với nhau trong một môi trường. Nói cách khác, Lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn hành vi tối ưu khi chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định, mà phụ thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác.

Lý thuyết trò chơi ứng dụng trong quản trị kinh doanh

Sau khi giúp độc giả nắm được nội dung chính của Lý thuyết trò chơi, tác giả cuốn sách “Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị kinh doanh”, Tiến sĩ Lê Hồng Nhật lần lượt chỉ ra cho độc giả sự ứng dụng của lý thuyết này trong chiến lược cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tiếp đó là đàm phán, hợp tác trong kinh doanh với nhiều ví dụ cụ thể để cho các doanh nghiệp nghiên cứu, học hỏi.  

Như câu chuyện của Nokia với câu chuyện thâm nhập thị trường Việt Nam những năm 1990 khi Siemens đang độc quyền. Nokia phải ra quyết định có thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này hay không trước sự đe dọa về cuộc chiến giá cả Siemens có thể mở ra để bảo vệ thị trường. 

Để cụ thể, có thể giả định rằng lợi nhuận của Nokia sẽ là 2 triệu đô nếu Siemens hợp tác. Và con số đó sẽ là 3 triệu nếu xảy ra cuộc chiến giá cả khốc liệt, khiến cả hai công ty phải hạ giá xuống mức đủ để bù đắp cho phí tổn sản xuất, vận chuyển và tổ chức mạng lưới phân phối. Lược đồ tình thế như hình sau:

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

Nokia nên làm gì? Giả sử họ chưa có một đánh giá nào về lợi nhuận của Siemens ứng với từng tình huống chiến lược xảy ra trên thương trường. Ban lãnh đạo Nokia Việt Nam có thể nghĩ rằng khả năng bị lâm vào cuộc chiến giá cả với Siemens là 50-50. Khi đó kỳ vọng có được lợi nhuận từ việc thâm nhập vào thị trường VN sẽ là 1/2(-3) + 1/2 (2) = -0,5 triệu đô la. Như vậy Nokia có lẽ nên đứng ngoài thị trường Việt Nam.

Nhưng liệu việc tính toán khả năng nổ ra chiến tranh giá cả với Siemens như vậy có đúng không? Cơ sở nào để tin rằng xác suất đó là 1/2. Để trả lời cho câu hỏi này Nokia phải bỏ sức ra nghiên cứu lợi nhuận của Siemens theo từng kịch bản khác nhau. 

Giả sử ở vị trí độc quyền, Siemens có thể tạo ra được lợi nhuận là 2 triệu đô. Chia sẻ thị trường với Nokia lợi nhuận đó giảm xuống là 1 triệu đô. Và cuối cùng nếu mở chiến tranh giá, Siemens sẽ phải chịu phí tổn là -1 triệu đô như hình dưới:

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

Bây giờ Nokia có thể dự đoán được, liệu lời đe dọa mở chiến tranh giá của Siemens là có cơ sở hay không (credible threat). Đặt mình vào vị trí của Siemens, sẽ thấy khả năng lớn là vì lợi ích của mình, Siemens sẽ không bao giờ dám gây chiến. Vì vậy chiến lược tốt nhất của Nokia là bước ngay vào vào VN, và họ đã thực hiện đúng như vậy.

Đến nay cả Siemens và Nokia đều đã biến mất trên thị trường, nhưng cuộc chiến giành thị trường của họ vẫn là bài học, case study tiêu biểu cho bất cứ lãnh đạo doanh nghiệp nào muốn hiểu lý thuyết trò chơi được ứng dụng ra sao trong cuộc chiến giành thị trường giữa các thương hiệu ngày hôm nay và trong tương lai.

Trong cuốn sách "Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị kinh doanh", độc giả cũng sẽ được giới thiệu ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong chiến lược sàng lọc khách hàng, đánh tín hiệu về chất lượng sản phẩm. Cuối cùng là ứng dụng của lý thuyết này trong lĩnh vực Cấu trúc sở hữu và Thể chế cụ thể là quản lý đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, chống tham nhũng, tranh chấp trên biển Đông... vô cùng hữu ích với các chuyên gia và các nhà quản lý đang làm việc và gánh vác trọng trách trong các lĩnh vực liên quan.

Nguyên Phó Giám đốc Khoa học của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp, ông Lê Văn Cường nhận xét: "Cuốn sách "Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị kinh doanh" rất bổ ích. Những doanh nhân sẽ thấy học thuyết trò chơi có thể giúp họ xác định được giá cả, chiến lược cạnh tranh, chiến lược phát triển doanh nghiệp; các nhà lãnh đạo suy nghĩ về cách ứng xử với bên ngoài (đàm phán, dự đoán chiến lược của các đối tác), với bên trong (xây dựng các thể chế phù hợp với tăng trưởng kinh tế, chống tham nhũng...)".

Xin mời Bạn đọc tham khảo giá bán cuốn sách “Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị kinh doanh” và đặt mua online tại:

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh
Mua tại Tiki

Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh doanh
Mua tại Shopee

Nguyễn Cường - Trạm đọc

Tags: