Trò chơi phát triển tri giác cho trẻ

Trò chơi phát triển tri giác cho trẻ

Trò chơi phát triển thính giác cho trẻ nghe là một kĩ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Trẻ nghe được thì mới nói được. Nghe tốt không chỉ giúp trẻ lứa tuổi mầm non nói tốt. Mà còn giúp trẻ có khả năng tập trung hơn và nắm bắt vấn đề tốt khi lớn lên. Hôm nay Đồ Chơi Hoàng Hà chi sẻ với các thầy cô Top 3 Trò chơi rèn luyện thính giác cho trẻ 2-3 tuổi hay nhất!

TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC.

Trò chơi phát triển thính giác: Tiếng kêu ở đâu.

Mục đích: Định hướng trong không gian

Đồ dùng: Chuông nhỏ hoặc xúc xắc

Cách chơi: Một trẻ đi tìm và một trẻ đi trốn.

Cô yêu cầu trẻ đi tìm phải nhắm mắt lại, trong khi đó trẻ đi trốn cầm theo một chuông trốn ở chỗ nào đấy (phòng chơi, phòng ngủ, phòng ăn..) và lắc chuông. Trẻ đi tìm sẽ tìm bạn theo tiếng chuông kêu do trẻ đi trốn lắc.

Trò chơi phát triển tri giác cho trẻ

Trò chơi học tập này sử dụng ở nhóm trẻ 2-3 tuổi trong giờ chơi hoặc để chuyển sang hoạt động trong giờ học.

Trò chơi: Đoán xem làm gì?

Mục đích: Hoạt động phù hợp với âm thanh

Đồ dùng: Trống hoặc trống lắc, cờ cho mỗi trẻ hoặc xú xắc

Cách chơi: Trẻ ngồi hình vòng cung. Khi cô lắc hoặc đánh trống to, trẻ giơ cao tay có lá cờ lên vẫy. Khi cô lắc nhỏ, trẻ hạ tay xuống.

Trò chơi sử dụng ở nhóm trẻ 2-3 tuổi, trong giờ chơi hoặc giờ hoạt động âm nhạc.

Trò chơi: Đúng rồi!

Mục đích: Xác định hướng phát ra tiếng kêu.

Đồ dùng: Xúc xắc, chuông, trống còi…

Cách chơi: Chia trẻ ra thành từng nhóm đứng ngồi ở các góc phòng hoặc sân chơi. Mỗi nhóm có một đồ chơi phát ra tiếng kêu. Cô gọi một trẻ ra đứng giữa nhóm và nhắm mắt lại.

Cô ra hiệu cho 1 trẻ lắc xúc xắc, trẻ đứng giữa phải đoán xem tiếng kêu phát ra từ đâu giơ tay chỉ về hướng đó. Nếu trẻ đoán đúng thì cô sẽ nói :”Đúng rồi!” và trẻ mở mắt. Cô gọi trẻ khác và trò chơi tiếp tục. Nếu trẻ đoán đúng hay chưa đúng thì tiếp tục chơi 2-3 lần nữa, cho đến khi trẻ đoán đúng.

Trò chơi phát triển thính giác này có thể sử dụng ở nhóm trẻ 2-4 tuổi vào giờ chơi.

Các mẹ nên cho bé chơi thường xuyên trò này để phát triển thính giác cho trẻ.

Xem thêm: 6 trò chơi học tập chо trẻ mầm nоn hɑy và thú vị nhất

Nguồn tin: Trích từ Các trò chơi và hoạt động cho trẻ mầm non theo chủ đề

Việc học của trẻ là hàng ngày, nó dựa trên việc bắt chước những cử chỉ mà chúng quan sát được xung quanh, khi chơi đùa, nhưng trên hết, dựa trên những cảm giác mà mỗi giác quan của chúng mang lại cho chúng. Các giác quan, cho phép trẻ em biết môi trường của chúng và làm quen với thế giới. Khi chúng lớn lên, nhận thức thông qua các giác quan tiến bộ và do đó, những đứa trẻ nhỏ thích nghi với môi trường.

Đây là phương pháp học đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ, vì lý do này, việc khuyến khích và thúc đẩy kích thích các giác quan là chìa khóa để phát triển nhận thức và tri giác của những người nhỏ. Thông qua các trò chơi và hoạt động khác nhau phù hợp với lứa tuổi của chúng, bạn có thể kích thích các giác quan của trẻ. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một số ý tưởng để làm việc trong lĩnh vực này với con của bạn ở nhà.

Lợi ích của trò chơi cảm giác

Thông qua các trò chơi và hoạt động để phát triển các giác quan, các kỹ năng khác cũng được phát triển ở đứa trẻ như:

  • Sự phối hợp trong chuyển động của họ và thông qua các giác quan khác nhau
  • Trí tưởng tượng
  • Bộ nhớ
  • Ngôn ngữ
  • O sự tập trung trong số những người khác

Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã có thể phân biệt được âm thanh, thậm chí nhận biết được giọng nói của mẹ. Đối với trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ cần ghi lại các âm thanh khác nhau như tiếng bập bẹ của riêng bạn hoặc giọng nói của những thành viên thân thiết nhất trong gia đình. Từ hai tuổi, bạn có thể thực hiện các hoạt động hoàn thiện hơn để kích thích và phát huy khả năng nghe của trẻ.

Điện thoại ở đâu?

Trong một căn phòng có nhiều vật dụng, chẳng hạn như ghế sofa, bàn ghế và các đồ vật khác, hãy giấu điện thoại di động. Cần phải ở một nơi dễ dàng tiếp cận cho một đứa trẻ, nhưng không phải ở một nơi rất dễ tiếp cận. Đứa trẻ phải ra khỏi phòng để không thấy bạn giấu điện thoại ở đâu, khi đã chuẩn bị xong, đứa nhỏ sẽ phải vào phòng.

Khi đã vào bên trong, hãy đợi một hoặc hai phút và thực hiện cuộc gọi đến điện thoại di động. Nếu có thể, hãy sử dụng một số giai điệu đang tăng lên trong âm thanh, đứa trẻ sẽ phải tìm điện thoại thông qua âm thanh mà nó phát ra. Khi đứa trẻ lớn lên, bạn có thể tăng thêm độ khó cho trò chơi bằng cách thêm các âm thanh khác trong phòng, chẳng hạn như radio, tivi hoặc đồ chơi âm thanh.

Trò chơi kích thích xúc giác

Cảm ứng là một trong những giác quan phát triển nhất Trong thực tế, đối với đứa trẻ ngay khi nó được sinh ra, đối với những đứa trẻ còn rất nhỏ, đó là ý thức quan trọng nhất. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng thời điểm tắm và để trẻ chạm vào bọt biển, bọt trong bồn tắm hoặc với quần áo có họa tiết khác nhau.

Sử dụng một hộp các tông lớn, bạn phải đặt bên trong các đồ vật khác nhau mà trẻ đã biết. Đồ chơi, thìa gỗ, bàn chải đánh răng, hạt dẻ, quả quýt, v.v. sẽ phục vụ cho hoạt động. Trò chơi bao gồm việc đứa trẻ sẽ phải đặt tay của mình vào trong hộp và thông qua chạm để tìm ra đồ vật đó là gì. Với trò chơi này, bạn cũng sẽ hoạt động về trí nhớ và phát triển khả năng suy luận.

Trò chơi kích thích thị giác

Để kích thích trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng một tấm gương mà cả hai bạn đều phản chiếu. Tạo các khuôn mặt khác nhau hoặc di chuyển gương đến gần và xa hơn để em bé có thể thấy kích thước của hình ảnh của mình thay đổi như thế nào. Các hoạt động đơn giản khác để kích thích thị giác của bạn:

  • Tìm kiếm cầu vồng bằng vòi nước và mặt trời trên đường phố
  • Trò chơi với nước nhuộm màu thực phẩm
  • với Vẽ bằng ngón tay
  • với chai giác quan

Trò chơi kích thích khứu giác

Khứu giác gắn liền với cảm xúc, nó là một trong những giác quan phát triển nhất ở bé ngay từ khi mới sinh ra. Bạn có thể chơi các trò chơi khác nhau bằng cách sử dụng mùi của những đồ vật hàng ngày như nước hoa của bạn hoặc chất khử mùi. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể che mắt trẻ bằng băng mềm và đưa các yếu tố khác nhau, các loại thảo mộc thơm, trái cây hoặc những thứ mà trẻ có thể nhận biết được lên mũi.

Trò chơi kích thích vị giác

Sử dụng các bát khác nhau để đặt thức ăn có mùi vị khác nhau, có vị chua, có vị ngọt, có vị mặn và bất cứ thứ gì bạn có ở nhà có thể dùng được. Đầu tiên đứa trẻ sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ trong các thùng chứa khác nhau và sau đó, bạn sẽ bịt mắt họ lại. Đưa ra từng muỗng nhỏ từ mỗi bát và trẻ sẽ phải đoán xem đó là gì.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, giới thiệu một số dạng trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất. Theo thạc sĩ Minh, khi tham gia trò chơi nào đó, trẻ buộc phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của cuộc chơi.

Từ đó các em phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp. Tận dụng đặc điểm này, phụ huynh nên tổ chức cho các bé các dạng trò chơi theo kiểu “chơi mà học”. Thông qua đó, giúp bé nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh.

Trò chơi phát triển tri giác cho trẻ
Trò chơi giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Đặc biệt trẻ ở độ tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi), người lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia vào các trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu. Thạc sĩ Minh giới thiệu một số dạng trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não, thể chất và nhân cách như sau:

4 dạng hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện

1. Hoạt động với đồ vật – công cụ

Hội họa:

Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỷ lệ không đúng. Những đặc điểm trên được giải thích rằng bé thường tập trung miêu tả cái làm cho mình xúc động trước.

Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ không phải để diễn tả màu thực của đối tượng.

Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện thái độ của mình đối với nội dung vẽ: Bé mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, các em sẽ vẽ cẩu thả.

Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:

– Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.

– Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.

– Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.

– Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.

Lưu ý: Nếu xem xét các tranh vẽ của trẻ mà cha mẹ/thầy cô nhận thấy toàn những màu sắc tối, thiếu những nét cơ bản, bố cục không hợp lý… chứng tỏ trẻ đang có những rối nhiễu về mặt tâm lý. Lúc này người lớn nên đưa trẻ đi khám tại khoa tâm lý của các bệnh viện nhi.

2. Hoạt động xây dựng:

Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của chính nó. Chẳng hạn, nếu vật cao và có những bộ phận chìa ra ngoài (cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần cẩu).

Các kiểu hoạt động xây dựng:

Lắp ráp theo mẫu

– Trẻ nhìn người lớn xây dựng mẫu (căn nhà, ôtô, máy bay…), trẻ có thể phân biệt được các chi tiết để lắp ráp theo mẫu của người lớn.

– Trẻ nhìn mẫu và tự ráp theo mẫu (mô hình hoặc dưới dạng hình vẽ): đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhìn thấy hiện thực đằng sau hình vẽ.

Lưu ý: Người lớn cần giúp trẻ có khả năng theo dõi, tách các bộ phận cơ bản của đối tượng, lựa chọn các chi tiết cơ bản và lắp ráp theo logic bên trong của vật đó.

Lắp ráp theo các điều kiện hoặc các nhiệm vụ

Cha mẹ cần đề ra nhiệm vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông… Sau đó dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của bé vào tổ chức nhất định.

Bên cạnh đó, nên tạo cho các em niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau). Từ đó giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.

Lắp ráp theo ý định riêng

Trẻ xây dựng công trình không chỉ để giống một đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Các em thường tạo ra công trình vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo. Trò chơi này giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.

3. Hoạt động học tập

Nên cho bé tiếp cận các nội dung xoay quanh những tri thức tiền khoa học, tri thức của đời sống, của môi trường xung quanh, ví dụ giải thích hiện tượng mưa một cách đơn giản bằng cách đậy miếng kính bên trên ly nước nóng… Nhờ thế trẻ có thể học nhanh, mọi lúc, mọi nơi và học thông qua trò chơi.

Thông qua hoạt động học tập, biểu tượng về thế giới của các em sẽ tăng lên, nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức. Trẻ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi có tính khám phá, tìm tòi hơn. Hoạt động này cũng tập dần cho trẻ biết học một cách chủ định, có mục đích và biết phải làm những điều không theo ý thích. Cuối cùng, giúp bé hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá công việc một cách đúng đắn.

Lưu ý:

Cha mẹ chỉ xem việc học tập của con là hoạt động bổ trợ cho sự phát triển chứ không nên xem là hoạt động chủ đạo của trẻ. Không nên ép trẻ học, hạn chế bắt trẻ tập viết quá nhiều vì cổ tay của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.

4. Hoạt động lồng ghép lao động

Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo chỉ mới có khái niệm về những hình thức lao động sơ đẳng, ví dụ:

– Lao động tự phục vụ: ba tuổi, trẻ có nhu cầu bắt chước người lớn làm một số công việc trong sinh hoạt; bốn tuổi rưỡi, trẻ có thể tham gia những công việc chung trong gia đình như quét nhà, lau bàn ghế.

– Lao động công ích: dọn dẹp đồ chơi, phòng học, sân trường; giúp cô chăm sóc các em nhỏ hơn.

– Làm đồ chơi…

Những hoạt động này thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ và có giá trị giáo dục cao.

Ở dạng hoạt động này, người chăm sóc trẻ cần lưu ý: Điều quan trọng không phải là làm cho hoạt động lao động của trẻ đạt kết quả cao, mà chủ yếu là để bé hiểu thế nào là lao động và giá trị của lao động.

Các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện trên được phân bổ linh hoạt và đa dạng vào trong chương trình học của Trường mầm non tư thực Họa Mi quận Tân Bình.

(Hình ảnh minh họa được sưu từ google.com)

Nguồn: meyeucon.org