Giải vở bài tập khoa học lớp 4 bài 9 năm 2024

Lời giải vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 9: Sự lan truyền âm thanh sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học lớp 4.

Giải VBT Khoa học lớp 4 Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Câu 1 trang 21 VBT Khoa học 4: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Vật phát ra âm thanh khi nào?

  1. Chỉ khi vật va chạm với vật khác.
  1. Khi vật bị uốn cong.
  1. Khi vật bị nén.
  1. Khi vật rung động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Khi vật rung động phát ra âm thanh.

Câu 2 trang 21 VBT Khoa học 4: Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ ... cho phù hợp.

Khi gảy đàn, dây đàn ………phát ra âm thanh. Nếu tì nhẹ ngón tay vào dây không cho dây rung nữa thì……………..cũng mất. Khi gảy mạnh dây đàn, dây đàn rung động…………………thì đàn phát ra âm thanh………….

Trả lời:

Khi gảy đàn, dây đàn rung động phát ra âm thanh. Nếu tì nhẹ ngón tay vào dây không cho dây rung nữa thì âm thanh cũng mất. Khi gảy mạnh dây đàn, dây đàn rung động mạnh hơn thì đàn phát ra âm thanh to hơn.

Câu 3 trang 21 VBT Khoa học 4: Viết Đ vào ô □ trước nhận xét đúng, viết S vào ô □ trước nhận xét sai về sự phát ra âm thanh.

  1. Chỉ có những vật mỏng khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật dày khi phát ra âm thanh không rung động.
  1. Nhờ có các dây thanh rung động nên khi ta nói âm thanh mới được phát ra.
  1. Trong loa đài, ti vi có sự rung động khi phát ra âm thanh.
  1. Khi điều chỉnh âm lượng để tiếng ti vi to lên thì màng loa rung động mạnh hơn.

Trả lời:

S

  1. Chỉ có những vật mỏng khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật dày khi phát ra âm thanh không rung động.

Đ

  1. Nhờ có các dây thanh rung động nên khi ta nói âm thanh mới được phát ra.

Đ

  1. Trong loa đài, ti vi có sự rung động khi phát ra âm thanh.

Đ

  1. Khi điều chỉnh âm lượng để tiếng ti vi to lên thì màng loa rung động mạnh hơn.

Câu 4 trang 21 VBT Khoa học 4: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Thả hòn đá nhỏ xuống suối. Sau đó, ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đá ở dưới suối. Hiện tượng này cho thấy âm thanh đã lan truyền qua

  1. chất lỏng.
  1. chất khí.
  1. chất rắn.
  1. chất lỏng và chất khí.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Chất lỏng và chất khí.

Câu 5 trang 22 VBT Khoa học 4: Trình bày cách làm thí nghiệm hoặc ví dụ thực tế để chứng minh âm thanh nghe được khi lan truyền ra xa nguồn âm sẽ nhỏ hơn.

Trả lời:

Khi đứng gần ti vi đang bật ta sẽ nghe thấy âm thanh to và rõ hơn còn khi di chuyển ra xa thì ta sẽ nghe được âm thanh nhỏ hơn và càng xa thì càng nhỏ rồi mất dần.

Câu 6 trang 22 VBT Khoa học 4: Nối mỗi hiện tượng ở cột A với cách giải thích ở cột B cho phù hợp.

A

B

1. Khi lặn dưới nước có thể nghe thấy tiếng gõ vào mạn thuyền.

  1. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ yếu đi.

2. Khi điều chỉnh giảm âm lượng của ti vi thì nghe thấy tiếng ti vi nhỏ đi.

  1. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn.

3. Ta nghe được tiếng thầy cô giáo giảng bài.

  1. Âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.

4. Bạn A gõ vào bức tường, bạn B áp tai vào tường nghe được tiếng gõ.

  1. Âm thanh có thể truyền qua chất khí.

5. Khi đứng càng xa trống, tiếng trống nghe được càng nhỏ.

  1. Nếu nguồn âm rung động yếu đi thì âm thanh phát ra sẽ nhỏ đi.

Trả lời:

1- c, 2- e, 3- d, 4- b, 5- a.

Câu 7 trang 22 VBT Khoa học 4: Viết Đ vào ô □ trước nhận xét đúng, viết S vào ô □ trước nhận xét sai về sự lan truyền âm thanh.

  1. Càng đứng xa nguồn âm thì âm thanh nghe được càng nhỏ.
  1. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn và chất khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.
  1. Âm thanh có thể truyền qua nước biển.
  1. Cá dưới ao, hồ có thể nghe được tiếng chân người bước trên bờ là do âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.

Trả lời:

Đ

  1. Càng đứng xa nguồn âm thì âm thanh nghe được càng nhỏ.

S

  1. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn và chất khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.

Đ

  1. Âm thanh có thể truyền qua nước biển.

Đ

  1. Cá dưới ao, hồ có thể nghe được tiếng chân người bước trên bờ là do âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.

Câu 8 trang 23 VBT Khoa học 4: Bạn A gõ tay vào mặt chiếc bàn đặt trong phòng rộng. Bạn B (bình thường về thính giác) cũng đứng ở trong phòng. Viết Đ vào ô □ trước nhận xét đúng, viết S vào ô □ trước nhận xét sai.

  1. Khi bạn B đứng trong phòng và nghe được tiếng gõ là do âm thanh đã lan truyền qua môi trường không khí tới tai bạn B.
  1. Nếu bạn A gõ tay quá nhẹ thì bạn B có thể không nghe thấy tiếng gõ.
  1. Bạn B càng đứng cách xa bạn A thì tiếng gõ nghe được càng to hơn.
  1. Nếu bạn B úp một tai vào mặt bàn còn tai kia bịt lại thì cũng nghe được tiếng gõ.

Trả lời:

Đ

  1. Khi bạn B đứng trong phòng và nghe được tiếng gõ là do âm thanh đã lan truyền qua môi trường không khí tới tai bạn B.

S

  1. Nếu bạn A gõ tay quá nhẹ thì bạn B có thể không nghe thấy tiếng gõ.

S

  1. Bạn B càng đứng cách xa bạn A thì tiếng gõ nghe được càng to hơn.

Đ

  1. Nếu bạn B úp một tai vào mặt bàn còn tai kia bịt lại thì cũng nghe được tiếng gõ.

Câu 9 trang 23 VBT Khoa học 4: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Trong trò chơi Điện thoại dây, hai chiếc “điện thoại” làm từ hai cái cốc giấy hoặc nhựa được nối với nhau bởi một sợi dây mảnh (ví dụ dây gai hoặc dây đồng,...) dài xuyên qua đáy của hai cốc và kéo căng. Khi chơi, một bạn nói vào miệng cốc của một chiếc “điện thoại”, bạn còn lại áp miệng cốc của chiếc “điện thoại” kia vào tai để nghe. Trong trò chơi này, âm thanh đã truyền qua những môi trường nào?