Thành tích tiêu biểu của anh hùng la văn cầu năm 2024

Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tên thật của ông là Sầm Phúc Hướng, người dân tộc Tày. Với lòng căm thù giặc, năm 16 tuổi, La Văn Cầu đã làm đơn xin đi bộ đội và được biên chế vào Đại đội 671 (Trung đoàn Cao – Bắc- Lạng), Đại đoàn 316 (Nay là Trung đoàn 174, Sư đoàn 316). Trong chiến tranh Đông Dương, từ năm 1948 đến năm 1952 ông đã tham gia chiến đấu trong nhiều trận đánh quan trọng. Trong đó, trận đánh Đông Khê (Cao Bằng) Chiến dịch Biên giới 1950, La Văn Cầu đã nhận nhiệm vụ mở hàng rào làm “đột phá khẩu” để đơn vị công đồn. Và ông đã để lại một phần xương máu của mình trong trận đánh này.

Thành tích tiêu biểu của anh hùng la văn cầu năm 2024

Anh hùng LLVTND La Văn Cầu.

Khoảng 6 giờ sáng ngày 16/9/1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12kg để phá hủy một lô cốt địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh nên đến đêm 16/9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Khoảng nửa đêm ngày 17/6, ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm. Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá bằng được lô cốt nhưng cánh tay phải của mình bị thương, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ người đồng đội Nông Văn Thêu (là tiểu đội trưởng) giúp mình chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ tên Lý Văn Mưu thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai. Trước sức tiến công quyết liệt của bộ đội ta, địch phải lui về khu nhà chỉ huy cố thủ, quân ta thọc sâu chiếm Sở chỉ huy, buộc số địch còn lại xin hàng. Trận đánh kết thúc, nhiều đồng đội nhường cáng cứu thương cho La Văn Cầu nhưng ông từ chối với lý do “mình vẫn còn đủ hai chân”. Sau đó ông băng rừng vượt núi về trạm xá. Cổ tay bị nhiễm trùng và hoại tử. Các bác sỹ phải cắt hết cả cánh tay mới cứu được mạng sống của ông. Với thành tích trong chiến đấu, ngày 19 tháng 5 năm 1952, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng LLVTND”. Cùng năm, ông được trao tặng danh hiệu “Anh hùng thi đua Ái quốc”. Ông được phong hàm Đại tá năm 1985 và trao tặng Huân chương Quân công Hạng Nhì, Hạng Ba và Huân chương kháng chiến Hạng Nhất. Dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng câu chuyện về người anh hùng La Văn Cầu đã in đậm trong tâm trí của biết bao thế hệ. VŨ HƯƠNG (st)

(VOV5) - Tấm gương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu vang bóng một thời đã đi vào sử sách.

Tấm gương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu vang bóng một thời đã đi vào sử sách. Dù đã bước sang tuổi 89 song người Anh hùng quân đội năm nào vẫn tâm niệm chừng nào trái tim còn đập, ông vẫn còn muốn được cống hiến cho Tổ quốc. Ông vừa được vinh danh là một trong 10 công dân Ưu tú Thủ đô năm 2019.

Thành tích tiêu biểu của anh hùng la văn cầu năm 2024
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu tại nhà riêng.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu (tên thật là Sầm Phúc Hướng) sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở tỉnh Cao Bằng. Ông là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Đại tá và được tặng Huân chương Quân công hạng nhì, hạng ba và Huân chương kháng chiến hạng Nhất.

17 tuổi, La Văn Cầu nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở Đại đội 671, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, và lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong trận đánh Đông Khê của chiến dịch biên giới Thu Đông năm 1950, dù bị đạn địch bắn nát một tay, La Văn Cầu dũng cảm nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay đó cho không vướng rồi nén đau tiếp tục chiến đấu.

Đại tá Lê Văn Cầu nhớ lại: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy chúng tôi đánh trận Đông Khê để mở màn cho chiến dịch Thu Đông năm 1950. Đông Khê là cứ điểm quan trọng nằm giữa hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Địch đóng ở đó rất đông quân, vũ khí nhiều. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên bộ đội trận này rất quan trọng đã đánh là phải thắng. Tôi làm tổ trưởng 1 tổ bộc phá, có 5 tổ bộc phá, mỗi tổ có 25 người. Nhiệm vụ chúng tôi là đánh lô cốt. Trận đánh lịch sử này vào sáng ngày 16 tháng 9 năm 1950.”

Tổng kết chiến dịch biên giới Thu Đông 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương chiến sĩ trẻ La Văn Cầu là một trong những “lá cờ đầu trong phong trào giết giặc lập công”. La Văn Cầu và một số chiến sĩ được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1952, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, La Văn Cầu vinh dự là một trong 7 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu đã trở thành huyền thoại bởi tinh thần dũng cảm trong chiến đấu. Chị Nguyễn Huệ Chi, một người dân Hà Nội, xúc động cảm phục: “Hồi nhỏ tôi đã được học trong sách giáo khoa thấy Anh hùng La Văn Cầu là chiến sĩ dũng cảm. Khi bị thương anh nhờ đồng đội chặt tay để đỡ vướng, tiếp tục chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trong 10 người là công dân Ưu tú Thủ đô năm 2019, trong lĩnh vực quân đội có mỗi Anh hùng La Văn Cầu. Anh hùng La Văn Cầu rất xứng đáng nhận danh hiệu Công dân Ưu tú Thủ đô Hà Nội. Anh hùng La Văn Cầu là một tấm gương sáng để những người trẻ như chúng tôi học tập, noi theo.”

Từ năm 1983, ông La Văn Cầu chuyển về Hà Nội công tác tại Tổng cục Chính trị, rồi chuyển về Bảo tàng Quân đội. Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến năm 1996, ông nghỉ hưu, cư trú và sinh hoạt tại khu dân cư số 7, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ở địa phương, ông luôn gương mẫu phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ. Ông La Văn Cầu kể: “Bây giờ tôi tham gia làm đẹp đường phố, góp phần làm cho Thủ đô xanh, sạch, đẹp. 5h sáng, tôi đã dạy quét dọn ngõ phố trong khi bà con hàng xóm chưa ngủ dậy. Tôi tự thấy mình là chiến sĩ môi trường. Hạnh phúc lớn lao nhất trong đời tôi là được làm người lính Cụ Hồ. Làm việc gì mà có lợi cho cộng đồng, tôi sẵn sàng làm và hàng ngày tôi vẫn làm như thế. ”

Dù vẫn còn sống nhưng tên tuổi của La Văn Cầu đã được dùng để đặt cho nhiều trường học ở một số, tỉnh thành phố trong cả nước. Một con đường ở Thủ đô Hà Nội, một con phố ở thành phố Vũng Tàu, một phố ở thành phố Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng đã mang tên ông.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng câu chuyện về Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ trẻ. Nghị lực kiên cường, tinh thần chiến đấu anh dũng của ông đại diện cho phẩm chất của biết bao thế hệ bộ đội Cụ Hồ.

La Văn Cầu có thành tích gì?

Tấm gương của Anh hùng La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua diệt giặc lập công trong toàn quân. Năm 1952, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I, ông vinh dự là một trong 7 chiến sĩ đầu tiên được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Anh hùng chiến dịch Đông Khê chặt tay là ai?

Trong Chiến dịch Biên giới, La Văn Cầu thuộc Trung đội 2, Đại đội 671, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174 của Đại đoàn 316. Theo lời kể của ông, vào khoảng 10 giờ đêm 17/9/1950, ông được Đại đội trưởng gọi đến giao nhiệm vụ ôm bộc phá đánh vào lô cốt của địch tại Cứ điểm Đông Khê.

Đại tá La Văn Cầu quê ở đâu?

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu sinh năm 1931, ở tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671 và lập được nhiều thành tích trong chiến đấu.

Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 anh La Văn Cầu được giao nhiệm vụ gì?

Đến năm 1950 mở màn cho chiến dịch biên giới, chúng ta đánh lần thứ 2 thì chúng tôi có kinh nghiệm rồi". Trong trận đánh đó, chiến sĩ La Văn Cầu cùng đồng đội nhận nhiệm vụ phá hàng rào và lô cốt, mở đường cho quân ta tiến lên tiêu diệt quân địch.