Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Đổng Trọng Thư, một nhà triết học duy tâm thời Tây Hán và đại diện tiêu biểu của Nho học, trên nền tảng tư tưởng "Thiên nhân hợp nhất" đã sáng tạo ra học thuyết "Thiên nhân cảm ứng".

Ông tin rằng, "Thiên hữu tứ thời, vương hữu tứ chính" nghĩa là thời tiết có bốn mùa, vua chúa có bốn chính sách trị nước. Do đó, các sự kiện lớn thời cổ đại như "khánh" (lễ hội), "thưởng" (khen thưởng), "phạt" (kết tội), "hình" (hành hình) trong triều đình phải tương ứng với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Nếu làm trái lại ý trời sẽ dẫn đến tai họa, chịu sự trừng phạt của trời cao và người cổ đại tin vào điều này. Do vậy, vấn đề "Thu hậu vấn trảm" (xử chém sau mùa thu) đã được đưa vào pháp chế.

Đối với người xưa, "Thu hậu vấn trảm" không chỉ thuận theo thiên thời mà còn là một con đường sống cho tử tù. Các tù nhân bị kết án tử nhiều vùng khác nhau ở Trung Quốc thường được quan lớn trong triều xem xét lại trước khi hành hình.

Nhưng vì việc di chuyển trong thời cổ đại lạc hậu, phải mất vài tháng để chuyển tin tức đến Kinh thành, nên trong quá trình này, người thân của tử tù vẫn còn cơ hội để tìm bằng chứng mới và lật ngược bản án. Chính vì thế, "Thu hậu vấn trảm" cũng ngăn chặn sự bất công ở một mức độ nhất định.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Ảnh minh họa.

Mặc dù luật pháp thời phong kiến rất hà khắc, nhưng các tử tù vẫn được cho ăn bữa thịnh soạn trước khi hành hình. Trong mắt người thời cổ đại, bất kể đã phạm tội thế nào, sau khi bị kết án tử thì kẻ đó xem như nhận hình phạt thích đáng, cuộc sống đã bị tước bỏ.

Đối với những người sắp chết thì tính toán với họ để làm gì chứ? Cho nên, việc cho những tử tù ấy một bữa ăn cuối cùng trước khi lên đường cũng là sự quan tâm nhân văn tương đối đơn giản trong thời cổ đại. Bữa ăn đấy thường được gọi là "bữa cơm đoạn đầu".

Trong nhiều sách sử ghi chép, "bữa ăn đoạn đầu" được Sở Trang Vương (là vị vua thứ 25 của nước Sở - chư hầu nhà Chu) đề xuất đầu tiên vào thời kỳ Xuân Thu. Lúc đấy, các nước đều diễn ra loạn lạc, bên chiến thắng sẽ diệt sạch phe bại trận, kết quả là rất nhiều binh lính phe địch bị giết.

Thân là một trong ngũ bá thời Xuân Thu, Sở Trang Vương khi nhìn thấy tình cảnh này đã đề xuất bữa ăn đầy đủ trước khi giết những người đó, không để họ trở thành con ma đói. Từ đấy, "bữa cơm đoạn đầu" được phổ biến hơn, trở thành tục lệ của các triều đại về sau.

"Bữa cơm đoạn đầu" là bữa ăn cuối cùng trong cuộc đời tử tù, chính vì thế nha dịch của quan phủ đều cố gắng chuẩn bị thịnh soạn nhất có thể. Điều kiện sống ngày xưa rất khó khăn, dân thường có thể không được ăn thịt trong nửa năm nhưng trong các "bữa cơm đoạn đầu", tử tù đều được ăn gà và thịt, đảm bảo được ăn uống no nê.

Tuy nhiên, dù được cung cấp một bữa ăn phong phú đến thế nhưng hầu hết các tử tù đều không thể nuốt trôi. Bởi vào thời điểm này họ rất lo lắng, cảm xúc không hề ổn định.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Ảnh minh họa.

Trong các đạo luật phong kiến cũng có nhiều quy định khác nhau về xử chém. Chẳng hạn như nhà Tống nổi tiếng đông dân lắm của, tiêu chuẩn của một "bữa cơm đoạn đầu" không dưới 5.000 văn tiền. Vào thời điểm đó, số tiền này là một khoản khổng lồ. Dù những quan chức ở các cấp đều biển thủ một ít nhưng số tiền còn lại cho "bữa cơm đoạn đầu" không hề ít.

Không chỉ vậy, trong "bữa cơm đoạn đầu", quan phủ sẽ đặt kèm một miếng thịt sống đã bốc mùi hôi. Tử tù chẳng những không nổi giận mà còn rất cảm kích khi thấy miếng thịt sống đấy.

Vào thời cổ đại, hầu hết người dân đều mê tín, họ tin vào thuyết luân hồi chuyển thế. Sau khi con người chết, họ phải bước qua cầu Nại Hà bắc qua Vong Xuyên và được xem như ranh giới cuối cùng của Địa ngục.

Bên cạnh cầu Nại Hà luôn có một con chó hung hãn. Khi những người tử tù đến đây thì phải "hối lộ" cho chúng thì mới bước qua bình an. Vì vậy, dù là miếng thịt sống bốc mùi hôi nhưng đó được xem là "ân huệ" của quan phủ khi cho tử tù chút hành trang đi đến cửu tuyền.

Đặt miếng thịt sống vào bát cơm của tử tù tưởng là hành động khinh người của người thời cổ đại nhưng nó có thể làm giảm bớt áp lực tâm lý cho kẻ sắp chết. Hơn nữa, đây cũng được xem như "lòng nhân đạo" của người xưa.

Con người thời cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, do đó các vị Hoàng đế khi cai trị đất nước cũng chú ý ít nhiều đến sự nhân đạo. Và "bữa cơm đoạn đầu" thời cổ đại chính là biểu hiện của tư tưởng đó.

Từ lâu, chủ đề xoay quanh bữa ăn cuối cùng vẫn luôn thu hút sự chú ý của đông đảo người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ - nơi nhân quyền được đánh giá là vô cùng quan trọng. Tuy hình thức xử tử đã bị bãi bỏ ở nhiều quốc gia, Mỹ vẫn giữ nguyên bản án này tại 31 bang trên cả nước. Và bữa ăn đặc biệt ấy, phục vụ theo yêu cầu của tử tù trước lúc thi hành án, được cho là hình thức nhân đạo cuối cùng dành cho người đứng trước ranh giới sự sống - cái chết.

Tuỳ theo từng tử tù, bữa ăn cuối cùng sẽ có sự điều chỉnh, biến hoá từ những phần ăn như 12 con tôm chiên, gà rán KFC, khoai tây chiên và dâu tây của tử tù John Wayne Gacy, một phần kem bạc hà và chocolate như của Timothy McVeigh, hay chỉ độc một... hạt đậu olive theo yêu cầu của kẻ bắt cóc và giết người Victor Feguer vào năm 1963.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

John Wayne Gacy tại bang Illinois, Mỹ bị tuyên án tử hình với tội danh hiếp và giết 33 người đàn ông. John bị tử hình bằng cách tiêm thuốc độc vào năm 1994. Bữa ăn cuối cùng của hắn là 12 con tôm chiên, một phần KFC, khoai tây chiên và dâu tây.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Timothy McVeigh, 33 tuổi tại Indiana, Mỹ. Với 168 tội danh giết người, hắn bị tiêm thuốc tử hình vào năm 2001. Bữa ăn cuối cùng của Timothy McVeigh là kem bạc hà và chocolate.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Victor Feguer, 28 tuổi, tại bang Iowa, Mỹ, phạm tội bắt cóc và giết người. Hắn được tiêm thuốc tử hình vào năm 1963. Bữa ăn cuối cùng của hắn chỉ có độc... một hạt đậu olive trên đĩa sứ.

Bang Texas, Mỹ, cũng là một nơi thực hiện đầy đủ thông lệ này trước khi xử tử tù nhân. Nhưng đến năm 2011, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi khi tử tù Lawrence Russell Brewer, phạm tội giết người vào năm 1998, đã yêu cầu bữa ăn cuối cùng theo cách vô cùng quá quắt, khiến các nhà hành luật phải dỡ bỏ hoàn toàn truyền thống này.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Bữa ăn cuối cùng của Lawrence Russell Brewer đã khiến bang Texas thay đổi bộ luật vĩnh viễn.

Cụ thể, Lawrence đã yêu cầu: 2 miếng bít-tết gà nướng cùng sốt và hành; 1 burger phô mai thịt xông khói với 3 lớp thịt; 1 đĩa trứng tráng với phô mai, thịt bò, hành, cà chua, ớt chuông, ớt jalapeños; 1 bát đậu bắp chiên với sốt cà chua; nửa cân thịt nướng cùng bánh mỳ trắng, 3 đĩa Fajita; 1 bánh pizza meat-lover's; 1 hũ kem Blue Bell; 1 thanh phô mai đậu phộng nghiền; và cuối cùng là 3 chai bia để nuốt trôi hết đống đồ trên.

Điều đáng nói không chỉ nằm ở thực đơn siêu lớn, siêu cầu kỳ và tốn kém của Lawrence, mà còn ở việc hắn ta quyết lợi dụng bữa ăn này để "chơi xấu chính quyền" lần cuối.

Khi đồ ăn được dọn ra đầy đủ trước mặt Lawrence Russell Brewer, đúng như yêu cầu của gã, tên này bèn quay sang các nhân viên trong nhà tù, mỉm cười rồi nói: "Tôi không đói!"

Thật vậy, hắn ta không động vào thứ gì trong cả phần ăn đủ nuôi sống một gia đình mà mình đã gọi.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Lawrence không ăn gì trong cả phần ăn khổng lồ mình đã gọi.

Hành động này đã làm chính quyền bang Texas vô cùng tức giận, đặc biệt là Thượng Nghị sĩ John Whitmire. Ông ngay lập tức yêu cầu dỡ bỏ luật này vĩnh viễn, thay vào đó, bữa ăn cuối cùng của tử tù sẽ là bất cứ thứ gì các tù nhân khác đang ăn trong cùng ngày hôm đó.

"Tại sao chúng ta phải đối đãi những kẻ giết người này như ngôi sao nhạc rock trước ngày tử hình vậy?" - ông John Whitmire nói. "Cách làm này quả là sai lầm. Hãy để họ ăn bữa ăn bình thường như bao tù nhân khác."

Bữa ăn cuối cùng của tử tù gọi là gì

Sau trường hợp của tên tử tù "thích trêu ngươi" Lawrence Russell Brewer, giờ đây các tử tù tại Texas sẽ chỉ được phục vụ đồ ăn giống với những gì các tù nhân khác được ăn trong ngày hôm đó.

Ăn đậu Nam gọi là gì?

Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Các bữa ăn chính trong ngày là gì?

Thông thường, hầu hết chúng ta hiểu 3 bữa ăn trong ngày như sau: Bữa ăn sáng là bữa ăn phụ. Còn các bữa ăn trưa và tối là các bữa ăn chính.

Bữa ăn ăn Huế là gì?

Bữa ăn cuối cùng của tử tù được bắt nguồn từ thời cổ đại và được duy trì như một thông lệ cho đến ngày nay. Đây được coi như một ân huệ cuối cùng dành cho những người đã gây tội ác và chuẩn bị phải đối mặt với hình phạt cao nhất là bị tước đi sinh mạng của mình.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù có gì?

Hắn từ chối bữa ăn đặc biệt, vì thế vẫn ăn bữa ăn cuối cùng truyền thống gồm: bò bít tết, trứng, bánh mì nướng với bơ cùng với mứt, sữa, nước hoa quả.