Nghỉ không hưởng lương là gì

Nghỉ việc không hưởng lương là gì?

Nghỉ việc không hưởng lương là quyền lợi của người lao động. Được đặt ra nhằm mục đích trong trường hợp cần thiết. Người lao động có thể xin nghỉ thời gian dài nhưng mà không bị sa thải. Văn bản nghỉ không hưởng lương thuộc diện văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Việc nghỉ phép không hưởng lương là quyền để bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, khi nghỉ phép vẫn phải đảm bảo có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nghỉ việc không hưởng lương là hình thức nghỉ việc của người lao động có thỏa thuận.

Thời gian nghỉ không hưởng lương vẫn được tính trong thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp này khác với tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Hình thức này không cho phép doanh nghiệp tự đơn phương thực hiện. Mà phải cần có sự đồng ý của người lao động.

2. Mẫu đơn xin nghỉ việc không hưởng lương

Nghỉ không hưởng lương là gì
Mẫu đơn xin nghỉ việc không hưởng lương

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương là mẫu văn bản do người lao động soạn thảo. Được viết nhằm mục đích xin nghỉ việc và không hưởng lương. Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động 45/2019/QH14 có quy định nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương gồm:

  • Kết hôn: nghỉ 3 ngày.
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày. Đồng thời phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội,bà nội, ông ngoại,anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Mức hưởng ngày nghỉ không hưởng lương đối với người lao động

Nghỉ không hưởng lương là gì
Mức hưởng ngày nghỉ phép không lương

Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hạn tối đa xin nghỉ không hưởng lương. Như vậy, để nghỉ không lương người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Thời gian nghỉ không hưởng lương hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Pháp luật luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Người lao động nên có thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ không hưởng lương.

Người lao động nghỉ không hưởng lương có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định về đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể pháp luật quy định như sau:

Điều 42. Quản lý đối tượng

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng tiền BHXH cho đến khi báo giảm thành công cho người lao động nghỉ không lương. Theo đó, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.

Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019) quy định: "Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động".

Chế độ nghỉ không lương với người lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019: "người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".

Đồng thời tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định: "Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản".

Như vậy, công chức làm việc tại các cơ quan đảng, chính quyền có thể nghỉ việc không hưởng lương nếu được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức theo quy định pháp luật; trường hợp cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho phép nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó cán bộ, công chức không đóng BHXH tháng đó.

Bà Nguyễn Như (TP. Hà Nội) là viên chức tại 1 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Vì lý do cá nhân, bà Như muốn được nghỉ việc không hưởng lương 4 năm. Bà Như hỏi, nếu Giám đốc Bệnh viện đồng ý thì bà có được nghỉ việc không hưởng lương không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức: Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, việc nghỉ không hưởng lương của viên chức hiện nay chưa có quy định về thời gian tối đa, tuy nhiên trong trường hợp này phải đủ các điều kiện là: Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu bệnh viện.

Nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày thì không đóng BHXH?

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau: - Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Nghỉ không lương trừ bao nhiêu tiền?

Như vậy, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp vi phạm quy định về nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng (do mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).

Nghỉ không lương có ảnh hưởng gì không?

Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Đơn xin nghỉ không lương là gì?

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương là mẫu văn bản do người lao động soạn thảo. Được viết nhằm mục đích xin nghỉ việc và không hưởng lương. Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động 45/2019/QH14 có quy định nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương gồm: Kết hôn: nghỉ 3 ngày.