Ba mũi giáp công ở đây là gì

Dân vận và Binh - Địch vận là hoạt động chiến tranh tâm lý của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt thời kỳ chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và chiến tranh Việt Nam. Trong đó Binh-Địch vận được Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận là "một trong 3 mũi giáp công" (chính trị, quân sự, binh-địch vận), là bộ phận của đường lối chính trị, đường lối chiến tranh nhân dân.

Nền tảng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 47/SL về tổ chức Bộ Quốc phòng. Theo đó, nhiều cơ quan của Bộ Quốc phòng được thành lập, trong đó có Phòng Địch vận và Bộ phận Dân vận thuộc Phòng Tuyên truyền (thuộc Chính trị Cục) - những cơ quan tiền thân của Cục Dân vận ngày nay.

Tầm quan trọng và mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Đường lối chiến tranh chủ đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chiến tranh nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm, gốc rễ sức mạnh của cách mạng. Trong tình hình chiến tranh với Pháp, sau đó là Mỹ, luôn tồn tại chính phủ và lực lượng quân đội người Việt thân với họ, cuộc chiến không chỉ trên phương diện quân sự mà phải trên cả phương diện tâm lý. Trong các vùng tạm chiếm của Pháp-Quốc gia Việt Nam (1946-1954), sau đó là Mỹ-Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) các hoạt động tuyên truyền chống cộng diễn ra rất mạnh, hàng chục vạn thanh niên bị gọi nhập ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác Dân vận và Binh-địch vận vào vị trí vô cùng quan trọng trong việc tranh thủ nhân tâm của đông đảo quần chúng và cuộc kháng chiến còn có thể tiếp tục đến thắng lợi hay không phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ.

"Có thể ví công tác Binh-Địch vận làm mục ruỗng một thực thể từ bên trong, góp phần tạo điều kiện cho ngoại lực đạp vỡ thực thể đó một cách nhanh chóng. Đó là một mặt trận có tiếng súng và không tiếng súng, được tiến hành trong lòng địch, đầy hy sinh gian khổ của toàn quân, toàn dân".

Phương pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Các phương pháp cơ bản:

  • Cài cắm người vào hàng ngũ của đối phương, thực hiện phân hóa hàng ngũ và khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương.
  • Thực hiện nắm bắt thông tin, kịp thời cung cấp thông tin có lợi cho phe cách mạng.
  • Bám sát quần chúng, đưa người vào trong quần chúng, kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm của họ để kịp thời tranh thủ sự ủng hộ.
  • Dùng nội tuyến giết các đối tượng lãnh đạo chính trị-quân sự mục tiêu, nghi binh hù dọa quân đối phương.
  • Dùng lực lượng gia đình quân đối phương kêu gọi binh lính họ đầu hàng. Đặc biệt là dùng những người mẹ, người vợ hay người yêu của binh lính đối phương để kêu gọi họ trở về.
  • Tại các đồn bót đối phương đều có bố trí tổ vị trí, tổ binh vận vũ trang, lực lượng binh vận thường trực, bao vây tuyên truyền phát động gia đình binh sĩ và từng binh sĩ.
  • Trên cơ sở có phong trào quần chúng vận động binh sĩ tốt tạo điều kiện bắt mối quan hệ xây dựng nhiều cơ sở trong lòng quân đối phương.
  • Cán bộ binh vận khéo léo dùng tình cảm đánh trúng vào tâm tư nguyện vọng của binh lính đối phương, vận động họ đi theo Đảng, bỏ súng quy hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quân cách mạng đánh lấy đồn đối phương.

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Đông Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, có khoảng 1.300 lính lê dương đào ngũ chạy sang hàng ngũ Việt Minh và tình nguyện tham gia cuộc chiến chống Pháp. Nhiều người này sau đó trở thành cán bộ của Việt Minh. Hồ Chí Minh gọi họ là "những người Việt Nam mới". Họ thay các cán bộ Việt Minh trực tiếp kêu gọi binh sĩ lê dương trong quân đội Pháp (gồm chủ yếu là lính đánh thuê, lính thuộc địa các nơi khác của Đế quốc thuộc địa của Pháp) bỏ ngũ và chạy sang phía Việt Minh. Hoạt động kêu gọi của họ chủ yếu bằng các loa phát thanh.

Chiến tranh Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Việt Nam không chỉ là cuộc chiến trên khía cạnh quân sự, đó là cuộc chiến tranh tâm lý của cả hai phe. Các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công vượt ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. Một phong trào phản chiến lan rộng tại Mỹ, góp phần trong việc tác động đến chính sách của chính phủ Mỹ và dẫn đến chấm dứt chiến tranh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Cục Địch vận (nay là Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị) vừa là cơ quan chức năng của Tổng cục Chính trị (TCCT), đồng thời đảm nhận chức năng của Vụ Binh vận, thuộc Ban Thống nhất Trung ương, giúp Trung ương và TCCT chỉ đạo, tiến hành công tác binh vận trong phạm vi toàn quốc và LLVT đạt nhiều kết quả và thắng lợi to lớn. Thời kỳ này, công tác binh-địch vận thực sự trở thành một trong 3 mũi giáp công hiệu quả (chính trị; quân sự; binh - địch vận); với những cách làm rất sáng tạo, độc đáo, hiệu quả.

Tổ chức binh biến, phản chiến và dùng “đạn truyền đơn”

Cục Địch vận đã chủ động làm tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu giúp Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, TCCT đề ra các chủ trương, phương hướng, sách lược, biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn LLVT và các địa phương đẩy mạnh công tác binh - địch vận cả trong và ngoài quân đội, khoét sâu mâu thuẫn của đối phương, tranh thủ lôi kéo, phân hóa hàng ngũ địch như: “Chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng đối với sĩ quan và binh lính quân đội miền Nam”; chính sách đối với binh sĩ người nước ngoài; chủ trương ngừng bắn dịp Tết Nguyên đán với hàng loạt các chiến dịch “Tiến công bằng chính sách”. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975, Cục đã tham mưu và trực tiếp soạn thảo “Chính sách 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nêu cao chính sách hòa hợp dân tộc, góp phần làm tan rã các tổ chức ngụy quân, ngụy quyền trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.

Đại diện các thế hệ cán bộ Cục Địch vận- Cục Dân vận gặp mặt nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Cục Dân vận. Ảnh PHƯƠNG LÝ.

Bám sát sự chỉ đạo của trên, Cục Địch vận đã trực tiếp tiến hành các hoạt động binh- địch vận, lập nhiều thành tích trên các mặt công tác; trực tiếp tổ chức và tiến hành nhiều hoạt động binh-địch vận; chủ động đề xuất và tổ chức đưa hàng trăm cán bộ binh địch vận ưu tú “tập kết ngược” chi viện cho chiến trường miền Nam, làm lực lượng nòng cốt cho phong trào binh-địch vận; phối hợp và trực tiếp tổ chức công tác tuyên truyền, vận động, giác ngộ binh sĩ địch….

Anh hùng, liệt sĩ Trần Bá (truy tặng năm 1978) thuộc Cục Địch vận (nay là Cục Dân vận). Ảnh tư liệu.

Trong đợt đi B đầu tiên (1954-1955), trong số 52 đồng chí cán bộ của Cục có 36 đồng chí được Trung ương giới thiệu cho Đảng bộ miền Nam, 16 đồng chí còn lại hoạt động đơn tuyến “chui sâu leo cao” vào trong hàng ngũ địch để tiến hành công tác binh vận, trong đó 34 đồng chí bị địch bắt tra tấn tù đầy tại các nhà tù của Mỹ, Ngụy nhưng vẫn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; 28 đồng chí đã anh dũng hy sinh và được công nhận là liệt sĩ. Nhiều cán bộ của Cục đã có mặt trên các chiến dịch, trong các trận chiến đấu, sát cánh cùng bộ đội diệt giặc lập công, đồng thời từ thực tiễn chiến đấu, công tác của bộ đội đã đúc rút nhiều kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn to lớn về công tác binh- địch vận của quân đội.

Các cán bộ Cục Địch vận đã cùng Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam và cơ quan binh vận các cấp tổ chức được hàng vạn vụ binh biến, nội ứng, phản chiến (bức hàng Chiến đoàn 9 ngụy ở Bình Long, một bộ phận Sư đoàn 22 ngụy ở Đắc Tô-Tân Cảnh; Trung đoàn 56, Sư đoàn 3 ở Tân Lâm, Quảng Trị...); đẩy mạnh công tác địch vận trong chiến đấu; đưa công tác binh-địch vận trở thành một trong ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh-địch vận).

Công tác tuyên truyền thông qua tài liệu, truyền đơn và các ấn phẩm, phương tiện tuyên truyền được Cục Địch vận chú trọng chỉ đạo và tổ chức triển khai với nhiều biện pháp phong phú. Cục thường xuyên tổ chức phát động sáng tác truyền đơn, tranh ảnh, áp phích, lịch binh địch vận và hàng chục tác phẩm, phục vụ công tác tuyên truyền binh- địch vận. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1968, Cục đã in ấn 10 loại truyền đơn và lịch năm với số lượng gần 3 triệu bản; phối hợp nghiên cứu sản xuất 10 nghìn viên đạn truyền đơn, mỗi viên chứa khoảng 500 đến 600 truyền đơn cỡ nhỏ, chủ yếu dùng cho binh sĩ Mỹ và một ít cho quân ngụy Lào.

Trong các chiến dịch hiệp đồng binh chủng lớn, việc trang bị và cung cấp vật tư phương tiện công tác binh địch vận cho các đơn vị tham gia chiến dịch được chú trọng. Trong chiến dịch Đường 9 - Trị - Thiên, trước khi vào chiến dịch, Cục Địch vận phối hợp với Mặt trận in ấn 3 loại truyền đơn cho từng tình huống (tấn công, đánh co cụm, đánh phản kích); khi vào chiến dịch, in thêm 3 loại với 10 vạn tờ, giữa chiến dịch in 2 loại với 10 vạn tờ. Cục tham mưu cho Tổng cục Chính trị chi viện 16 loại truyền đơn vận động quân ngụy, 4 loại vận động quân Mỹ, với tổng cộng hàng trăm nghìn tờ; cấp phát 560 hoả tiễn, 7.200 đạn cối truyền đơn, 238 loa mê-ga-phôn, 19 bộ loa tăng âm...Cùng với chuẩn bị, trang bị, nghiên cứu gắn loa binh địch vận trên xe, cán bộ Cục Địch vận còn huấn luyện cách bắn hoả tiễn và đạn cối truyền đơn cho các đơn vị bộ binh, bộ đội đặc công, pháo binh, thiết giáp...

“Ngụy vận, Mỹ vận , Triều vận”… trên sóng phát thanh

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một trong những chiến công nổi bật là Cục Địch vận đã trực tiếp biên tập và phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Giải phóng…, tiến hành các buổi phát thanh Ngụy vận, Mỹ vận (tiếng Anh) và Triều vận (tiếng Triều Tiên); trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của Đài Giải phóng A; tổ chức xây dựng Đài phát thanh T14 phát sóng các chương trình binh- địch vận và tiếp âm; nghiên cứu, sản xuất các trang bị, phương tiện như loa công suất lớn, loa tay...; biên tập nội dung tuyên truyền và chỉ đạo các đơn vị tiến hành công tác binh địch vận qua các hình thức tán phát truyền đơn, thư từ, bưu thiếp, sách báo, khẩu hiệu, pa-nô, phim ảnh, đạn pháo, tên lửa mang truyền đơn...

Anh hùng Nguyễn Trọng Tâm (phong tặng năm 1995) thuộc Cục Địch vận (nay là Cục Dân vận). Ảnh tư liệu.

Qua các buổi phát thanh Ngụy vận, Mỹ vận, Triều vận, đã đề cao chính nghĩa cuộc đấu tranh của nhân dân ta, sự thất bại không thể tránh khỏi của bọn xâm lược và tay sai; cùng với các hoạt động tuyên truyền đối ngoại, tạo nên phong trào rộng lớn ủng hộ Việt Nam, phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ trên khắp thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ.

Suốt một thời gian dài, Cục Địch vận đảm nhiệm việc biên tập và tổ chức công tác tuyên truyền binh địch vận trên các đài phát thanh; chất lượng, hiệu quả được nâng cao trên cả ba đài phát thanh, có sự chuyển hướng tốt về nội dung và hình thức thể hiện. Nội dung chính trị tập trung vào đả phá, chống phá "bình định" của địch, giành dân và giữ dân, phân hoá và tranh thủ binh sĩ địch, phù hợp với các đối tượng, bám sát sự chuyển biến của tình hình, các đợt hoạt động quân sự, chính trị. Chú trọng kết hợp chặt chẽ tính chất thời sự, đi sâu phân tích thắng lợi to lớn của cách mạng và thất bại thảm hại của địch, những hành động yêu nước của binh sĩ địch; giải thích rõ "Chính sách 12 điểm" của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và "Chính sách 10 điểm" của Chính phủ Cách mạng lâm thời; đồng thời hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm cho các chiến trường.

Anh hùng Hoàng Thị Nghị (phong tặng năm 1978) thuộc Cục Địch vận (nay là Cục Dân vận). Ảnh tư liệu.

Ngoài việc đưa tin tức thời sự, các bài bình luận, câu chuyện, ca nhạc...; các tuyên bố của các tổ chức binh sĩ ngụy ly khai, phản chiến, ra hàng, bị bắt làm tù binh được đưa đậm nét trên làn sóng phát thanh như: Tuyên bố của sĩ quan binh lính Trung đoàn 56 ngụy phản chiến, phát biểu của Đại tá ngụy Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù số 3 và các sĩ quan ngụy bị bắt ở chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; phát biểu của các sĩ quan và các chính khách lưu vong ở nước ngoài...

Từ năm 1968, số lượng và chất lượng các buổi phát thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Giải phóng được tăng cường với tất cả các đối tượng. Chương trình phát thanh ngụy vận trên Đài Tiếng nói Việt Nam tăng từ 1 lên 2 rồi 3 chương trình khác nhau; Đài Giải phóng có lúc cũng tăng lên 2, rồi 3 chương trình. Buổi Mỹ vận tăng từ 1 lên rồi 2 chương trình, từ phát 2 buổi tăng lên phát 4 buổi hằng ngày. Buổi Triều vận từ 1 chương trình phát một lần lên phát 2 lần hằng ngày. Số lượng buổi phát thanh binh địch vận trong ngày cũng được tăng lên nhiều: Đài Tiếng nói Việt Nam từ 5 buổi/ngày (tháng 1-1968) tăng lên 14 buổi (cả đài T14) vào cuối năm cho cả ba đối tượng.

Cục phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam mở các buổi phát thanh binh địch vận đọc chậm bằng tiếng Việt và tiếng Anh hằng ngày, mỗi buổi 1 giờ, có tác dụng thiết thực hỗ trợ cho chiến trường về tư liệu, bài vở, nội dung truyền đơn, gọi loa kêu gọi binh sĩ địch. Cục còn tranh thủ đưa được các nội dung binh địch vận vào các buổi phát thanh khác; phối hợp cung cấp tin tức binh vận, tư liệu tuyên truyền, nội dung truyền đơn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh cho chiến trường qua các buổi phát thanh đọc chậm.

Từ năm 1969 và các năm tiếp theo, các chương trình phát thanh đã nhanh chóng chuyển hướng nội dung, bài viết, khẩu hiệu cho thật phù hợp với phương hướng vận động mới và theo kịp chuyển biến của tình hình; nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục và tính hấp dẫn; với nhiều hình thức và thể loại sinh động. Điểm mới trong các buổi ngụy vận là chú trọng đến đối tượng bảo an dân vệ, phòng vệ dân sự như đối với quân chủ lực.

Cục Địch vận phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Ban Tuyên huấn, Ban Thống nhất Trung ương, các cơ quan thông tấn báo chí... để thống nhất phương hướng, nội dung, chủ đề tuyên truyền binh- địch vận thường xuyên cũng như trong từng thời gian, bảo đảm kết hợp tốt giữa tuyên truyền binh địch vận thường xuyên với tuyên truyền tập trung theo từng đợt. Tích cực phối hợp với các cơ quan ngoại giao, mở rộng tuyên truyền binh- địch vận ra đường nước ngoài. Được Đảng, Chính phủ và nhân dân Cu Ba giúp đỡ, cán bộ Cục Địch vận đã viết bài, biên tập nhiều chương trình Mỹ vận, đồng thời tranh thủ sự cộng tác của các bạn Cu Ba và sự giúp đỡ của Đài Phát thanh La Ha-ba-na phát sóng thẳng vào nước Mỹ.

Ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì?

Ba mũi giáp công quân sự, chính trị và binh vận. Ba vùng chiến lược nông thôn, rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị.

Ba vùng chiến thuật là gì?

Ba mũi giáp công” là một khái niệm trong chiến lược và chiến thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do chống lại các thế lực thực dân cấu thành bằng ba yếu tố quan trọng: quân sự, chính trị và dân vận.