Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là gì năm 2024

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (hay chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp) là vấn đề đang được đông đảo giáo viên quan tâm những ngày gần đây. Vậy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.

Theo đó, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho chức danh nghề nghiệp của viên chức (khoản 3 Điều 3 Quyết định 273/QĐ-BTP).

Qua đây, có thể hiểu, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là chứng chỉ được cấp cho viên chức tham gia khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-BNV như sau:

– Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng;

– Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10);

– Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Chứng chỉ chức danh nghiệp để làm gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có giá trị thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức cùng hạng ở các chuyên ngành khác nhau có giá trị thay thế cho nhau.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

Xin thông tin thêm, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, gồm:

Bồi dưỡng chức danh nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tuyển dụng công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực làm việc tại đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Trong trường hợp viên chức khi tham gia tuyển dụng tại cơ quan, tổ chức nhưng chưa qua lớp đào tạo bồi dưỡng chức danh nghề sẽ phải thực hiện lại việc bồi dưỡng chức danh nghề.

Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là gì năm 2024

1. Viên chức là ai?

Viên chức tại Việt Nam là một thành phần lao động tri thức có số lượng lớn và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ, tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 giải thích viên chức như sau:

Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức bồi dưỡng

(1) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

(2) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

(3) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

(4) Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Theo đó, tùy thuộc vào từng từng loại chức vụ, chức danh hay vị trí việc làm thì viên chức đó phải thực hiện bồi dưỡng theo đúng quy định yêu cầu mới có thể đủ năng lực làm việc.

3. Nội dung bồi dưỡng

- Lý luận chính trị: Đây là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn chính trị trải qua nhiều thời kỳ mà mỗi cán bộ, công chức, viên chức đều phải được bồi dưỡng để làm việc trong lĩnh vực chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh: Kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước: Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước vừa phải có kiến thức lẫn kỹ năng về chuyên môn lĩnh vực có liên quan về chuyên ngành lẫn các hoạt động thuộc trách nhiệm khác.

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm: Đây là nội dung đào tạo bồi dưỡng chính, vì không có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành thì chắc chắn viên chức ứng tuyển sẽ không thể làm việc được. Người được nhận phải kiến thức, kỹ năng và am hiểu về ngành nghề mình đang đảm nhận.

4. Chứng chỉ bồi dưỡng

Sau khi hoàn thành nội dung và đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng ngành nghề, viên chức sẽ được cấp Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 89/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng bao gồm các tổ chức:

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Học viện Hành chính Quốc gia.

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.

Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.

Theo đó, khi viên chức được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng thì sẽ có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

Đặc biệt, viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.

5. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, của cán bộ, công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, UBND cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Nghị định này do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

6. Quyền lợi của viên chức khi được bồi dưỡng

Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại Điều 37 Nghị định 101/2017/NĐ-CP bao gồm:

(1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:

- Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định.

- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục.

- Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

- Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.

(2) Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.

(3) Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại mục (1), (2), được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

Như vậy, khi tuyển dụng viên chức trên phạm vi toàn quốc thì người ứng tuyển sẽ phải được bồi dưỡng chức danh nghề theo đúng vị trí, chuyên ngành, cấp bậc chức vụ, chức danh thì mới đủ năng lực lãnh đạo. Trừ trường hợp người ứng tuyển đã có chứng chỉ hành nghề thì không cần phải học lớp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng.

Các chức danh nghề nghiệp là gì?

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Chức danh nghề nghiệp học bao lâu?

Thời gian học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp do Bộ quy định. Thông thường sẽ dao động từ 1.5 – 3 tháng. Lịch học do các đơn vị đào tạo quy định. Do thời gian học kéo dài trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào từng trường và khả năng của từng đối tượng.

Học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy ở đâu?.

Quyết định chức danh nghề nghiệp là gì?

Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức. Việc bổ nhiệm có thể là bổ nhiệm sang tên ngạch/chức danh nghề nghiệp tương ứng hoặc thăng hạng lên ngạch chức danh nghề nghiệp cao hơn.