Hoạt động xã hội khác là hoạt động gì năm 2024

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chia sẻ các hoạt động xã hội mà em biết hoặc tham gia.

Hoạt động xã hội khác là hoạt động gì năm 2024

Gợi ý: + Tên hình thức hoạt động:

  • Lao động công ích.
  • Truyền thông, vận động.

+ Đối tượng hướng tới:

  • Người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Không gian công cộng cần bảo vệ, giữ gìn.

+ Người thực hiện hoạt động:

  • Tổ chức, đoàn thể.
  • Cá nhân/ nhóm.

Phương pháp giải:

+ Tên , hình thức hoạt động xã hội là gì ?

+ Đối tượng hướng tới là ai ?

+ Người thực hiện hoạt động bao gồm những ai ?

Lời giải chi tiết:

+ Tên hoạt động:

  • Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung
  • Hiến máu tình nguyện
  • Trồng cây gây rừng

+ Đối tượng hướng tới:

  • Những người bị mất nhà cửa, tài sản, người thân, rơi vào hoàn cảnh khó khăn do lũ lụt gây ra
  • Những bệnh nhân cần máu

+ Người thực hiện hoạt động:

  • Tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân
  • Đoàn thể trường, lớp…

Quảng cáo

Hoạt động xã hội khác là hoạt động gì năm 2024

Câu 2

Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng.

Gợi ý:

Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân:

- Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc tự chủ.

- Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc nhóm.

- Nâng cao giá trị của bản thân.

Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cộng đồng:

- Đem lại lợi ích cho mọi nhà, mọi người.

- Phát huy sức mạnh của các cá nhân và tổ chức xã hội trong cộng đồng.

- Tạo cơ hội bình đẳng trong xã hội.

-...

Phương pháp giải:

Nêu lên những ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng:

+ Đối với cá nhân:

  • Em học được kinh nghiệm, bài học gì từ hoạt động đó ?
  • Sau khi tham gia hoạt động cộng đồng em có cảm xúc, suy nghĩ gì ?

+ Đối với cộng đồng:

  • Hoạt động mang đến cho cộng đồng những lợi ích gì ?
  • Giúp cho cư dân trong cộng đồng có cuộc sống thế nào ?

Lời giải chi tiết:

+ Đối với cá nhân:

  • Trân trọng, biết ơn với những gì mình đang có
  • Hình thành tình yêu thương, sự quan tâm của mình với mọi người xung quanh
  • Được hòa nhập với tập thể, cộng đồng.

+ Đối với cộng đồng:

  • Giúp cho đời sống trong cộng đồng trở nên tốt đẹp, bình đẳng hơn;
  • Thể hiện sự đoàn kết, tình yêu thương giữa con người với con người;
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người trong việc xây dựng cộng đồng văn minh – phát triển.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoạt động xã hội khác là hoạt động gì năm 2024
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hoạt động xã hội.

Bài viết chính của thể loại này là Hoạt động xã hội.

Thể loại con

Thể loại này có 12 thể loại con sau, trên tổng số 12 thể loại con.

Trang trong thể loại “Hoạt động xã hội”

Thể loại này chứa 15 trang sau, trên tổng số 15 trang.

Hoạt động xã hội là gì? Yêu cầu thực hiện kế toán với tổ chức có các hoạt động xã hội có tổ chức kế toán riêng đối với hoạt động vận động thế nào?

Hoạt động xã hội là những hoạt động của các tổ chức, cá nhân được thực hiện nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.

Tổ chức có các hoạt động xã hội có tổ chức kế toán riêng đối với hoạt động vận động phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2022/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện
1. Nguyên tắc
Tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện đều phải mở sổ để ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Yêu cầu
a) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có các hoạt động xã hội, từ thiện có tổ chức kế toán riêng đối với các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định của Thông tư này.
b) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện kiêm nhiệm, không tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng. Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi riêng cho các hoạt động này, đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích. Hàng năm hoặc định kỳ phải lập báo cáo thu, chi đối với hoạt động xã hội, từ thiện của đơn vị theo quy định tại Thông tư này; thực hiện công khai số liệu theo quy định của pháp luật, đồng thời phải thuyết minh riêng số liệu các hoạt động xã hội, từ thiện trên báo cáo tài chính chung của đơn vị rõ ràng và minh bạch.
c) Các cá nhân có các hoạt động xã hội, từ thiện có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định của Thông tư này; đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận và phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên thì tổ chức có các hoạt động xã hội có tổ chức kế toán riêng đối với các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định của Thông tư này.

Hoạt động xã hội khác là hoạt động gì năm 2024

Hoạt động xã hội là gì? Tổ chức có các hoạt động xã hội có tổ chức kế toán riêng đối với hoạt động vận động phải đáp ứng yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Việc báo cáo tài chính của tổ chức có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội nhằm mục đích gì?

Việc báo cáo tài chính của tổ chức có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội nhằm mục đích được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 41/2022/TT-BTC như sau:

Báo cáo tài chính
1. Đối tượng lập báo cáo tài chính
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, đảm bảo có thể so sánh với báo cáo tài chính của các kỳ trước và của các đơn vị khác. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch thông tin của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ, đóng góp và nguồn lực khác do đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Kỳ lập báo cáo
Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
4. Trường hợp đơn vị có các đơn vị trực thuộc thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộ thông tin tài chính của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Như vậy, theo quy định trên thì việc báo cáo tài chính của tổ chức có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội nhằm mục đích là để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, đảm bảo có thể so sánh với báo cáo tài chính của các kỳ trước và của các đơn vị khác.

Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch thông tin của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ, đóng góp và nguồn lực khác do đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của tổ chức có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội là khi nào?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của tổ chức có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội được quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 41/2022/TT-BTC như sau:

Báo cáo tài chính
5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính năm của đơn vị phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
6. Công khai báo cáo tài chính
a) Báo cáo tài chính của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện phải được công khai theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; đối với báo cáo tài chính của tổ chức đơn vị khác thực hiện công khai theo quy định pháp luật.
Ngoài ra các tổ chức, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn phải thực hiện công khai các thông tin theo quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
b) Thời hạn công khai: Đơn vị phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính theo quy định của Luật Kế toán.
7. Danh mục báo cáo, mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

Như vậy, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của tổ chức có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Hoạt động xã hội gồm những hoạt động gì?

Hoạt Động Xã Hội.

Hoạt Động Văn Hoá.

Hoạt Động Chính Trị.

Hoạt Động Kinh Tế.

Hoạt Động Môi Trường..

Hoạt Động Giáo Dục..

Hoạt Động Thể Thao..

Theo em hoạt động xã hội là gì?

Hoạt động xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.

Hoạt động xã hội của sinh viên là gì?

Hoạt động xã hội là môi trường thực tiễn để sinh viên có cơ hội gắn tri thức khoa học trừu tượng được học trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động xã hội là môi trường thực tiễn để sinh viên được thỏa thích phát huy năng lực sáng tạo của mình.

Tham gia hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào?

Tham gia HĐXH nhằm giúp thanh thiếu niên có cơ hội mở rộng mối quan hệ: Một điều dễ nhận thấy nhất là bạn sẽ có thêm nhiều bạn mới khi tham gia các HĐXH. Bởi hầu hết các hoạt động này, đều là do hội, nhóm tổ chức và có rất nhiều thành viên.