Ý nghĩa nhận thức luận rút ra trực tiếp từ quy luật “lượng – chất” là gì?

Mục lục bài viết

  • 1. Mở đầu vấn đề
  • 2. Phân tích của Ăngghen về quy luật lượng - chất
  • 3. Khái quát nội dung lượng – chất
  • 4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất
  • a. Ý nghĩa trong nhận thức
  • b. Ý nghĩa trong thực tiễn
  • 5. ứng dụng quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên

Mục lục

  • 1 Các nhân tố
    • 1.1 Chất
    • 1.2 Lượng
  • 2 Nội dung quy luật
    • 2.1 Khái niệm độ
    • 2.2 Chu trình thay đổi
    • 2.3 Tác động ngược
  • 3 Tham khảo
  • 4 Tham khảo
  • 5 Xem thêm

Các nhân tốSửa đổi

Theo quan điểm của Triết học Mác - Lenin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật đưa ra khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng như sau:

ChấtSửa đổi

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.

Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.

Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.

Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau.

Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất. Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó. Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật.

LượngSửa đổi

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…

Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000km trong một giây hay một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tử oxy,… bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,... trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá.

Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật.

Cơ sở lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Khái niệm chất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là phạm trù Triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính các yếu tố cấu thành nên sự vật, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

Khái niệm về lượng.

Lượng của sự vật là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng; biểu thị số lượng, quy mô, trình tự, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó.

Giữa chất và lượng luôn thống nhất hữu cơ với nhau bởi bất kì chất nào cũng có một lượng nhất định và bất kỳ lượng nào cũng là lượng của một chất nhất định. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng.

Mặt khác, trong sự thống nhất đó cũng luôn tồn tại những mâu thuẫn, đối lập nhau vì chất của sự vật thì tương đối ổn định còn lượng thì thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hay giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hay biến đổi dần dần về chất. Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Ở một giới hạn nhất định nào đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật, giới hạn đó được gọi là độ.

Khái niệm độ.

Độ là phạm trù Triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng; là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng.

Trong giới hạn của độ, sự vật hiện tượng vẫn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác.

Sự vận động và biến đổi của sự vật hiện tượng thường được bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng. Giới hạn đó chính là điểm nút.

Điểm nút.

Điểm nút là phạm trù Triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng.

Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.

Bước nhảy.

Bước nhảy là phạm trù Triết học dùng để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.

Sự thay đổi căn bản về chất diễn ra dưới nhiều hình thức, bước nhảy khác nhau và được xác định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của sự vật hiện tượng. Đó là các bước nhảy lớn – nhỏ, cục bộ – toàn bộ, tự phát – tự giác…

Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn vận động đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật hiện tượng.

  • Tóm lại, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra tạo thành cách thức phổ biến của quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Quy luật lượng – chất: Sự chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Diễn đạt một cách đầy đủ, đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Câu 6: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất

06/06/2015 Ôn tập môn chủ nghĩa Mác - Lênin Leave a comment

QUY LUẬT 1: Nội dung và ý nghĩa của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.

Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ cách thức của sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

I. Nội dung của quy luật lượng vàchất

Mọi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt này, trước hết cần phải nắm vững các khái niệm về chất và lượng.

>>>Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?

1. Cặp phạm trù chất và lượng

– Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

Từ quan niệm trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này không tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quy định chất của sự vật. Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho chất của sự vật thay đổi.
+ Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối. Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác.
+ Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không tác rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc là phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan niệm.

>>>Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?

– Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính, các yếu tố… cấu thành sự vật.
+ Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v.. Nhưng đối với các sự vật phức tạp, không thể chỉ diễn tả bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá.
+ Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật.
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là, có cái ở trong quan này là chất, nhưng trong quan hệ khác là lượng và ngược lại. Do đó, cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá ranh giới giữa chất và lượng.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

– Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại.

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn mà khi lượng đạt tới sẽ làm thay đổi về chất của sự vật thì gọi là điểm nút.

Điểm nút: Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự “đứt đoạn” trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.

– Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.

Tóm lại: Quy luật lượng – chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (Giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Tất nhiên, thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú, do đó hình thức của các bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.

II. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau đây:

– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”, “góp gió thành bão”,… Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.

– Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.

– Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.

Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn, trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể sẽ làm cho tập thể đó vững mạnh.

Bạn đang xem bài viết số 6trong35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tảitrọn bộ câu hỏitại: Đề thi môn chủ nghĩa Mac – Lenin
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • LinkedIn

1. Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại:

1.1. Một số khái niệm:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng. Trong bản thân sự vật thì hai mặt này luôn tác động qua lại, ở nột mức độ nào đó, làm cho sự vật phát triển. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng trong sự vật chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức đủ để dẫn tới sự thay đổi về chất thì độ bị phá vỡ và sự vật phát triển sang một giai đoạn mới, khác hẳn về chất.

Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động và phát triển không ngừng. Việc tích lũy về lượng cũng chính là một trong những cách vận động của sự vật. Vì thế, dù nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của sự vật cũng sẽ đến một giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn bản. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút. Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy.

Ý nghĩa nhận thức luận rút ra trực tiếp từ quy luật lượng – chất” là gì?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Bản chất là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?

1.2. Nội dung quy luật:

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như sự phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi vượt qua giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật , hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong sự vật. Lượng thì thường xuyên biến đổi còn chất có xu thế ổn định. Do đó, lượng phát triển tới một mức nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới cho sự phát triển của lượng. Sự chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về lượng trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác động đến sự biến đổi của lượng mới. Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới. Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Trước hết, ta hãy xét ví dụ về sự chuyển hóa thành các dạng tồn tại khác nhau của nước. Nước (ở đây chỉ xét nước tinh khiết) xét trên phương diện cấu tạo hóa học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi. Nước có công thức cấu tạo hóa học là H2O. Ở điều kiện bình thường nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước còn có thể tồn tại ở những dạng khác như rắn, khí hay plasma. Quy luật lượng chất thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển hóa giữa những dạng tồn tại khác nhau của nước. Trước hết, ta hãy xét sơ đồ sau: thể plasma H2O ở thể khí H2O ở thể lỏng H2O ở thể rắn – 273oC 0oC 100oC 550oC to Sơ đồ: các trạng thái tồn tại của nước. Ở ví dụ này, trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí hay plasma) còn lượng chính là nhiệt độ nước, vận tốc của các phân tử nước.

Có thể nhận thấy rõ rằng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt độ của nước ở -273oC thì nước ở thể rắn, nhiệt độ có tăng thêm tới -270oC, 250oC hay thậm chí lên tới -10C thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi. Cũng trong khoảng nhiệt độ này, vận tốc của các phân tử nước cũng tăng dần theo nhiệt độ của nước nhưng chưa đủ để tạo nên sự thay đổi trong trạng thái tồn tại của nước, tức là mặc dù lượng của nước đã thay đổi nhưng về cơ bản thì chất của nó vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên, Khi nhiệt độ của nước tăng lên đến 0oC và cao hơn nữa thì trạng thái của nước bắt đầu có sự thay đổi, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, tức là về cơ bản, chất của nước đã thay đổi. Quá trình chuyển hóa giữa các dạng của nước cũng diễn ra tương tự ở những nhiệt độ khác nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng, Khoảng nhiệt độ từ -273oC đến 0oC chính là độ của nước. Đây là khoảng giới hạn mà lượng của nước đựơc tích lũy nhưng không làm thay đổi chất căn bản của nước. Đến 0oC thì sự thay đổi về chất diễn ra, như vậy, 0oC chính là điểm nút mà ở đó, sự tích lũy về lượng của nước đã đủ để làm nó có sự thay đổi về chất. Từ 0oC, nước không còn ở thể rắn nữa mà chuyển hoàn toàn sang thể lỏng, vì vậy, đây chính là bước nhảy của nước trong quá trình chuển từ thể rắn sang thể lỏng. Chất mới được sinh ra lại tiếp tục quay trở lại tác động đến lượng mới, điều này thể hiện ở vận tốc của các phân tử nước ở trạng thái lỏng được tăng lên đáng kể so với trạng thái rắn khi mà nhiệt độ của nước tiếp tục được nâng lên… Tương tự như sự phân tích trên, căn cứ vào sơ đồ ta sẽ có được những độ, những điểm nút (100oC, 550oC) và những chất mới. Quy luật này của nước được thể hiện rõ ràng nhất ở vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Ví dụ về nước chỉ là một trong vô vàn ví dụ về quy luật lượng chất trong tự nhiên. Việc nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất to lớn, trước hết, nó giúp con người có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thế giới tự nhiên và từ đó đem những gì nhận thức được quay trở lại, cải tạo tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của con người.