Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu

16 Tháng 11 2021 · 6 phút đọc

Biểu đồ chứng khoán (biểu đồ kỹ thuật) là một công cụ không thể thiếu đối với một nhà đầu tư chứng khoán. Công cụ này giúp nhà đầu tư dễ dàng đánh giá và dự đoán xu hướng thị trường. Đồng thời, biểu đồ kỹ thuật cũng giúp người giao dịch mở được vị thế mua, bán tốt nhất khi dùng công cụ phân tích kỹ thuật (TA). Trong bài viết này, DNSE sẽ hướng dẫn cách đọc biểu đồ chứng khoán cơ bản. Hãy cùng theo dõi nhé.

Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu
Ví dụ về biểu đồ chứng khoán

Phần tóm tắt

Ở vùng số 1, bạn có thể thấy được ký hiệu O, H, L, C và theo sau mỗi ký hiệu là những con số. Những ký hiệu trên là viết tắt của những từ khóa sau sau:

  • Open (O): Là mức giá mở cửa của phiên.
  • Highest (H): Là mức giá cao nhất trong phiên.
  • Lowest (L): Là mức giá thấp nhất trong phiên.
  • Close (C): Là mức giá đóng cửa.

Ví dụ biểu đồ cổ phiếu HPG: 

  • Mức giá mở cửa của HPG trong phiên ngày 2/11 là: 55.50 (O: 55.50) 
  • Mức giá cao nhất tính đến 10h13’ là: 56.40 (H: 56.40)
  • Mức giá thấp nhất tính đến 10h13’ là: 55.40 (L: 55.40)
  • Mức giá đóng cửa vẫn chưa được xác định: 56.00+0.30(+0.54%)

Ví dụ trên là biểu đồ ngày của cổ phiếu HPG, bạn có thể thay đổi sang biểu đồ tuần, tháng,… bằng cách nhấp vào ký hiệu chữ D ở góc bên trái màn hình.

Trục thời gian và giá

Ở vùng số 2, hàng ngang nằm dưới cuối biểu đồ thể hiện cho thời gian, hàng dọc phía bên phải thể hiện mức giá.

Ví dụ:

Phiên giao dịch ngày 2/11 của cổ phiếu HPG, phía dưới hàng thời gian sẽ thể hiện ngày, tháng, năm là: 02 tháng 11 ‘21.

Tại thời điểm lúc 10h13’56s, giá cổ phiếu HPG là: 56.00. Con số này được thể hiện bằng nền màu xanh trên cột giá trị.

Cột khối lượng giao dịch

Vùng số 3 mô tả khối lượng giao dịch. Từ thông số này, bạn có thể dự đoán được tâm lý của các nhà đầu tư. Cột khối lượng màu đỏ xuất hiện khi mức giá ở thời điểm hiện tại thấp hơn giá mở cửa. Cột màu xanh xuất hiện khi mức giá ở thời điểm hiện tại cao hơn mức giá mở cửa.

Biểu đồ nến Nhật và phạm vi giao dịch

Vùng số 4 là biểu đồ nến Nhật – loại biểu đồ thông dụng nhất hiện nay bởi cách thể hiện bắt mắt và dễ hiểu. Nến xanh sẽ xuất hiện khi giá hiện tại cao hơn mức giá mở cửa. Nến màu đỏ ngược lại sẽ xuất hiện khi giá hiện tại thấp hơn mức giá mở cửa.

Ví dụ:

Tại thời điểm lúc 10h13’56s, ngày 02/11/2021, Cổ phiếu HPG xuất hiện nến xanh vì giá ở thời điểm này (56.00) cao hơn mức giá mở cửa (55.5). Lúc này bạn có thể thấy, cột khối lượng cũng là màu xanh.

Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều trang web tích hợp phần mềm xem biểu đồ chứng khoán. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và sử dụng biểu đồ. Sau đây là 3 địa chỉ xem biểu đồ tốt nhất các bạn có thể tham khảo.

Fireant

Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu
Biểu đồ chứng khoán Fireant

Fireant là phần mềm xem biểu đồ chứng khoán đa nền tảng. Ngoài việc xem biểu đồ, nhà đầu tư có thể sử dụng bộ lọc cổ phiếu theo dõi tin tức thị trường.

TradingView

Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu
Biểu đồ chứng khoán TradingView

TradingView là cái tên rất phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán. Đây là một trong những trang web xem biểu đồ chứng khoán đầu tiên. Với giao diện bắt mắt, dễ nhìn, nhà đầu tư có thể thoải mái dùng biểu đồ để phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, TradingView còn có công cụ chỉ báo kỹ thuật, giúp người sử dụng biết có nên giao dịch tại thời điểm này hay không.

Xem chỉ số trên website của các công ty chứng khoán

Xem biểu đồ chứng khoán ở đâu
Giao diện Entrade X

Bạn cũng có thể theo dõi diễn biến chứng khoán dễ dàng trên các ứng dụng hay website của các công ty chứng khoán, điển hình như Entrade X. Với Entrade X, các nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi các biến động của thị trường và biến động giá cổ phiếu. Người sử dụng có thể vừa theo dõi chuyển động giá và kết hợp đọc biểu đồ một cách tiện lợi.

Kết luận

Đọc biểu đồ chứng khoán là kỹ năng không thể thiếu của một nhà đầu tư chứng khoán. Việc nắm được cách đọc biểu đồ và tìm được nơi cung cấp phù hợp sẽ giúp các chứng sĩ tự tin hơn khi phân tích kỹ thuật. Hy vọng chủ đề hôm nay giúp các bạn nắm được cách đọc biểu đồ và tìm được trang web sử dụng biểu đồ phù hợp.

Khi mới tham chơi chứng khoán, forex các nhà đầu tư đều gặp khó khi nhìn thấy các biểu đồ phân tích kỹ thuật chứng khoán. Các biểu đồ đó là cả một sự khoa học, bởi nó có rất nhiều thông số, bên dưới là những thông số cơ bản nhưng nếu bạn hiểu rõ.

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư về cách xem biểu đồ chứng khoán cơ bản nhất.

Các nhà đầu tư mới tham gia thị trường có thể xem đồ thị phân tích kỹ thuật chứng khoán qua 2 công cụ là tradingview và Amibroker.

Theo khuyến nghị của tôi thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu đồ thị trên tradingview trước, vì nó cung cấp miễn phí, những cái cơ bản mà chúng ta không cần trả phí gì. Amibroker nó mang tính nâng cao, chuyên sâu, tùy biến cao theo ý nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư chiến thắng cao hơn.

1. Tìm hiểu về nến Nhật Bản

Mô hình nến Nhật là một mô hình biểu đồ đặc biệt xuất hiện từ thế kỷ 17 và có thể sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Mô hình nến Nhật được rất nhiều nhà đầu tư phân tích kỹ thuật chứng khoán sử dụng vì sự đơn giản và hiệu quả của nó.

Nến Nhật được hình thành bởi các mức mở, cao, và đóng của một cây nến. Nếu đóng cao hơn mở, thì đó là một thanh tăng giá và nến này thường được chọn màu xanh lá cây hoặc màu trắng với viền đen.
Nếu đóng thấp hơn mở, đó sẽ là một thanh giảm giá và nến này thường được trọn màu đỏ hoặc đen. Các đường ở đỉnh và đáy của thân nến được gọi là bấc, và cho biết vùng giá đã diễn ra trong thời gian của nến. Bấc ở đỉnh biểu thị giá cao, bấc ở đáy biểu thị giá thấp.

Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về nến Nhật Bản tại đây: https://bit.ly/2MSB4c6

2. Tìm hiểu về đường MA

Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, đường MA (hay Moving Average) là đường trung bình động, nó được sử dụng bằng cách làm phẳng hoạt động biến động giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Quan sát đường MA, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng giá trong tương lai, hỗ trợ, kháng cự cổ phiếu…

Đường trung bình MA- Moving Average gọi là đường trung bình động, được hiểu là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Đường MA là phương tiện rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được nhiều người tin dùng mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng không nên bỏ qua.Nhờ đó, nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu mua-bán.

Xem thêm bài viết về đường MA: https://bit.ly/31uQGIA

3. Đường chỉ báo MACD là gì?

Đường chỉ báo MACD là một trong những chỉ báo rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, cổ phiếu, tài chính. Nó thể hiện được tín hiệu mua/bán cổ phiếu, xác định độ mạnh của xu hướng, xác định đỉnh đáy của cổ phiếu.

Đường MACD được tạo ra bởi Gerald Apple vào cuối năm 1970, đường MACD là chỉ báo động lượng, cho biết tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động (MA). Moving Average Convergence Divergence là tên đầy đủ của đường MACD, tức là Phân kỳ hội tụ đường trung bình.

Xem thêm bài viết về đường chỉ báo MACD: https://bit.ly/2T98Som

Cách xem biểu đồ chứng khoán trong phân tích kỹ thuật

4. Cách sử dụng mây Ichimoku

Mây Ichimoku còn được biết đến với tên Ichimoku Kinko Hyo, là một chỉ báo đa tác dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xác định xu hướng, đo xung lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch. Ichimoku Kinko Hyo nghĩa là “Đồ thị với một cái nhìn cân bằng”.  Với một cái nhìn, các nhà vẽ đỗ thị có thể xác định xu hướng và tìm tín hiệu tiềm ẩn trong xu hướng đó.

Chỉ báo này được phát triển bởi Goichi Hosada, một nhà báo và công bố trong cuốn sách của ông năm 1969. Mặc dù, mây Ichimoku dường như phức tạp khi xem trên đồ thị, nó thực sự là chỉ báo rõ ràng mà dễ sử dụng. Sau tất cả, nó được tạo bởi một nhà báo không phải một nhà khoa học về tên lửa. Hơn nữa, các khái niệm dễ hiểu và tín hiệu dễ được xác định.

Xem thêm bài viết về cách sử dụng mây Ichimoku: https://bit.ly/3127OFv

5. Dải Bollinger bands

Bollinger bands, được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983, không phải là cách duy nhất để đo lường sự biến động giá. Tuy nhiên, nó được xem là một công cụ hiệu quả để phân tính sự biến động về giá cả so với các công cụ khác, bao gồm phân tích những xu hướng cơ bản và các chỉ số như chỉ báo stochastics, đường trung bình (moving average) hội tụ và phân kì, các mô hình sóng và chênh lệch giá.

Hệ thống đo lường của công cụ này dựa trên sự biến động về giá. Trong hệ thống này có ba thành phần cơ bản: dải trên, dải dưới và dải giữa, trong đó dải giữa dựa trên đường trung bình giá, dải trên và dải dưới dựa trên độ lệch chuẩn giữa giá và đường trung bình. Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của việc các con số trong một nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó, và các con số ở đây chính là giá cả.

Xem thêm bài viết về “Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands”: https://bit.ly/2YlbnZu

6. Khối lượng

Khối lượng rất quan trọng, nó giúp cho xác định đà và mức độ giao dịch của thị trường. Thanh khoản càng cao thì cổ phiếu giao dịch càng nhiều càng sôi động, thanh màu đỏ là thể hiện cổ phiếu này hôm đó giảm điểm, thanh màu xanh thì thể hiện thị trường tăng điểm, bằng việc so sánh giữa giá mở cửa và đóng cửa trong ngày hôm đó.

Trên đây tôi đã giới thiệu cho nhà đầu tư những kiến thức cơ bản cách xem biểu đồ chứng khoán. Các nhà đầu tư cần mua bộ lọc cổ phiếu, forex, coin chính xác cao có thể đặt mua tại đây: https://bit.ly/2kBxTeX