X p s t đ là gì

Xót ruột là một cảm giác tương đối khó chịu, có thể xuất phát từ tác động của cơn đói, các chất kích thích như: rượu, cà phê,... nhưng cũng có thể là do vấn đề tại dạ dày. Khi hiện tượng này thường xuyên xuất hiện thì cần thăm khám sớm vì nó có thể là tín hiệu không tốt về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cảm giác xót ruột mà nhiều người gặp phải.


28/11/2022 | Cảnh báo 5 triệu chứng đau dạ dày bạn không nên chủ quan!
23/11/2022 | Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có chữa được không?
26/10/2022 | Bật mí cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả nhất

1. Như thế nào là xót ruột?

Xót ruột là thuật ngữ được dùng để chỉ về cảm giác cồn cào, nôn nao ở trong bụng và có thể kèm theo một loạt triệu chứng như:

- Cảm thấy bụng cồn cào ngay cả khi mới ăn no xong.

- Có cảm giác đau, nóng bỏng rát ở thượng vị.

- Bị ợ hơi, ợ chua.

- Buồn nôn và có thể bị nôn.

X p s t đ là gì

Xót ruột là cảm giác nhiều người gặp phải khi bị đói

Bản chất của cảm giác xót ruột là sự mẫn cảm của niêm mạc dạ dày khi bị mất đi lớp chất nhờn bảo vệ trước tác động của dịch vị, acid tiêu hóa,…

2. Bị xót ruột - nguyên nhân do đâu?

2.1. Thực phẩm

Đói là nguyên nhân gây ra cảm giác xót ruột thường gặp nhất. Tuy nhiên, có những trường hợp ngay cả khi cơ thể không cần nạp thêm calo vẫn bị đói. Điều này được giải thích do sự tương tác giữa nội tiết tố insulin với ghrelin. Nếu nồng độ insulin thấp hormone báo hiệu cơn đói sẽ tăng lên.

Có một số loại đồ ăn đóng gói chứa carbohydrate đơn và hàm lượng đường cao nếu ăn vào sẽ làm tăng insulin tức thời nhưng cũng nhanh chóng bị giảm đột ngột ngay sau đó. Điều này khiến cho não bộ sản xuất ra hormone đói ghrelin gây nên cảm giác xót ruột dù trước đó mới ăn chưa lâu. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ cay nóng, chua thì sau đó cũng có thể gặp cảm giác xót, cồn cào ruột.

2.2. Quá khát nước

Nhiều người sẽ cảm thấy bị xót ruột và cồn cào bụng khi khát nước. Việc thiếu nước khiến cho cơ thể sinh ra hiện tượng này cùng với các triệu chứng đi kèm như run rẩy, cáu gắt, chóng mặt, đau dạ dày,...

2.3. Tác động của môi trường

Thực tế cho thấy có những người bỗng nhiên xuất hiện cảm giác cồn cào, xót ruột như bị đói vì sự kích thích từ hình ảnh trong một chương trình ẩm thực nào đó hoặc khi họ ngửi thấy mùi thơm thoáng qua của một loại thức ăn. Cơn đói cồn ruột này không xuất phát từ nhu cầu về thực phẩm nhưng cảm giác chúng gây ra lại rất thật.

2.4. Tâm lý căng thẳng

Trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng có thể khiến cơ thể xuất hiện tình trạng muốn dung nạp thức ăn ngay dù dạ dày không có nhu cầu. Xót ruột sinh ra từ đó vì đó là sự nhầm lẫn giữa cảm giác đói bụng với tín hiệu từ não. 

X p s t đ là gì

Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây nên triệu chứng xót ruột

2.5. Vấn đề về sức khỏe

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng xót ruột. Người mắc bệnh này thường có triệu chứng:

- Cảm giác cồn cào và xót ruột dù mới ăn no.

- Nóng rát và đau âm ỉ kéo dài ở vùng thượng vị.

- Hay ợ chua và ợ hơi.

- Mệt mỏi, chán ăn.

- Cảm thấy buồn nôn, dễ bị nôn.

- Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: táo bón và tiêu chảy đan xen, đại tiện phân sống.

Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng đôi khi cảm thấy xót ruột vì sự thay đổi của đường huyết làm cho cơn đói tăng lên. Có một số loại thuốc, trong đó có thuốc chống trầm cảm có khả năng can thiệp vào não bộ và khiến cho não bộ chịu kích thích nên giải phóng thêm hormone đói ghrelin sinh ra cảm giác xót ruột như đã giải thích ở phần trên.

2.6. Một số nguyên nhân khác

- Tần suất dùng chất kích thích, rượu bia quá nhiều.

- Thay đổi nội tiết tố do thời kỳ mang thai.

3. Cách xử trí khi thường xuyên bị xót ruột

3.1. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Có một số loại thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cảm giác xót ruột như:

- Cơm gạo trắng

Đây là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao nên khi ăn nó sẽ giúp hút và hấp thu bớt axit có trong dạ dày đồng thời ngăn chặn tình trạng dư thừa axit kết quả là giảm cơn đau dạ dày và cảm giác xót ruột. Ngoài cơm, một số loại tinh bột khác cũng có thể đạt được mục đích cải thiện tình trạng xót ruột như: bánh mì, khoai lang, khoai tây,...

- Đu đủ

Quả đu đủ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đường ruột trong đó có cảm giác xót ruột. Ăn đu đủ giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và chống táo bón. Để tránh nhàm chán, có thể chế biến đu đủ chín hoặc xanh thành nhiều dạng món ăn và dùng thường xuyên.

- Gừng

Củ gừng này từ lâu đã trở thành một gia loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình. Gừng cũng là vị thuốc tốt cho sức khỏe vì có tính cay, vị ấm, chứa chất kháng viêm tự nhiên, khả năng chống oxy hóa và long đờm. Khi bị xót ruột chỉ cần cắt vài lát gừng cho vào cốc nước hoặc tách trà uống vào buổi sáng sẽ làm ấm cơ thể và hạn chế cảm giác xót ruột, ợ hơi do vấn đề về dạ dày.

X p s t đ là gì

Thường xuyên bị xót ruột cần đi khám bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị tích cực

Bên cạnh thực phẩm thì chế độ sinh hoạt hàng cũng góp phần cải thiện chứng xót ruột rất tốt. Vì thế, khi gặp tình trạng này hãy chú ý ăn đúng giờ, nhai kỹ khi ăn, không để bụng bị quá no hay quá đói, tránh ăn đồ chua và cay, tránh ăn loại thực phẩm đã được chế biến sẵn và đồ ngọt,... 

Bằng cách sắp xếp lại chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi sao cho khoa học, bạn sẽ giúp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được cân bằng trở lại, nhờ đó mà hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn, cảm giác xót ruột sẽ dần dần biến mất.

3.2. Can thiệp y tế

Xót ruột không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện ra bên ngoài của một vấn đề nào đó trong đó có bệnh về dạ dày. Vì thế, nếu thường xuyên bị xót ruột thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm ra lý do. 

Những người bị xót ruột xuất phát từ bệnh viêm loét dạ dày này cần được phát hiện để điều trị sớm để ngăn chặn những tác động tiêu cực cho sức khỏe như: hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,... Khi đã được chẩn đoán và chỉ định điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ kháng sinh của bác sĩ, nhất là khi dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn Hp. 

Nếu đang bị xót ruột một thời gian dài mà chưa rõ nguyên nhân, quý khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu để được chẩn đoán và tư vấn hướng khắc phục tốt nhất. Ngoài ra, quý khách cũng có thể chia sẻ về vấn đề sức khỏe của mình thông qua số điện thoại 1900 56 56 56, tổng đài viên của bệnh viện sẽ giúp quý khách có được thông tin cần thiết nhất để có hướng xử trí tối ưu.