Vì sao táo bị thâm

(Dân trí) - Khi quả táo đã bị bổ ra, dù có để ngoài không khí hay ngay lập tức cho vào bảo quản tủ lạnh, thì phần thịt quả cũng sẽ bị thâm lại và chuyển sang màu nâu nhạt. Đây chính là một trong những hiện tượng mà ai cũng biết nhưng ít người hiểu rõ nguyên do.

Dưới góc độ khoa học, quá trình miếng táo chuyển sang màu nâu là kết quả của một loạt các phản ứng hóa sinh, xảy ra ngay khi phần thịt quả bên trong bắt đầu tiếp xúc với không khí. Cụ thể, quá trình này sẽ diễn ra như sau:

Khi quả táo bị bổ ra, oxy trong không khí sẽ tiếp xúc với phần nội mô, việc này kích hoạt một loại enzyme thực vật - có tên polyphenol oxidase (PPO)- thực hiện phản ứng oxy hóa với nhóm chất polyphenols, trong thịt quả. Phản ứng vừa nêu làm sản sinh ra các chất ortho-quinon hay còn gọi là "o-quinon".

Vì sao táo bị thâm

Trên thực tế, chuỗi phản ứng này là một cơ chế tự bảo vệ của quả táo. Chúng ta cần biết rằng, trong tự nhiên, quả táo rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, làm rách lớp vỏ bảo vệ của quả. Trong trường hợp này, o-quinon chính là một nhóm chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ “vết thương hở” khỏi sự tấn công của vi khuẩn hay nấm.

Mặc dù, các chất o-quinon không hề có màu nhưng khi chúng phản ứng với amino acids, vốn sẵn có trong thịt quả, sẽ tạo ra sản phẩm melanins có màu nâu, cũng chính là thứ chúng ta quan sát được trong hiện tượng “đổi màu” kỳ thú này. Mỗi giống táo khác nhau lại sở hữu một hàm lượng enzyme PPO và nhóm polyphenols riêng biệt. Do đó, độ sẫm của màu nâu cũng sẽ đặc trưng cho từng loại. Ngoài ra, không chỉ có táo mà cả lê, chuối hay cà tím cũng xảy ra hiện tượng “nâu hóa” này.

Vì sao táo bị thâm

Để giúp quả táo vẫn giữ được màu sắc vàng nhạt đẹp mắt được lâu, sau khi bổ ra, chúng ta có thể ngăn phần thịt quả tiếp xúc với không khí, bằng cách sử dụng màng bọc thực phẩm. Ngoài ra, nếu là người “hảo ngọt”, bạn cũng có thể phủ bên ngoài miếng táo một lớp siro, mật ong hay caramel.

Vì sao táo bị thâm

Tại sao miếng táo chuyển sang màu nâu khi vừa bổ ra?

Thảo Vy

Theo Britanica

Vì sao táo bị thâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Sự thật là khi ta gọt một quả táo mà bỏ quên không ăn, táo sẽ chuyển sang màu thâm đen.

Nhìn một quả táo như vậy, ta sẽ cảm thấy không còn ngon nữa và sự thật phũ phàng hơn khi quả táo ấy sẵn sàng bị bỏ đi.

Tại sao táo gọt xong để lâu ngoài không khí lại có chuyển màu thâm đen nhỉ?

Tôm nấu lên ắt chuyển màu đỏ ( hồng), đằng này táo có nấu lên hay làm gì đâu mà nó cũng " đổi màu" thế các bạn?



@nhi1234 , vào thảo luận nhé em

Reactions: Đắng!, nhi1234, Kyanhdo and 2 others

Sự thật là khi ta gọt một quả táo mà bỏ quên không ăn, táo sẽ chuyển sang màu thâm đen.

Nhìn một quả táo như vậy, ta sẽ cảm thấy không còn ngon nữa và sự thật phũ phàng hơn khi quả táo ấy sẵn sàng bị bỏ đi.

Tại sao táo gọt xong để lâu ngoài không khí lại có chuyển màu thâm đen nhỉ?

Tôm nấu lên ắt chuyển màu đỏ ( hồng), đằng này táo có nấu lên hay làm gì đâu mà nó cũng " đổi màu" thế các bạn?



@nhi1234 , vào thảo luận nhé em

Do cơ chế chống vi khuẩn của táo. Khi bạn cắt quả táo enzyme gọi là polyphenol oxidase bao gồm các enzyme monophenol oxidase và catechol oxidase, khi tiếp xúc với oxy sẽ khiến các hợp chất phenolic trong mô táo trở thành các chất ortho-quinon hay "o-quinon". O-quinon chính là chất cung cấp cơ chế bảo vệ táo khỏi các vi khuẩn (vì trong không khí luôn có vi khuẩn mà ), chúng tạo tạo ra một chất khử trùng tự nhiên. O-quinon không có màu sắc, nhưng chúng phản ứng với axit amin và oxy, tạo ra melanin, chính vì thế chúng ta thấy phần táo tiếp xúc với không khí bị biến thành màu nâu.

Reactions: ARMY's BTS, Shirayuki_Zen, Ng.Klinh and 4 others

Do cơ chế chống vi khuẩn của táo. Khi bạn cắt quả táo enzyme gọi là polyphenol oxidase bao gồm các enzyme monophenol oxidase và catechol oxidase, khi tiếp xúc với oxy sẽ khiến các hợp chất phenolic trong mô táo trở thành các chất ortho-quinon hay "o-quinon". O-quinon chính là chất cung cấp cơ chế bảo vệ táo khỏi các vi khuẩn (vì trong không khí luôn có vi khuẩn mà ), chúng tạo tạo ra một chất khử trùng tự nhiên. O-quinon không có màu sắc, nhưng chúng phản ứng với axit amin và oxy, tạo ra melanin, chính vì thế chúng ta thấy phần táo tiếp xúc với không khí bị biến thành màu nâu.

Ừm, đúng là như vậy, thế thì tớ đố bạn nha, táo ăn cả vỏ và táo gọt vỏ, ăn cái nào sẽ có lợi hơn?

Reactions: bé nương nương

Vì sao táo bị thâm

Tại sao táo gọt xong để lâu ngoài không khí lại có chuyển màu thâm đen nhỉ?

Đó là do cơ chế chống vi khuẩn và nấm của táo. Cơ chế này khiến các tế bào bị ảnh hưởng, chẳng hạn khi bạn cắt quả táo, một số enzym trong tế bào được tiếp xúc với oxy. Lúc đó, các enzym phản ứng với oxy tạo ra một lớp oxy hóa cung cấp cơ chế bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào quả táo.

Vì sao táo bị thâm

Vì sao, vỏ táo có cái gì mà ăn lại có lợi hơn nhỉ?

Em thường nghe nói là vỏ của một số loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ, thâm chí có khi còn có chứa nhiều vitamin hơn phần thịt. Đối với quả táo chắc cũng vậy.
Nhưng hiện nay thì cũng có một số loại táo người ta ngâm thuốc thì mình nên bỏ phần vỏ đi.

Reactions: Đỗ Hằng

Làn sau chú ý nhé bạn, thế này là vi phạm rồi đó, rút kinh nghiệm

Ăn vỏ đôi lúc cũng độc, vì có những quả táo ng ta ngâm thuốc.

Ừm, tớ nói trường hợp bình thường, táo " ngon và lành " nha

Em thường nghe nói là vỏ của một số loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ, thâm chí có khi còn có chứa nhiều vitamin hơn phần thịt. Đối với quả táo chắc cũng vậy.
Nhưng hiện nay thì cũng có một số loại táo người ta ngâm thuốc thì mình nên bỏ phần vỏ đi.

Đúng rồi đó em, nhưng chị nghĩ là ngâm thuốc thì gọt vỏ vẫn độc, tốt nhất là không ăn

Thêm câu hỏi nữa là: Tại sao táo xanh thì chua mà táo chín lại ngọt?

Last edited: 13 Tháng bảy 2019

Reactions: nhi1234

Vì sao táo bị thâm

Nói đến vấn đề về táo thì ăn cả vỏ sẽ tốt nhưng chỉ với trường hợp là táo đó an toàn vệ sinh thực phẩm nha, đối với các loại táo ở siêu thị, bạn cần phải rửa bằng nước ấm trước khi ăn bởi nó có 1 lớp sáp người ta quét lên để bảo quản và làm táo trông đẹp hơn :v :v

Reactions: Hà Chi0503 and hoa du

Vì sao táo bị thâm

Sự thật là khi ta gọt một quả táo mà bỏ quên không ăn, táo sẽ chuyển sang màu thâm đen.

Nhìn một quả táo như vậy, ta sẽ cảm thấy không còn ngon nữa và sự thật phũ phàng hơn khi quả táo ấy sẵn sàng bị bỏ đi.

Tại sao táo gọt xong để lâu ngoài không khí lại có chuyển màu thâm đen nhỉ?

Tôm nấu lên ắt chuyển màu đỏ ( hồng), đằng này táo có nấu lên hay làm gì đâu mà nó cũng " đổi màu" thế các bạn?



@nhi1234 , vào thảo luận nhé em

Vì tế bào của táo chứa enzyme gọi là polyphenol oxidase. Khi tiếp xúc với oxy trong môi trường, nó biến các hợp chất phenolic có trong mô táo sang màu nâu.

Nói đến vấn đề về táo thì ăn cả vỏ sẽ tốt nhưng chỉ với trường hợp là táo đó an toàn vệ sinh thực phẩm nha, đối với các loại táo ở siêu thị, bạn cần phải rửa bằng nước ấm trước khi ăn bởi nó có 1 lớp sáp người ta quét lên để bảo quản và làm táo trông đẹp hơn :v :v

Dạ đúng ạ, đây là kiến thức rất hữu ích, thực tế đấy ạ. Em cũng không biết là mua táo ở siêu thị phải rửa bằng nước ấm. Hình như lần trước em rửa nước lạnh rồi ăn, chết rồi

said:

Vì tế bào của táo chứa enzyme gọi là polyphenol oxidase. Khi tiếp xúc với oxy trong môi trường, nó biến các hợp chất phenolic có trong mô táo sang màu nâu.

Dạ, thế chị có biết vì sao táo xanh thì chua mà táo chín lại ngọt không ạ?

Reactions: Shmily Karry's and Đắng!

Vì sao táo bị thâm

Vì sao, vỏ táo có cái gì mà ăn lại có lợi hơn nhỉ?

Theo em nghĩ thì do vỏ táo có nhiều chất sơ và vitamin nên ăn cả vỏ lợi hơn. Nhưng hiện nay mọi người phải mua táo xịn thì may ra mới ăn cả vỏ, Vì táo hầu như cái nào vỏ đều có hoá chất cả

Tốt nhất là gọt vỏ đi rồi ăn cho an toàn

Reactions: Đỗ Hằng

Vì sao táo bị thâm

Do cơ chế chống vi khuẩn của táo. Khi bạn cắt quả táo enzyme gọi là polyphenol oxidase bao gồm các enzyme monophenol oxidase và catechol oxidase, khi tiếp xúc với oxy sẽ khiến các hợp chất phenolic trong mô táo trở thành các chất ortho-quinon hay "o-quinon". O-quinon chính là chất cung cấp cơ chế bảo vệ táo khỏi các vi khuẩn (vì trong không khí luôn có vi khuẩn mà ), chúng tạo tạo ra một chất khử trùng tự nhiên. O-quinon không có màu sắc, nhưng chúng phản ứng với axit amin và oxy, tạo ra melanin, chính vì thế chúng ta thấy phần táo tiếp xúc với không khí bị biến thành màu nâu.

Kiến thức của em rất tốt và rất khủng

Khi luộc quả táo lên, enzym này bị phân huỷ, và quả táo sẽ không bị đen nữa

Còn quả chuối, có một số cách làm nó hết thâm nhưng chị vẫn chưa có thời gian tìm hiểu cơ chế ;v Mong là Linh sẽ giúp chị giải đáp

P/s: chị rất thích những người cùng tên mình

Reactions: Maria Mariko, Hà Chi0503 and Đỗ Hằng

Kiến thức của em rất tốt và rất khủng

Khi luộc quả táo lên, enzym này bị phân huỷ, và quả táo sẽ không bị đen nữa

Còn quả chuối, có một số cách làm nó hết thâm nhưng chị vẫn chưa có thời gian tìm hiểu cơ chế ;v Mong là Linh sẽ giúp chị giải đáp

P/s: chị rất thích những người cùng tên mình

Ừm, câu hỏi rất hay chị ạ
Theo như cô giáo môn Công nghệ em đã nói thì có thể ngâm chuối đã bị thâm vào nước ép dứa hoặc bưởi trong 15 phút, chuối sẽ hết thâm

Reactions: Ng.Klinh

Vì sao táo bị thâm

Đó là do cơ chế chống vi khuẩn và nấm của táo. Cơ chế này khiến các tế bào bị ảnh hưởng, chẳng hạn khi bạn cắt quả táo, một số enzym trong tế bào được tiếp xúc với oxy. Lúc đó, các enzym phản ứng với oxy tạo ra một lớp oxy hóa cung cấp cơ chế bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào quả táo. Cụ thể hơn, một loại enzyme gọi là polyphenol oxidase (enzyme này còn được gọi là tyrosinase), bao gồm các enzyme monophenol oxidase và catechol oxidase, khi tiếp xúc với oxy sẽ khiến các hợp chất phenolic trong mô táo trở thành các chất ortho-quinon hay "o-quinon". O-quinon chính là chất cung cấp cơ chế bảo vệ táo khỏi các vi khuẩn và nấm, vì chúng tạo tạo ra một chất khử trùng tự nhiên. O-quinon không có màu sắc, nhưng chúng phản ứng với axit amin và oxy, tạo ra melanin, chính vì thế chúng ta thấy phần táo tiếp xúc với không khí bị biến thành màu nâu. Nếu bạn muốn các mặt cắt của táo không nhanh chóng bị biến thành màu nâu, rất đơn giản, chỉ cần đặt chúng trong tủ lạnh. Điều này sẽ làm chậm đáng kể các phản ứng hóa học và quá trình oxy hóa. Tất nhiên, bạn cũng có thể hạn chế để mặt cắt của táo tiếp xúc với không khí bằng cách bọc táo trong túi kín. Một lựa chọn khác là đặt quả táo đã bị cắt trong nước cũng sẽ cho hiệu ứng tương tự. Nếu bạn không ngại mùi vị chanh, có thể phun nước dứa hay nước chanh lên bền mặt táo tiếp xúc với không khí. Điều này sẽ ngăn chặn các polyphenol oxidase phản ứng với oxy, nhờ tính axit của nước dứa, chanh làm biến tính các enzym nâu. (Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này với bơ, khoai tây…). Còn nếu bạn không thích mùi vị của chanh, một phương pháp tương tự là cọ xát mặt cắt của quả táo trong nước muối, đường, hoặc một số loại xi-rô.

Tuy nhiên, có một phương pháp ngăn chặn quá trình chuyển sang màu nâu của táo là làm nóng táo đến một mức nhiệt độ đủ cao, làm biến tính oxidase polyphenol. Bạn có thể làm điều này bằng cách thả quả táo trong nước sôi và ngâm trong một vài phút.

Reactions: Nguyen Gia Lap, Ng.Klinh and Đỗ Hằng

Rất ghi nhận sự tìm tòi nhiệt tình của các bạn. Tớ có một câu muốn hỏi nữa là:

Chuối xanh khi tước vỏ ra cũng bị thâm đen, vậy làm sao để khi gọt xong nó không bị thâm đen nhỉ?

Reactions: Ng.Klinh

Vì sao táo bị thâm

Rất ghi nhận sự tìm tòi nhiệt tình của các bạn. Tớ có một câu muốn hỏi nữa là:

Chuối xanh khi tước vỏ ra cũng bị thâm đen, vậy làm sao để khi gọt xong nó không bị thâm đen nhỉ?

Cái này thì tui thường dùng giấm, chanh (quất) hoặc ngâm nước muối
P/s: Ko biết cơ chế của nó có giống táo ko nhưng mà tui nghĩ là do nhựa chuối :v (chuối xanh mà)

Reactions: Ng.Klinh

Vì sao táo bị thâm

Rất ghi nhận sự tìm tòi nhiệt tình của các bạn. Tớ có một câu muốn hỏi nữa là:

Chuối xanh khi tước vỏ ra cũng bị thâm đen, vậy làm sao để khi gọt xong nó không bị thâm đen nhỉ?

cách để không cho chuối bị thâm đen thì ngăn nó tiếp xúc với không khí Còn đây là nhưng cách mà bạn có thể dùng để chuối không bị thâm đen :

+ Dùng nước soda;nước soda không làm ảnh hưởng đến mùi vị của chuối đâu (cách này thì mình chưa thử, nhưng mình cũng có nghe qua )


+Dùng nước ép (loại chanh xanh là tốt nhất)

Reactions: Ng.Klinh, Diệp Ngọc Tuyên, Maria Mariko and 1 other person


Page 2

Cái này thì tui thường dùng giấm, chanh (quất) hoặc ngâm nước muối
P/s: Ko biết cơ chế của nó có giống táo ko nhưng mà tui nghĩ là do nhựa chuối :v (chuối xanh mà)

Chuẩn rồi

cách để không cho chuối bị thâm đen thì ngăn nó tiếp xúc với không khí Còn đây là nhưng cách mà bạn có thể dùng để chuối không bị thâm đen :

+ Dùng nước soda;nước soda không làm ảnh hưởng đến mùi vị của chuối đâu (cách này thì mình chưa thử, nhưng mình cũng có nghe qua )


+Dùng nước ép (loại chanh xanh là tốt nhất)

Chính xác, ngoài ra cho đỡ tốn kém bạn cũng có thể ngâm vào nước muối ngay sau khi gọt vỏ, hoặc nước lạnh không cũng được

Reactions: Ng.Klinh

Vì sao táo bị thâm

Theo các chuyên gia, khi cắt đôi miếng táo ra, ta vô tình đã "xẻ năm, xẻ bảy" tế bào trong táo. Quá trình tế bào tẽ đôi đã giải phóng 1 enzyme mang tên là Polyphenol oxidase. Khi tiếp xúc với không khí, hợp chất trong enzyme sẽ nhanh chóng tạo ra 1 hợp chất mới có tên là o-quinon. Bản thân hợp chất o-quinon không có màu nâu nhưng khi tiếp tục phản ứng với axit amin và oxy trong không khí, sẽ tạo ra melanin.

Melanin tạo ra bởi các loại thực vật như táo, chuối - có màu nâu - giống như màu làm nên tóc, da của bạn vậy.

Last edited by a moderator: 19 Tháng bảy 2019

Reactions: Maria Mariko and Ng.Klinh

Vì sao táo bị thâm

Chuẩn rồi

Chính xác, ngoài ra cho đỡ tốn kém bạn cũng có thể ngâm vào nước muối ngay sau khi gọt vỏ, hoặc nước lạnh không cũng được

Bố chị gọt chuối xanh xong thường ngâm luôn vào nước mẻ, mà nó màu đen chị nghĩ là do hàm lượng enzyme chúng ta đang nhắc tới trong nhựa chuối lớn

Ngày xưa, người ta dùng nhựa chuối để trị hắc lào. Mọi người thủ giải thích xem

Mình mới khỏi nốt hắc lào dưới má ;v

Tớ vừa phát hiện ra thứ này khi để lâu ngoài không khí cũng sẽ thâm đen, đó là cà muối.
Các bạn có biết vì sao không?