Vì sao dưa leo bị đắng

Tại sao dưa leo bị đắng? Cảm giác ăn phải trái dưa leo đắng sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu đúng không nào? Thế nhưng vì sao giữa những trái dưa leo ngon ngọt lại xuất hiện một vài trái có vị đắng như vậy? Điều này không phải ai cũng biết đâu nhé! Hãy cùng bancobiet.org tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này thông qua bài viết dưới đây.

Dưa leo là loại quả rất phổ biến hiện nay. Chúng không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày trong các bữa cơm mà còn là hoa quả giải khát cực kỳ được yêu thích. Vậy, tại sao loại quả này lại được yêu thích tới vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao dưa leo bị đắng
Tại sao dưa leo bị đắng? ăn vào có sao không?

Dưa leo là loại quả mọng nước. Trong thành phần của chúng chứa tới hơn 90% là nước. Loại quả này có mùi thơm nhẹ. Khi ngửi có cảm giác mát mát, dễ chịu. Một số loại dưa leo giống nếp còn có mùi thơm tựa như lúa nếp nên rất được mọi người yêu thích.

Khi ăn, loại quả này có vị ngọt mát, rất thích hợp để giải khát trong mùa hè. Không chỉ để ăn trực tiếp, dưa leo này còn được sử dụng để xay sinh tố, làm nộm hoặc xào nấu với các loại thực phẩm khác.

Toàn bộ quả dưa leo đều có thể sử dụng để ăn được mà không phải bỏ bất cứ bộ phận nào. Ngoài ra, giá thành của loại quả này cũng khá rẻ, phù hợp với túi tiền của đại đa số mọi người. Vì vậy, chúng rất được yêu thích và sử dụng.

Mặc dù có giá thành rẻ nhưng dưa leo lại được đánh giá là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của người dùng

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g dưa chuột sẽ chứa 96g nước, 0,6g chất đạm, 22g đường, 01g chất béo và rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất quý.

Những loại vitamin trong dưa chuột có thể kể đến như: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, Vitamin C. Đồng thời, dưa leo còn cung cấp cho cơ thể người dùng các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, magie và photpho…

Như vậy, dựa vào hương vị hấp dẫn và thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, dưa leo trở thành loại quả rất được yêu thích và sử dụng nhiều, đặc biệt là trong mùa hè.

Trong quá trình sử dụng dưa leo, sẽ không hề hiếm nếu bạn vô tình ăn phải 1 trái bị đắng đúng không nào? Bạn có tò mò muốn biết nguyên nhân của chúng là gì không? Nếu có, hãy đọc ngay thông tin dưới đây nhé!

Trên thực tế, nguyên nhân khiến dưa leo bị đắng thực chất đến từ chính bộ gen và thành phần của loại quả này. Bởi dưa leo thuộc họ bầu bí và là họ hàng với những loại quả như dưa hấu, bí,… Những loại cây thuộc họ này thường chứa một lượng cucurbitacin B, C và triterpenoids tetracyclic. Đây là những hợp chất gây ra vị đắng trong dưa chuột.

Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà cây dưa leo sản sinh hợp chất này đâu nhé. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cây giúp hạn chế sự tấn công của sâu bọ, côn trùng. Vì vậy, hợp chất cucurbitacin B, C và triterpenoids tetracyclic thường xuất hiện trong lá, thân và rễ cây dưa leo. Nếu không tin, bạn có thể nếm thử 1 chút những thành phần trên, chắc chắn là nó sẽ có vị rất đắng đấy nhé!

Khi hợp chất này di chuyển vào trong quả, chúng sẽ gây ra vị đắng của những trái dưa leo. Tuy nhiên thông thường, loại vị này sẽ tập chung chủ yếu tại phần cuối cuống và dưới cùi của quả. Vì vậy, đây cũng là một lời giải đáp cho câu hỏi vì sao dưa leo bị đắng. Cách giải quyết tình trạng này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt bỏ hai phần đầu quả dưa là bạn đã có thể “khử đắng” cho trái dưa leo của mình rồi!

Vì sao dưa leo bị đắng
Tại sao dưa leo bị đắng? giải đáp từ chuyên gia

Ngoài yếu tố tự nhiên, bản chất của cây gây ra vị đắng cho quả thì dưa leo bị đắng cũng có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

Thiếu nước nguyên nhân làm cho dưa leo bị đắng:

Dưa leo là loại cây cần rất nhiều nước để tổng hợp dinh dưỡng. Vì vậy nếu thiếu nước, chất lượng của quả cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, khi trồng dưa leo, hãy cố gắng cung cấp đầy đủ nước cho cây, đặc biệt là những ngày khô hạn hoặc khi cây bắt đầu đơm hoa, kết trái. Nếu không, bạn sẽ luôn luôn gặp phải tình trạng trồng dưa leo bị đắng.

Thiếu dinh dưỡng: Đất nghèo dinh dưỡng cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao trồng dưa leo bị đắng. Bởi đây là loại quả cần phải có nguồn dinh dưỡng lớn. Nếu thiếu, không chỉ sức lớn của quả bị ảnh hưởng mà hương vị của loại trái cây này cũng sẽ không được ngon ngọt như bình thường. Từ đó, tạo nên những trái dưa leo còi cọc và đắng.

Thiếu nắng cũng là nguyên nhân làm cho dưa leo bị đắng :

Mặc dù dưa leo không phải là loại cây cần nhiều nắng để phát triển. Nhưng việc thiếu đi ánh nắng mặt trời cũng sẽ khiến cho bộ rễ của cây bị tổn thương. Vì vậy, khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng sẽ kém đi. Từ đó, khiến cho dưa leo trở nên đắng hơn không chỉ tại hai đầu mà còn khắp cả quả dưa.

Gen lặn trong hạt giống: Đôi khi, một số giống cây dưa leo có chứa gen lặn khiến cho quả bị đắng. Vậy nên, lời giải đáp cho câu hỏi vì sao trồng dưa leo bị đắng có thể là do bạn đã chọn phải quả dưa có giống là gen lặn khiến hương vị của chúng bị biến đổi.

Ăn dưa leo bị đắng có sao không là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Đây cũng là thông tin với rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Vì vậy, bancobiet.org đã tổng hợp lại những quan điểm đó như sau:

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và y học, chất nhựa tại hai phần đầu của quả dưa có tác dụng chữa viêm dạ dày. Đồng thời, kích thích dạ dày tiết dịch và men tiêu hóa. Nhờ đó, giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho con người.

Ngoài ra, chất nhựa đắng này còn được đánh giá là tốt cho gan, mật. Đồng thời, có tác dụng an thần giúp cho người dùng ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, trong dưa chuột bị đắng cũng có thể chứa một số độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid. Nếu sử dụng nhiều có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí còn dẫn tới tử vong.

Như vậy về cơ bản, việc ăn dưa leo bị đắng vừa có tác dụng, vừa gây ra 1 vài tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng với 1 lượng vừa phải, ăn điều độ thì sẽ không bị ảnh hưởng gì. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng loại quả này thì vẫn có thể cân nhắc với một mức độ phù hợp nhé.

Vì sao dưa leo bị đắng
Cách giảm vị đắng của dưa leo

Chà xát đầu quả giúp dưa leo đỡ đắng:

Đây là thủ thuật đơn giản trong xử lý vị đắng của dưa leo mà tất cả mọi người đều có thể làm được. Bạn chỉ cần cắt bỏ hai phần đầu của quả dưa. Sau đó, dùng phần đầu chà sát theo hình tròn. Khi đó, bạn sẽ thấy rất nhiều bọt trắng xuất hiện. Đây chính là chất cucuritacin gây đắng dưa. Bằng việc loại bỏ chất này ra khỏi, quả dưa leo sẽ trở nên bớt đắng hơn.

Sử dụng muối cũng làm cho dưa leo đỡ bị đắng đó:

Cách thực hiện rất đơn giản và có thể áp dụng được với những trái dưa bị đắng nhiều. Bạn chỉ cần cắt đôi quả dừa theo chiều dọc. Sau đó, rắc muối lên mỗi nửa và chà sát hai mặt với nhau. Tới khi bọt trắng xuất hiện nhiều, bạn lấy nước rửa sạch bọt trắng là có thể giảm vị đắng của trái dưa.

Ngoài ra, bạn còn có thể lấy một chiếc đĩa để mài chất gây đắng ra khỏi dưa leo. Cách này cũng rất đơn giản, gọt đầu và vỏ quả dưa. Lấy đĩa cào trên bề mặt cho tới khi tạo ra các rãnh. Khi đó, chất đắng trong dưa sẽ được giải phóng. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần và rửa sạch dưa trước khi ăn.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao dưa leo bị đắng? Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tự nhiên này. Hãy thường xuyên theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống của chúng ta nhé!

Khi dưa chuột bị đắng bạn đừng vội bỏ đi mà đó chính là điều bình thường, không những thế mà còn “sạch” tuyệt đối hơn những quả dưa chuột đẹp mã bạn mua ngoài chợ không hề có vị đắng ! Nguyên nhân từ đâu ? Cách khắc phục ? 

Dưa chuột hay dưa leo là một loại quả phổ biến thường hay xuất hiện vào mùa hè. Loại quả này được ưa chuộng không chỉ bởi nó mát mà còn cung cấp khá nhiều chất bổ dưỡng. Nhưng bên cạnh những miếng dưa mát lạnh và ngon ngọt, một số quả dưa chuột đôi khi lại khiến người ăn bực mình vì có vị đắng.

Nhiều người thắc mắc tại sao dưa chuột lại có vị đắng trong khi mã ngoài của quả dưa khá đẹp mắt và cũng không có vết bầm dập nào. Cũng bởi thắc mắc đó mà nhiều người tỏ ra ái ngại với dưa chuột chỉ vì sợ ăn phải những miếng bị đắng bị ngộ độc ! Không đâu các bạn ! 

Nguyên nhân gây ra vị đắng của dưa chuột

Vị đắng của dưa chuột thực tế có từ trong gen của loài quả này. Dưa chuột thuộc họ Cucurbit và là họ hàng của các loại quả như dưa hấu và bí. Họ Cucurbit tự nhiên thường chứa Cucurbitacin B, C và Triterpenoids Tetracyclic, những hợp chất được chứng minh tạo ra vị đắng trong quả dưa chuột.

Việc tạo ra vị đắng cho dưa chuột thực chất là một cơ chế tự vệ nhằm tránh bị các loài động vật phá hoại. Những hợp chất này thường bị giới hạn trong thân, lá và rễ của dưa chuột. Chỉ khi những hợp chất này này di chuyển vào trong quả, chúng ta mới cảm nhận được vị đắng. 

Thông thường vị đắng của dưa chuột sẽ tập trung chủ yếu ở phần cuối thân và ngay dưới lớp vỏ thịt quả.

Sự xuất hiện của Cucurbitacin chỉ là một trong số các nguyên nhân chính dẫn tới vị đắng của dưa chuột. Trên thực tế, những yếu tố sau đây trong quá trình trồng dưa chuột cũng có thể ảnh hưởng tới vị đắng của quả.

– Khô hạn: Thời tiết nắng nóng và khô có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dưa chuột bị đắng. Để giảm nhiệt cho khu vườn, bạn nên cố gắng tưới nước đều đặn cho cây, đặc biệt vào những ngày khô hạn hoặc thời điểm cây ra hoa và kết trái, bạn cần tăng thêm lượng nước để cứu dưa chuột.

– Đất nghèo chất dinh dưỡng: Một trong những yếu tố khiến dưa chuột bị đắng còn do tình trạng đất nghèo dinh dưỡng. Dưa chuột là một loại quả đòi hỏi nguồn dinh dưỡng dồi dào, do đó hãy dùng phân bón sau khoảng 4-6 tuần để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Mặc dù vậy cũng cần lưu ý không bón quá nhiều chất đạm vào thời kỳ trái dưa phát triển.

– Không có nắng: Nắng gay gắt không tốt nhưng nếu thiếu đi ánh nắng, những quả dưa chuột cũng dễ bị đắng. Nguyên nhân bởi bộ rễ của cây bị tổn thương, dẫn tới khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng kém đi. Hệ lụy là dưa bị còi cọc và càng dễ bị tích tụ chất đắng ở đầu quả dưa.

– Gen lặn trong hạt giống: Một số giống cây dưa chuột nhất định có thể chứa gen lặn và dẫn tới hiện tượng đắng.

Giải pháp khắc phục 

Có khá nhiều giải pháp giúp giảm vị đắng trên dưa chuột ( ngâm hoá chất trước khi đem ra bán để có quả dưa đẹp mà không hề có vị đắng nhé ? ! Dĩ nhiên là chúng ta không dùng giải pháp nầy rồi ! ) . Dưới đây là một số cách phổ biến xử lý vị đắng đơn giản mà tốt nhất :

– Chà xát đầu quả:

Cắt bỏ phần đầu hoặc cuối quả dưa, sau đó chà xát 2 phần vừa cắt với nhau ( xem hình ) theo hình vòng tròn. Lúc này bạn sẽ thấy một lớp bọt trắng dần lộ diện ở hai bên mép quả.

Đây chính là Cucuritacin, chất gây ra vị đắng trong quả dưa.