Vì sao da đầu có mùi hôi

Chia sẻ về "nỗi buồn thầm kín" của mình trên trang Huffingtonpost, Corrin, một nữ sinh đại học cho biết, kể từ năm học lớp 8, cô bắt đầu nhận thấy tóc mình bốc mùi rất khó chịu. Tình trạng này khiến Corrin mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Thậm chí trong chuyện tình cảm, cô không dám nhận lời yêu ai chỉ vì sợ khi hôn nhau, người đó sẽ "chạy mất dép" nếu ngửi thấy cái mùi khủng khiếp ấy.

Theo phân tích của bác sĩ, thỉnh thoảng tóc và da đầu của mọi người bốc ra một mùi khó khịu, có thể là mồ hôi, bụi bẩn và do bận rộn nên ta không có thời gian để tắm gội. Đó là điều bình thường. Tuy nhiên đối với những người mắc phải căn bệnh có tên gọi là “Hội chứng tóc có mùi” (SHS) thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ và cuộc sống của họ. 

Như Sierra, một nữ nhân viên văn phòng nói: “Vì tính chất công việc nên tôi phải đến công ty hằng ngày. Các đồng nghiệp tỏ ra rất khó chịu mỗi khi tôi xuất hiện vì mùi hôi bốc ra từ tóc tôi. Họ thực sự không hiểu tôi đã phải khó khăn, khổ sở như thế nào để cố khắc phục tình trạng này”.

Triệu chứng nổi bật nhất của căn bệnh "Tóc có mùi" là trên da đầu và tóc bốc ra mùi hôi rất khó chịu. Có người diễn tả mùi đó hôi như là tã lót dơ của trẻ sơ sinh, người khác lại bảo nó giống như mùi của sữa chua, cỏ khô bị mốc, mùi giày cũ hoặc tất dơ hay thậm chí là mùi chất nôn mửa. Một số người còn cho biết, tóc họ có mùi hôi như thể hàng trăm con ruồi bu quanh đầu vậy. 

Quảng cáo

Một điểm chung đó là mùi hôi ấy mạnh đến mức ai cũng dễ dàng ngửi thấy. Những người mắc phải căn bệnh SHS này đều phàn nàn, họ đã cố gắng tắm gội thật đều đặn nhưng dường cái mùi đáng ghét ấy vẫn không mất. Thậm chí mùi bốc ra ngay sau khi vừa gội đầu hoặc sau đó một, hai ngày. Ngoài mùi hôi, một số bệnh nhân còn có cảm giác như da đầu bị bong tróc và ướt nhẹp. “Chúng tựa như một lớp bột dày được trộn với dầu rắc lên đầu của tôi vậy”, một nữ bệnh nhân than thở. 

Nguyên nhân bệnh và phương pháp chữa trị 

Ban đầu, bệnh SHS được cho rằng là do chứng viêm da tiết bã nhờn (căn bệnh thường gây ra những vảy mỡ nhờn ở da đầu). Tuy nhiên, theo phân tích của các bác sĩ trên trang Mayo Clinic thì mùi hôi bốc ra từ da đầu bị bong tróc như mô tả của những người bệnh thì có thể không phải do chứng viêm da tiết bã nhờn. Trong vài trường hợp cá biệt, ngay cả bác sĩ điều trị cũng không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra căn bệnh này. 

Quảng cáo

Không thỏa mãn với những lời giải thích chuyên môn, nhiều bệnh nhân đành phải tự tìm phương pháp chữa trị theo cách riêng của mình. Họ làm tất cả mọi thứ, bao gồm cả việc dùng tất cả các loại dầu gội trị liệu như nhưng không thành. Một số chuyển sang dùng những sản phẩm từ lá trà vì nghĩ rằng đặc tính từ tinh dầu trà có tác dụng chống nấm. Tuy nhiên hầu hết những dầu gội đầu chiết xuất từ tinh dầu trà lại chứa rất ít tinh dầu tự nhiên nên không có kết quả. Có nhiều người tuyệt vọng đến mức thử cả những dầu gội dành cho thú vật...

Một số bệnh nhân không sử dụng đến những sản phẩm bán trên thị thường mà quay về những bài thuốc dân gian như sử dụng nước chanh, soda nóng, giấm táo, dầu dừa, lô hội, những loại bổ sung chất diệp lục và hỗn hợp quế và mật ong. Có những người thậm chí còn dùng tới cả nước rửa tay để bôi lên da đầu từ hai đến ba lần một ngày.

Thậm chí vài người còn áp dụng một phương pháp trị bệnh khá cầu kỳ và phức tạp: “Tôi đến một thẩm mỹ viện và họ bôi một thứ chất lỏng lên tóc của tôi, sau đó ủ toàn bộ tóc trong một bọc nhựa và bắt đầu xông hơi. Tiếp theo họ đưa tôi vào một quy trình 'trị liệu tần số', tức là dùng một thanh thủy tinh được gắn vào một cái máy và chúng phát ra một cái gì đó giống như là xung điện vậy". Tuy nhiên liệu pháp này cũng không hiệu quả.

Các nhà chuyên môn về tóc cho rằng, chứng bệnh trên có thể khắc phụ được bằng cách khá đơn giản là sử dụng sữa tắm kháng khuẩn và xà phòng có chứa lưu huỳnh. Thực ra nguyên nhân chính gây hội chứng SHS là do vi khuẩn hoặc nấm. Chất kháng khuẩn (giống như Triclosan có trong sữa tắm kháng khuẩn) có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, còn lưu huỳnh thì có khả năng làm giảm lượng dầu tiết ra trên da đầu. Từ đó có thể loại bỏ “môi trường thức ăn” khiến nấm và vi khuẩn phát triển. 

Mỹ Hạnh (theo Huffingtonpost)

Vì sao da đầu có mùi hôi
Ảnh minh họa

Chào em,

Việc da đầu thường xuyên có mùi hôi dù đã tắm gội sạch sẽ không phải hiếm gặp, thường liên quan tới yếu tố di truyền, hoặc do da đầu tiết ra quá nhiều bã nhờn do thời tiết nóng, stress tâm lý, vận động mạnh, làm việc dưới trời nắng nóng, người bệnh viêm da tiết bã hoặc do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, do thói quen ăn uống thực phẩm cay nồng, nhiều gia vị, rối loạn nội tiết tố hoặc do dùng thuốc…

Để nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh, trước tiên em phải có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt trước đã. Em nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng vào các bữa ăn thông qua các thực phẩm như các loại hạt, thịt nạc, đậu; các vitamin có trong các loại rau lá xanh đậm, khoai lang, hoa quả họ cam quýt, thịt đỏ. Hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối, đường, bia rượu, bột trắng do có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc.

Nên uống đủ nước và ngủ đủ giấc để tóc có thời gian tái tạo, chọn dầu gội dịu nhẹ, nếu sử dụng dầu xả thì chỉ nên dùng ở phần ngọn tóc. Thay vì gội đầu hàng ngày, em có thể sử dụng xen kẽ một số cách dân gian như dùng nước chanh, soda nóng, giấm táo… để gội đầu, em nhé!

Các bác sĩ nói mùi cơ thể của bạn có thể báo hiệu nhiều vấn đề chứ không phải chỉ là bạn hôi do lười tắm đâu.

  • Thay đổi ngay những thói quen này nếu không muốn mùi cơ thể ám ảnh bạn
  • Sử dụng chanh đánh bay mùi cơ thể khi tiết trời ẩm nóng: Bạn cần lưu ý những gì?
  • Giải cứu mùi cơ thể trong 1 nốt nhạc

Mùi khó chịu của cơ thể là đáng xấu hổ, nhưng chúng có thể xảy ra với tất cả mọi người. Và giải pháp mà nhiều người lựa chọn để giảm mùi cơ thể là sử dụng các chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi. Tuy nhiên, nếu một mùi hôi đột ngột xuất hiện trên cơ thể bạn thì nó cần được xem xét một cách nghiêm túc bởi nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó chứ không phải đơn giản chỉ là bạn kém vệ sinh và cần đi tắm thôi đâu.

Hãy cùng xem mùi ở mỗi vị trí trên cơ thể cảnh báo điều gì với bạn nhé.

1. Da đầu của bạn có mùi... như một cái tã bẩn

Vì sao da đầu có mùi hôi

Đôi khi tóc của mọi người có thể bị hôi nhưng đặc biệt một số người lại có mùi hôi trên đầu kinh khủng như thể... mùi một cái tã bẩn. Các chuyên gia gọi đây là "hội chứng tóc có mùi hôi". Nguyên nhân gây ra điều này là gì? Theo Medhealthdaily.com, "hội chứng tóc có mùi hôi" (hoặc SHS) là tình trạng da đầu có mùi hôi ngay cả sau khi gội đầu 2 lần/ngày. Những người mắc bệnh này có thể có các tuyến dầu và mồ hôi tiết ra quá nhiều. Quá nhiều dầu và mồ hôi sẽ sớm chuyển thành mùi khó chịu. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng là nguyên nhân chính của "hội chứng tóc có mùi hôi".

Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm cho da đầu có mùi hôi là do sự hiện diện của vi khuẩn. Giống như các bộ phận khác của cơ thể, da đầu của bạn cũng có nang, tiết ra bã nhờn nhằm mục đích bôi trơn. Đôi khi, các nang không thể sản xuất đủ bã nhờn dẫn đến da đầu khô. Điều này giúp các vi sinh vật phát triển mạnh và tạo ra mùi hôi.

Các bệnh về da phát triển ở da đầu như bệnh vẩy nến, gàu, viêm da tiết bã nhờn, nấm ngoài da, eczema... cũng có thể gây ra biểu hiện này và thường kèm theo cảm giác ngứa.

Giải pháp:

Giải pháp tốt nhất là sử dụng dầu gội kháng khuẩn và chứa lưu huỳnh để làm sạch tóc và da đầu của bạn. Lưu huỳnh sẽ làm giảm độ dầu của da đầu và loại bỏ các thực phẩm cần thiết của vi khuẩn hoặc nấm phát triển, nhờ đó sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

2. Mồ hôi ở nách và các vùng da bị gấp

Vì sao da đầu có mùi hôi

Mọi người đều đổ mồ hôi ở nách nhưng nếu bạn chăm chỉ dùng chất khử mùi vào buổi sáng thì sẽ khó bị phát hiện hơn. Nhưng tất cả chúng ta đều có phải trải qua những ngày tồi tệ khi khó giấu mùi phát ra từ nách. Thông thường các tuyến eccrine tạo ra mồ hôi, trong hầu hết các trường hợp, không bốc mùi.

Nhưng cơ thể chúng ta cũng có các tuyến apocrine (chủ yếu ở nách, háng, và xung quanh núm vú). Các tuyến này giải phóng mồ hôi trong nhiều trường hợp, kể cả khi lo âu và căng thẳng về cảm xúc. Khi vi khuẩn trên da bắt đầu phá vỡ loại mồ hôi này, nó có thể gây ra mùi khó chịu, ví dụ mùi hôi nách. Vậy đấy, bây giờ thì bạn biết tại sao mồ hôi của mình có mùi hôi khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng.

Giải pháp:

Để loại bỏ mùi hôi ở các vùng này thật dễ dàng. Bạn hãy nhớ những lưu ý sau:

- Tránh căng thẳng.

- Tắm mỗi ngày. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn, đặc biệt là xung quanh các khu vực mồ hôi, để loại bỏ các vi khuẩn khó chịu gây ra mùi.

- Tránh một số loại thực phẩm chúng ta ăn có thể khiến cho mùi nhiều hơn, ví dụ như: Tỏi, hành, măng tây...

3. Hơi thở của bạn khiến mọi người khó chịu

Vì sao da đầu có mùi hôi

Có thể có hàng tá nguyên nhân gây ra hơi thở hôi, từ việc vệ sinh răng miệng kém đến việc quên đánh răng sau khi ăn những thực phẩm gây mùi... Nhưng nếu ngay cả khi bạn đã làm theo đúng nguyên tắc vệ sinh răng miệng mà vẫn thấy mình liên tục bị hôi miệng thì chắc chắn có nguyên nhân tiềm ẩn sau đó. Hơi thở hôi kéo dài dai dẳng có thể do bất kì bệnh nào sau đây gây ra:

- Ngưng thở khi ngủ: Tình trạng ngủ này có liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh tim khác, vì vậy hãy điều trị sớm để thoát khỏi những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.

- Một số bệnh ung thư và rối loạn chuyển hóa: Những bệnh này cũng có thể gây ra mùi miệng, đặc biệt là kết quả của các hóa chất mà họ sản sinh ra.

- Những viên đá nhỏ hình thành trong amiđan và bị nhiễm vi khuẩn có thể tạo ra mùi hôi miệng.

Giải pháp:

Nếu mùi hôi miệng là do ăn một số loại thực phẩm như hành tây, tỏi và gia vị có thể gây ra hơi thở hôi... thì bạn có thể chống lại chúng bằng cách thêm rau như rau bina và rau diếp vào bữa ăn. Ngoài ra, uống trà xanh hoặc sữa sẽ giúp ích cho bạn.

Trong trường hợp không phải do thức ăn thì bạn nên gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.

4. Bạn không thể chịu được mùi nước tiểu của chính mình

Vì sao da đầu có mùi hôi

Nước tiểu không bao giờ có mùi thơm nhưng nguyên nhân gây ra mùi của nó có thể lành tính hoặc ác tính. Thông thường, nước tiểu có mùi rất giống như amoniac hoặc thậm chí nó không mùi. Nhưng nếu bạn nhận thấy nước tiểu có bọt, kèm theo cảm giác đau và nóng rát thì cần lên lịch hẹn khám bác sĩ phụ khoa/tiết niệu sớm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Ngoài ra, một người có bệnh tiểu đường có thể có mùi nước tiểu ngọt.

Trong khi UTI và tiểu đường là những nguyên nhân tiêu cực gây ra tình trạng này thì nguyên nhân "lành tính" hơn có thể là do những gì bạn đã ăn hoặc uống vào đêm hôm trước. Ăn măng tây có thể làm cho nước tiểu có mùi mạnh do sự phân hủy của axit asparagusic của cơ thể. Tương tự như vậy, việc tiêu thụ nghệ tây, cá ngừ, hành tây và một số loại gia vị có thể dẫn đến mùi hương của nước tiểu. Mất nước là một nguyên nhân gây ra nước tiểu có mùi hôi, vì vậy hãy nhớ uống đủ nước.

Giải pháp:

Nếu đã xác định được nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi khác lạ là do thực phẩm bạn hoặc không phải thì bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp nguyên nhân không phải do thực phẩm thì bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

5. Bạn bè của bạn bỏ chạy khi bạn cởi giày ra

Vì sao da đầu có mùi hôi

Có nhiều tuyến mồ hôi ở chân hơn bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Tuy nhiên, không giống như các tuyến mồ hôi khác trong cơ thể tiết ra chỉ để đáp ứng với nhiệt, tập thể dục, hoặc căng thẳng, các tuyến mồ hôi ở chân tiết ra tất cả các thời điểm và có thể gây ra mùi hôi chân.

Nhiều mồ hôi có nghĩa là càng tạo điều kiện cho vi khuẩn tạo mùi phát triển. Mùi này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn đi cùng một đôi giày ngày này sang ngày khác hoặc bạn phải đối phó với những căng thẳng hoặc thay đổi về nội tiết tố. Chân có mùi cũng có thể là dấu hiệu của chân của hội chứng "chân vận động viên" (Athlete’s foot) - tình trạng gây ra bởi một loại nấm mọc trên lớp trên cùng của da trên đôi chân của bạn.

Giải pháp:

May mắn thay, giải pháp cho vấn đề này khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo những việc sau đây là đã có thể giữ cho chân mình thơm tho hơn rồi:

- Giữ bàn chân của bạn luôn sạch sẽ.

- Giữ đôi giày và tất sạch sẽ.

- Sử dụng kem chống nấm.

6. "Vùng kín" có mùi không mấy dễ chịu

Vì sao da đầu có mùi hôi

Có rất nhiều điều có thể ảnh hưởng đến mùi ở "vùng kín", ví dụ như kì kinh nguyệt, nhiễm trùng, vệ sinh kém... Mặc dù hầu hết các mùi là hoàn toàn bình thường, nhưng cũng có một số trường hợp đáng lo ngại, đặc biệt là nếu "vùng kín" có mùi hôi kèm theo dịch âm đọa ra nhiều. Điều này có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm nhiễm chlamydia mà chị em đang gặp phải.

Giải pháp:

Phải làm gì nếu âm đạo của bạn có mùi tanh khác thường và kèm theo dịch âm đạo? Đừng chần chừ nữa, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

Nguồn: BS/Realclearscience