Trường thpt có vị trí như thế nào trong hệ thống gdqd?

Ở nước ta, các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm 04 cấp đó là: Giáo dục mầm non, trong đó giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp).

Vậy giáo dục phổ thông là gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi của quý vị.

Giáo dục phổ thông là một trong những thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân, căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 6 Luật Giáo dục năm 2019 thì Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Cụ thể, tại Khoản 1- Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể về các cấp học và độ tuổi học giáo dục phổ thông như sau:

– Giáo dục tiểu học được thực hiện trong vòng 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một thường là 06 tuổi và được tính theo từng năm học

– Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong vòng 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh để được vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học trên đây. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu thường là 11 tuổi và được tính theo từng năm học;

– Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong vòng 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười thường là 15 tuổi và được tính theo từng năm học.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm bổ sung các kiến thức cũng như định hướng nghề nghiệp để học lên cấp bậc cao hơn hoặc học nghề theo nguyện vọng của người học.

Độ tuổi tai từng cấp học trên đây không tính các trường hợp người học học vượt, học lại… v.v

Các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay

Dựa theo các cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông có thể phân ra các cơ sở giáo dục phổ thông gồm có:

– Trường tiểu học;

– Trường trung học cơ sở;

– Trường trung học phổ thông;

– Trường phổ thông có nhiều cấp học;

– Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Trường thpt có vị trí như thế nào trong hệ thống gdqd?

Mục tiêu tổng quát của chương trình giáo dục phổ thông

Mục tiêu tổng quát của giáo dục phổ thông là gì? Chương trình giáo dục phổ thông có mục tiêu nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông đồng thời biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống – xã hội

Từ đó có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú. Cụ thể ở từng cấp học:

– Với giáo dục tiểu học sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, ban đầu. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực của học sinh. Định hướng chính giáo dục bậc tiểu học là về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và tác phong.

– Chương trình giáo dục trung học cơ sở là cấp bậc thứ hai giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực dựa trên những cái đã được xây dựng từ bậc tiểu học. Qua đó có thể điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông (hay còn gọi là cấp 3) với mục đích là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết. Đồng thời tự ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời. Điều quan trọng của cấp học này đó là phát triển khả năng lựa chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân

– Xác định điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Yêu cầu cần đạt được về mặt phẩm chất và năng lực đối với chương trình giáo dục phổ thông

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản với chủ đề Giáo dục phổ thông là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết về các vấn đề có liên quan, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, không thể thiếu đến vai trò của nhà giáo. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vị trí, vai trồ của nhà giáo theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên (giảng viên) được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luât.

Căn cứ theo Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:

Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo

1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Về vị trí của nhà giáo

Theo đó, nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy kiến thức, kỹ năng và giáo dục về đạo đức, nhân cách cho người học trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục là Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ đối tượng gọi là giáo viên và giảng viên. nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Giáo viên là người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ theo quy định. Còn đối với nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên được gọi là giảng viên. Giảng viên  đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Có trình độ Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Về vai trò của nhà giáo

Theo quy định nêu trên, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh

Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Xuất phát là người truyền tải tri thức đến người học nên nhà giáo có vai trò then chốt đến chất lượng giáo dục. Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh