Tại sao nước đá nổi trên nước

Tại sao nước đá nổi trên nước

154356 điểm

trần tiến

Vì sao nước đóng đá nổi trên nước thường?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Khối lượng riêng nhỏ hơn nước thường. ==> Nước đá nổi trên nước thường.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase – photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó?
  • Virut có cấu tạo gồm: A. vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài. B. có vỏ prôtêin và ADN. C. có vỏ prôtêin và ARN. D. có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài.
  • Hệ cơ quan của cơ thể đa bào là: A. Nhiều cơ quan giống nhau cùng đảm nhận một chức năng. B. Nhiều cơ quan khác nhau có chức năng khác nhau. C. Nhiều cơ quan giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. D. Nhiều cơ quan khác nhau, hoạt động phối hợp cùng thực hiện một chức năng.
  • Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất sinh học có giá trị? A. Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật. B. Vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh khối sẽ được lấy ra liên tục. C. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm phát, chuẩn bị phân chia D. Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi sinh vật sinh sản.
  • Capsome là: A. lõi của virut. B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut. C. vỏ bọc ngoài virut. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.
  • Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của enzim trong nước bọt được tiến hành như sau: - Cho vào 3 ống nghiệm dung dịch hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: 1 ống – thêm nước cất, 1 ống – thêm nước bọt, 1 ống – thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HCl vào. - Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Em hãy tìm cách nhận biết các ống nghiệm trên. Giải thích.
  • Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha: A. lag. B. log. C. cân bằng động. D. suy vong.
  • Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó A. dễ di chuyển B. dễ thực hiện trao đổi chất C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh
  • Trong sơ đồ chuyển hoá: CH3CH2OH + O2  X + H2O + Năng lượng X là: A. axit lactic. B. rượu etanol. C. axit axetic D. axit xitric
  • Cấu tạo loại virut nào sau đây có capsome tạo thành khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều? A. TMV B. HIV C. Virut khảm thuốc lá D. Virut adeno

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Khi chúng ta thả những cục đá vào trong một cốc nước, chúng thường nổi lên trên mặt nước chứ không chìm xuống dưới đáy cốc. Vì sao lại như vậy?

Mỗi lần uống nước đá, chắc hẳn ai đều thấy hiện tượng khá quen thuộc là những viên đá thường sẽ nổi lên trên mặt nước. Điều này hơi khó hiểu vì cục đá nặng như vậy sao lại không thể chìm xuống được?.

Tại sao nước đá nổi trên nước
Đá luôn nổi lên khi thả vào nước. (Ảnh: SlideShare)

Trong vật lý chúng ta đều biết rằng các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Nếu cứ theo nguyên lý này để giải thích thì ở cùng một khối lượng,nước đá ở 0oC sẽ có thể tích nhỏ hơn nước ở nhiệt độ thường. Và theo công thức tính khối lượng riêng D = m/V mà xét,nước đá sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng bình thường.

Vì thế, theo logic đá phải chìm xuống nước chứ không thể nổi được? Lý do ở đây là gì? Nó có liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét không?

Trong thực tiễn, đá nổi trên mặt nước chứng tỏ rằng ở cùng một khối lượng tương đương, thể tích của đá phải lớn hơn thể tích nước thường để khối riêng của đá nhỏ hơn khối lưởng iêng của nước lỏng.

Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử Hbằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử O khiến cho nước bị phân cực. Vì thế các phân tử nước có thể hình thành được các liên kết H. Theo khảo sát qua các thí nghiệm, người ta nhận thấy rằng khi nhiệt độ >4oC,các phân tử nước chuyển động mạnh, vì thế các liên kết H bị bẻ gãy khi các phân tử nước va chạm vào nhau do chuyển động nhiệt và lực hút tĩnh điện (ảnh a theo hình dưới đây).

Tại sao nước đá nổi trên nước
Mô tả cấu trúc 1 phân tử nước. (Ảnh: San Diego Omnium)

Khi nước lỏng bị làm lạnh, đông đá và tạo thànhtinh thể lục giác mở (tinh thể của tuyết),các phân tử nước phải rời xa nhau. Vì lí do này mà thể tích của đá tăng lên khi chuyển từ lỏng sang rắn, dẫn tới khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Do đó mà đá nổi lên trên nước lỏng!

Tại sao nước đá nổi trên nước
Cấu trúc lục giác mở trong tinh thể đá. (Ảnh: ResearchGate)

Nếu khó hiểu quá, có thể theo cách giải thích sau để dễ hiểu hơn:

“Trong nước đá, các liên kết ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết là mạnh nhất, vì thế các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng các phân tử nước liên kết tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.”

Điều này là cơ sở cho việc giải thích tại sao băng giá lại có thể nổi trên mặt hồ nước ở những vùng có khí hậu lạnh. Băng giá nổi trên mặt nước,lớp nước ấm hơn sẽ ở phía dưới lớp băng này, vì vậy các loài động vật như cá hay thực vật thủy sinh có thể sống qua mùa đông khắc nghiệt.

Tại sao nước đá nổi trên nước
Câu cá trêm nặt hồ đóng băng. (Ảnh: Pogoda WP)

Ngoài ra, khi nước lỏng chuyển sang dạng đá, thể thích tăng lên, thế nên ta không được đổ đầy nước vào bình hay chai thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh. Bởikhi hình thành nước đá thể tích nước đá giãn nở làm vỡ chai hay bình đựng, rất nguy hiểm!

Video: